Cách Sơ Chế Rau Củ Quả đúng Cách An Toàn Cho Sức Khỏe

Cách sơ chế rau củ quả đúng cách an toàn cho sức khỏe. Sau khi đã mua thực phẩm về, trước khi nấu nướng, để đảm bảo an toàn bạn cần đảm bảo rửa sạch rau củ vì thực phẩm được mua ngoài chợ rất bẩn. Không những chúng mang nhiều đất cát mà ngày nay còn có một lượng lớn thực phẩm, đặc biệt là rau củ thường được sử dụng hóa chất cho nhanh lớn.

Cách nhận biết rau quả an toàn

Các nhà khoa học đã khẳng định bằng cảm quan rất khó có thể nhận biết được rau nào là rau an toàn, rau nào là rau không an toàn. Kinh nghiệm của các nhà nội trợ cho rằng rau có màu xanh đậm là rau nhiễm độc nitrat... những ý kiến trên không phải lúc nào cũng đúng.

Các dư lượng thuốc chứa trong rau như thuốc trừ sâu, diệt cỏ, kim loại nặng đều không thể thấy rõ bằng mắt mà phải kiểm tra bằng các thiết bị phân tích kỹ thuật cao. Lời khuyên cho người tiêu dùng là nên lựa chọn thực phẩm ở những nơi cung cấp uy tín, hàng hóa đã được tuyển lựa trước như trong siêu thị, chọn thực phẩm tươi mới, không bị dập nát.

Mua rau quả về ngâm rửa sạch: đầu tiên là nhặt lá vàng úa, cắt rễ, rửa sơ đất cát bùn dính, sau đó nên ngâm rau quả trong nước sạch (hoặc nước muối loãng, nước pha ít thuốc tím, nước rửa rau quả...) khoảng 20 - 30 phút, tiếp tục rửa lại nhiều lần đến khi nước trong. Rửa rau lá dưới vòi nước chảy là tốt nhất. Khi luộc nấu nên giở nắp vung ra cho thuốc trừ sâu bay bớt ra ngoài.

Trong giai đoạn dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm và dịch tả đang lan tràn hiện nay, tốt nhất là nên ăn chín, nấu sôi để tăng độ an toàn khi ăn rau các loại.

Cách rửa rau an toàn Một số người thường rửa rau qua loa, nhưng cũng có người rửa rau quá kỹ. Theo các chuyên gia, nếu bạn rửa rau không đúng cách, thì kể cả bạn rửa rau qua ba nước cũng chưa chắc rau đã được loại bỏ được tối đa các tạp chất bẩn như đất, rác, ký sinh trùng hay vi sinh vật và các hợp chất hoá học như thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật... mà mắt thường không nhìn thấy. Rau có nguy cơ nhiễm bẩn từ các nguồn khác nhau ví dụ rau ăn lá được xếp vào dạng ô nhiễm nhiều nhất và nguy cơ mang mầm bệnh tả cao do chứa nhiều vi khuẩn E.Coli và Salmonella từ việc tưới phân tươi trực tiếp lên lá,…nên nguy cơ nhiễm độc vẫn là rất cao kể cả rau sau khi đã được nấu nướng. Nên bạn cần bỏ ngay quan niệm cho rằng rửa rau chỉ cần qua loa, nấu kỹ là được.

Hoặc không những vậy, nhiều người còn có biện pháp chần qua rau và cho rằng nó là an toàn. Nhưng thực tế, rau được chần qua vẫn còn rất nhiều vi khuẩn - những mối nguy hại rình rập đến sức khỏe bạn. Không những vậy, biện pháp đó còn làm bay hơi mất các Vitamin cần thiết và chất giúp phòng ngừa ung thư có trong rau. Ngoài ra, một hiện tượng thường thấy đó là các bạn đã quá cẩn thận, quá sạch sẽ đến nỗi ngâm rau trong nước muối qua một ngày trước khi nấu. Việc làm này không những tốn thời gian mà còn làm mất một lượng lớn vitamin và khoáng chất có trong rau củ quả. Các bạn cũng không nên cắt nhỏ rau rồi rửa vì nó sẽ làm thất thoát một lượng lớn vitamin có trong rau. Sau khi đưa ra một số lỗi hay gặp trong quá trình cố gắng làm sạch rau của các bà nội trợ, chúng tôi xin đưa ra một số ý kiến đã tổng hợp được để giúp các bạn nắm được bí quyết rửa rau hiệu quả nhất: Theo các chuyên gia, rau ăn được chia làm 4 loại: Lá, quả, củ và hoa. Mỗi loại sẽ có nguy cơ nhiễm bẩn, ô nhiễm nguồn nước khác nhau nên khi rửa cần phân loại để làm sạch.

