Cách Sử Dụng Câu Phủ Định Trong Tiếng Pháp

CÁCH NÓI PHỦ ĐỊNH NÉGATIVE TRONG TIẾNG PHÁP

Nếu bạn chưa biết học tiếng pháp ở đâu là tốt nhất. Hãy đồng hành cùng Cap France trung tâm dạy tiếng pháp uy tín chất lượng nhất tại TPHCM. Với các khóa học nổi tiếng như:

Tiếng pháp online

Tự học tiếng pháp cơ bản

Giao tiếp tiếng pháp cơ bản

Bài học tiếp theo hôm nay của chúng ta, cùng Học Tiếng Pháp-Cap France tìm hiểu về các cách nói phủ định négative trong Tiếng Pháp.

1. Cho hầu hết các trường hợp, ta dùng cấu trúc Ne…..pas

Ví dụ:

  • Je vais à l’école  => Chuyển sang phủ định: Je ne vais pas à l’école.
  • Il a pris son petit déjeuner =>Chuyển sang phủ định: Il n’a pas pris son petit déjeuner

Một số lưu ý:

  • Nếu sau động từ có các mạo từ xác định như le, la, les, l’ thì ta giữ nguyên các mạo từ đó.

Ví dụ:J’aime la soupe. =>Chuyển sang phủ định: Je n’aime pas la soupe.

  • Nếu sau động từ có các mạo từ không xác định hay mạo từ bộ phận như un, une, du, de la, des thì ta chuyển hết thành de.

Ví dụ: Il a un chien. =>Chuyển sang phủ định: Il n’a pas de chien.

Je bois du vin =>Chuyển sang phủ định: Je ne bois pas de vin.

2. Với các câu khẳng định/hỏi có những cụm từ như Quelques choses, beaucoup de choses, tout,… , ta dùng cấu trúc phủ định với RIEN:

Sujet: RIEN + NE + VERBE COD: SUJET + NE + VERBE + RIEN COI: SUJET + NE + VERBE + PRÉPOSITION + RIEN

Ví dụ: Est-ce que tu bois qqchose -> Je ne bois rien (Pas cafe, pas the, …. rien)

3. Phủ định về người Với các câu khẳng định/hỏi có những cụm từ như Quelqu’un, tout le monde, tous, beaucoup de gens,… , ta dùng cấu trúc phủ định với PERSONNE:

Sujet: PERSONNE + NE + VERBE COD: SUJET + NE + VERBE + PERSONNE COI: SUJET + NE + VERBE + PRÉPOSITION + PERSONNE

Ví dụ: Hier soir, personne n’a téléphoné chez moi Hier après-midi, je n’ai vu personne dans les couloirs de la fac

Một số chú ý:

  • Với những câu có các cấu trúc như Quelques/ Tous(Toutes) les/… + danh từ chỉ người hoặc vật thì ta dùng cấu trúc với AUCUN:

Sujet: AUCUN(E) + NOM (PERS OU CHOSE) + NE + VERBE COD: SUJET + NE + VERBE + AUCUN(E) + NOM (PERS OU CHOSE) COI: SUJET + NE + VERBE + PRÉPOSITION + AUCUN(E) + NOM (PERS OU CHOSE)

Ví dụ:

  • Quelques élèves sont arrivés? =>Chuyển sang phủ định: Non, aucun élèves n’est arrivé
  • J’ai perdu beaucoup de stylos =>Chuyển sang phủ định: Je n’ai perdu aucun stylo
  • Tes parents ont pensé à toutes les fautes? =>Chuyển sang phủ định: Non, ils ne sont pensé à aucune faute

4. Một số dang phủ định khác:

a. Nếu gặp kiểu câu có dùng ET hay OU, ta dùng cấu trúc phủ định với NI:

Dạng 1:

Sujet +ne+verbe+ni+infinitif+ni+infinitif:

Ví dụ: Elle ne peut ni étudier ni travailler.

Dạng 2

Sujet+ne+verbe+ni+Nom(G.N.,pronom)+ni+Nom(G.N.,pro nom)

Ví dụ:Je n’ai besoin ni de leçon ni de sermon.

Dạng 3

Ni+Nom(G.N.,pronom)+Ni+Nom(G.N.,pronom)+ne+Verbe.. ..

Ví dụ:

  • Ni les professeurs de cette faculté ni ceux de l’autre ne viennent de Chine.
  • Question: Y-a-t-il un Guide Michelin et des cartes sur la table?

Réponse: Non, il n’y a ni Guide Michelin ni cartes sur la table.

  • Question: Aimez-vous le lait ou le fromage?

Réponse : Non, je n’aime ni le lait ni le fromage.

b. Nếu gặp câu có dùng AUSSI, ta phủ định bằng với NON PLUS:

Ví dụ:

  • Lise vient aussi. => Lise ne vient pas non plus
  • Lui aussi a acheté un vélo. => Lui non plus n’a pas acheté de vélo.

c. Nếu gặp câu có dùng các adv như Tout à fait, beaucoup, … thì ta phủ định bằng cấu trúc NE…PAS DU TOUT:

Ví dụ:

  • Marie a tout à fait compris cette leçon. >>> Marie n’a pas du tout compris cette leçon.

5. Một số chú ý:

Với các thì kép thì khi phủ định ta cần để ý các trật tự:

  • RIEN / JAMAIS / ENCORE / PLUS – Đứng trước participe passé 

Ví dụ: Je n’ai rien dit. / Je n’ai jamais menti. / Il n’a pas encore mangé etc.

  • PERSONNE / AUCUN(E) / NULLE PART – Đứng sau participe passé

Ví dụ: Je n’ y ai trouvé personne. / Elle n’est allée nulle part.

Câu Phủ Định Trong Tiếng Pháp

Tags: cau phu dinh trong tieng phap, hoc tieng phap, tieng phap online, tu hoc tieng phap co ban, trung tam day tieng phap, giao tiep tieng phap co ban

Từ khóa » Cách Dùng Ne Plus