Rau ăn lá được xếp vào dạng ô nhiễm nhiều nhất và nguy cơ mang mầm bệnh tả.Vì thế, khi mua về, nên nhặt sạch rau, ngâm qua nước và bắt đầu rửa từng lá, cọng dưới vòi xối. Cách tốt nhất hiện nay để loại bỏ các khuẩn tả là ngâm qua nước. Một chậu nước khoảng 10 lít chỉ cho một thìa nhỏ muối ngâm trong vòng 5 phút.

Rau ăn quả thường ít ô nhiễm hơn rau ăn lá nhưng rau ăn quả dễ bị nhiễm thuốc bảo vệ thực vật do thu hoạch quá sớm chưa hết hạn cách li thuốc hay ô nhiễm khi bảo quản. Khi mua về không nên ăn liền theo thói quen vẫn tồn tại của người Việt Nam. Hãy rửa sạch từng quả rồi bọc nilon cho vào tủ lạnh, ăn sau 2 ngày vì rau vẫn đảm bảo được độ tươi ngon mà vẫn có thời gian để thuốc phân hủy.Các loại rau quả cần ăn ngay nên rửa sạch dưới dòng nước và ngâm nước muối. Tránh ngâm nước muối rồi cho vào tủ lạnh để cách ngày vì quả dễ bị hỏng. Rau ăn củ nói chung đảm bảo an toàn hơn nên khi chế biến rau củ nên rửa sạch vỏ sau đó gọt và rửa lại lần nữa. Cách này hạn chế các chất bẩn dính ngoài vỏ củ vào phần thịt củ đã gọt.

Rau ăn hoa được xem là đảm bảo vệ sinh nhất, bạn chỉ cần rửa hoa dưới vòi nước là được.

Rửa trái cây và rau củ quả đúng cách

Cho dù rau được trồng từ khu vườn của nhà bạn, hay mua ngoài thị trường, hoặc các cửa hàng trái cây và rau quả , thì chúng đều cần được rửa sạch trước khi ăn.

Sử dụng nước máy sạch để rửa

Đối với các sản phẩm có bề mặt vỏ ngoài cứng cáp như là cà rốt, khoai tây, dưa hấu, bí thì có thể dùng bàn chải cọ rửa

Luôn luôn rửa trái cây trước khi ăn ngay cả đối với những loại không ăn vỏ chẳng hạn như bí, dưa hấu, cam. Vi khuẩn trên bề mặt bên ngoài có thể sẽ bị dính vào phần ruột ở bên trongkhi chúng ta cắt hoặc lột vỏ

Loại bỏ các xung quanh hoặc là các lá bên ngoài đối với các loại rau và rửa sản phẩm cẩn thận bằng nước sinh hoạt đảm bảo các chất bẩn đã được rửa sạch.

Có nên dùng muối hay dấm để rửa rau và trái cây?

Các nghiên cứu chỉ ra rằng đối với việc rửa sạch rau và trái cây , so với nước sinh hoạt (nước mày dùng để uống được) thì dấm không có tác dụng bằng, thậm chí còn để lại các chất tồn dư khác trên sản phẩm. Vì vậy, mà chỉ cần sử dụng một lượng nước sinh hoạt (nước máy uống được) vừa đủ để rửa bẩn và vi khuẩn bám dính trên đó. Đối với các loại rau rậm rạp như là súp lơ thì chúng ta có thể ngâm chúng vào nước muối trước khi rửa đề phòng trường hợp là có côn trùng trong các kẽ.

Cách hạn chế hóa chất trong rau quả

Trong những năm gần đây, ngành dinh dưỡng đang gặp phải một vấn đề "khó khăn" khi truyền thông trong cộng đồng. Theo yêu cầu dinh dưỡng hợp lý, đặc biệt trong thời kỳ các bệnh mãn tính không lây liên quan đến ăn uống đang gia tăng nhanh chóng như hiện nay, mỗi người cần sử dụng khoảng 200 - 300g rau (rau đã nhặt sạch) mỗi ngày, trái cây ăn theo khả năng...

Cách hạn chế hóa chất trong rau quảTỷ lệ người bị ngộ độc do ăn rau sống ngày càng tăng thêm. Ảnh: internet

Tỷ lệ người bị ngộ độc do ăn rau sống ngày càng tăng thêm, cùng với dư luận cảnh báo rất nhiều về vấn đề thực phẩm không an toàn đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng.

Nguyên nhân ngộ độc rau củ là do một số yếu tố trong rau quả khi đến tay người tiêu dùng vẫn còn vượt quá tiêu chuẩn cho phép:

Dư lượng chất hóa học (thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ...) lượng vi sinh vật và ký sinh trùng (có trong phân bắc - phân tươi) gây ra tình trạng ngộ độc cấp tính: Trong vòng 24 - 48 giờ sau ăn sẽ đau bụng, tiêu chảy phân nhiều nước trên 3 lần mỗi ngày, có khi kèm nôn ói, nóng sốt, co giật... Các triệu chứng kéo dài 1 - 2 ngày, thậm chí 5 - 7 ngày tùy vào loại và mức độ ngộ độc.

Lượng đạm nitrat và dư lượng các kim loại nặng như chì, thủy ngân, arsenic, kẽm, đồng... không gây tác hại tức thời, mà tích lũy nhiễm độc theo thời gian trong cơ thể. Khi phát hiện được thì đã rất khó chữa trị.

Đó chưa kể những loại rau quả được tiêm thuốc kích thích tăng trưởng, bảo quản...

Nơi trồng trọt cũng có nhiều ảnh hưởng đến vấn đề rau quả an toàn như: đất, nguồn nước bị ô nhiễm, quá trình vận chuyển từ nơi này sang nơi khác kéo dài, thực phẩm bị dập nát sẽ gây nhiễm vi sinh vật...

Cách hạn chế hóa chất trong rau quả Để an toàn nên lựa chọn thực phẩm ở những nơi cung cấp uy tín. Ảnh: internet

Các phương pháp chế biến rau củ tối ưu

Rau là món ăn không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày của mỗi gia đình, bạn hãy tham khảo cách chế biến từng loại rau củ để giữ được nguồn vitamin và dinh dưỡng từ chúng nhé!

Rau củ là thực phẩm hàng ngày không thể thiếu được trong các bữa ăn. Các loại rau củ đều có vitamin và các thành phần dinh dưỡng khác nhau để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể. Nhưng không phải lúc nào bạn cũng hấp thu được đầy đủ các dưỡng chất có trong các loại rau củ bởi bạn quên mất rằng khi chế biến bạn đã làm mất đi phần lớn các vitamin và thành phần dinh dưỡng có trong rau.

Do vậy, phương pháp chế biến thức ăn để giữ lại phần lớn các vitaminh và thành phần dinh dưỡng có trong rau rất quan trọng. Sau đây là một vài phương pháp chế biến rau củ bổ sung dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày.

Các phương pháp chế biến rau củ tối ưu

Phương pháp chế biến các loại rau lá xanh

Rau lá xanh phải xào nhanh với lửa lớn, tức ở nhiệt độ 200 - 250 độ C, thời gian nấu không quá 5 phút để tránh mất vitamin và các thành phần dinh dưỡng tan được. Nhưng chú ý khi xào không nên cho quá nhiều dầu ăn để tránh việc hấp thu nhiều chất béo. Nếu sợ cháy chảo bạn có thể dùng chảo chống dính.

Việc xào nhanh với lửa lớn, nhiệt độ trong chảo cao có thể làm cho enzyme oxy hóa trong rau nhanh chóng mất đi hoạt tính, phòng tránh vitamin C không còn do enzyme thúc đẩy oxy hóa. Rau ăn lá nếu dùng phương pháp xào nhanh có thể giữ được 60 - 80% vitamin C, 76 - 94% vitamin B2 và carotene; còn chế biến rau bằng cách luộc, nấu, hầm thì vitamin C mất đi khá nhiều.

Lời khuyên: Xào nhanh đều tay với lửa lớn ở nhiệt độ cao, nóng đều, thời gian chín ngắn sẽ tránh việc rau mất quá nhiều nước và các thành phần dinh dưỡng tan được; đồng thời chất diệp lục ít bị phá hoại, pectin phân giải ít, từ đó vừa giữ được độ giòn và màu xanh, vừa giữ được dưỡng chất trong rau.

Các phương pháp chế biến rau củ tối ưu

Ninh và nấu thích hợp với các loại rau ăn củ. Nguyên nhân là do nguyên liệu được thái thành miếng khá lớn, diện tích bề mặt lộ ra ngoài ít hơn so với khi thái sợi. Nếu nguyên liệu được chiên sơ bằng dầu ăn thì bề mặt sẽ được một lớp dầu ăn bảo vệ, giảm tổn thất dinh dưỡng do oxy hóa.

Các loại rau đa số phải qua xử lý nhiệt mới ăn được nên việc dưỡng chất bị mất đi là điều không thể tránh khỏi. Do đó, việc lựa chọn phương pháp chế biến thích hợp để giảm được mức độ mất vitamin và các thành phần dinh dưỡng trong rau là cần thiết.

Lời khuyên khi chế biến rau củ

Để dung nạp đầy đủ các chất dinh dưỡng có trong rau củ chúng ta cần biết cách chế biến thích hợp để không làm mất đi quá nhiều vitamin và các dưỡng chất.

Khi luộc rau bạn nên cho ít nước và đợi khi nước sôi mới cho rau vào. Nếu luộc các loại rau ăn củ thì nên đậy vung để tránh mất vitamin, thời gian luộc khoảng 20 phút.

Chế biến rau đúng cách

Rau, quả có vai trò đặc biệt trong dinh dưỡng vì chúng cung cấp phần lớn vitamin C, các acid hữu cơ và các chất xơ rất có lợi cho tiêu hóa. Tuy nhiên, quá trình chế biến sẽ làm lượng vitamin hao hụt rất nhiều nếu nấu không đúng cách.

Quá trình chuẩn bị

quả còn tươi căn cứ trên màu sắc và cuống của quả vì thời gian dự trữ càng dài thì lượng vitamin C bị hao hụt càng lớn. Theo tính toán của các chuyên gia dinh dưỡng, nếu để rau sau một ngày mới chế biến sẽ giảm 26% vitamin C, con số này sẽ tăng lên 41% nếu để qua hai ngày. Tuy nhiên, có thể bảo quản bằng tủ lạnh hoặc nơi thoáng mát nếu không chế biến ngay.

rau.jpg
Chế biến rau đúng cách bạn sẽ hấp thụ được nhiều vitamin hơn

Trước khi chế biến, để giữ được nhiều vitamin trong rau quả, nên rửa sạch bằng nước muối loãng hoặc dung dịch thuốc tím, sau đó mới cắt theo kích thước mình muốn. Thường thức ăn khi được nấu canh chín sẽ đảm bảo vệ sinh và tiêu diệt các vi khuẩn, tuy nhiên cũng có nhiều loại có thể ăn tươi. Trong trường hợp ấy, cần đảm bảo vệ sinh tối đa để tránh nhiễm giun, sán và các bệnh đường ruột.

Chế biến

Rau quả cung cấp lượng vitamin C chủ yếu cho cơ thể, mà loại vitamin này lại dễ hòa tan trong nước và dễ bị phân hủy bởi oxy, đặc biệt khi ở nhiệt độ cao. Do đó, để bớt hao hụt vitamin C, nên luộc rau bằng nước sôi sẵn, vớt ráo và ăn khi còn nóng không để quá nguội. Tốt nhất là hấp bằng dụng cụ hấp, vì như vậy rau không tiếp xúc trực tiếp với nước, lượng vitamin hòa tan hay thất thoát sẽ ít hơn. Ngoài ra cũng nên đậy nắp khi luộc, nếu sợ mất màu xanh tự nhiên nên cho chút muối vào nước khi luộc. Luộc ít nước và dùng cả nước luộc.

Không nấu quá lâu và tránh khuấy nhiều trong quá trình nấu. Đặc biệt tránh hâm các món canh, xào nhiều lần vì 90% vitamin B và C sẽ mất đi do rau bị nấu quá nhừ.

Nếu xào thì nên cho lửa to đảo thật nhanh tay và đều, vì quá trình xào thường làm mất nhiều viatmin hơn luộc. Theo kinh nghiệm, nên xào rau bằng mỡ heo (lợn) cho ít tỏi hoặc hành phi thì rau sẽ thơm ngon và màu sắc bắt mắt hơn. Tuy nhiên nếu xào các món thịt, cá kèm rau nên dùng dầu thực vật vì trong dầu đã có sẵn chất khử mùi tanh. Ngoài ra, nếu bạn thích món rau trộn thì chỉ nên trộn ngay trước bữa ăn và dùng sớm. Trị mụn bằng rau củ quả đơn giản cực kì Cách chọn rau củ quả ngon an toàn cho sức khỏe Trang trí món ăn từ củ quả,nhìn không nỡ ăn Thực đơn ăn kiêng bằng rau quảCác loại rau củ giảm cân nhanh bất ngờCác loại rau củ làm da trắng hồng tự nhiên tiện lợi, dễ tìm Chữa bệnh cao huyết áp bằng rau củ rất công hiệu (ST)

Từ khóa » Sơ Chế Rau Củ Quả đẹp