Cách Tính Cạnh đáy Của Hình Thang Cân

Bài viết sẽ chia sẻ những kiến thức cơ bản về hình thang, cũng như hướng dẫn các bạn cách tính chu vi, diện tích hình thang thông thường, hình thang cân, hình thang vuông.

Nội dung chính Show
  • Kiến thức cơ bản về hình thang
  • Các loại hình thang
  • Tính chất của hình thang
  • Chu vi hình thang
  • Diện tích hình thang
  • Diện tích hình thang vuông
  • Diện tích hình thang cân
  • Xác định chiều cao của hình thang
  • Video liên quan

Contents

  • 1 Kiến thức cơ bản về hình thang
    • 1.1 Các loại hình thang
    • 1.2 Tính chất của hình thang
  • 2 Chu vi hình thang
  • 3 Diện tích hình thang
    • 3.1 Diện tích hình thang vuông
    • 3.2 Diện tích hình thang cân
    • 3.3 Xác định chiều cao của hình thang

Kiến thức cơ bản về hình thang

Hình thang là hình tứ giác lồi, có 2 cạnh song song với nhau. 2 cạnh song song đó được gọi là 2 cạnh đáy, 2 cạnh còn lại được gọi là cạnh bên.

Các loại hình thang

  • Hình thang thường
  • Hình thang vuông:có 1 cạnh bên vuông góc với 2 cạnh đáy
  • Hình thang cân:có 2 cạnh bên bằng nhau, nhưng không song song với nhau.

Một số dạng đặc biệt của hình thang:

  • Hình bình hành: là hình thang có 2 cạnh bên song song và bằng nhau (2 cạnh đáy cũng bằng nhau)
  • Hình thoi: là hình thang có 4 cạnh bằng nhau
  • Hình chữ nhật: là hình thang có 2 cạnh bên đều vuông góc với 2 cạnh đáy.
  • Hình vuông: là hình thang có 4 cạnh bằng nhau, 4 góc bằng nhau và bằng 90o

Tính chất của hình thang

Tính chất về góc:

  • Hai góc kề một cạnh bên của hình thang luôn có tổng bằng 180°
  • Trong hình thang cân, hai góc kề một cạnh đáy bằng nhau

Tính chất về cạnh

  • Nếu một hình thang cóhai cạnh đáy bằng nhauthìhai cạnh bên song song và bằng nhau
  • Ngược lại, nếu một hình thang cóhai cạnh bên song songthìchúng bằng nhauhai cạnh đáy cũng bằng nhau
  • Trong hình thang cân, hai đường chéo bằng nhau

Chu vi hình thang

Chu vi hình thang bằng tổng độ dài 4 cạnh của hình thang.

Giả sử, ta có hình thang ABCD. Chu vi của hình thang sẽ tính bằng công thức:

PABCD = AB + BC + CD + DA

Diện tích hình thang

Giả sử có hình thang ABCD, với kích thước 2 đáy AB, CD lần lượt là ab, chiều cao là h

Diện tích hình thang: bằng trung bình cộng 2 cạnh đáy nhân với chiều cao (khoảng cách giữa giữa 2 đáy).

Công thức tính diện tích (SABCD)

Để dễ nhớ hơn, bạn có thể ghi nhớ bài thơ dưới đây:

Muốn tính diện tích hình thang

Đáy lớn đáy nhỏ ta đem cộng vào

Cộng vào nhân với chiều cao

Chia đôi lấy nửa thế nào cũng ra

Diện tích hình thang vuông

Công thức tính diện tích hình thang vuông cũng tương tự như hình thang bình thường với đường cao là cạnh bên vuông góc với 2 đáy.

Giả có hình thang ABCD, với kích thước 2 đáy AB, CD lần lượt là ab, chiều cao DA là h

Diện tích hình thang ABCD:

Diện tích hình thang cân

Công thức tính hình thang cân cũng như các hình thang bình thường khác, không có gì khác biệt.

Xác định chiều cao của hình thang

Nếu đề bài chưa cho chiều cao của hình thang, chỉ cho biết chiều dài cạnh bên và độ lớn góc liền kề cạnh đó, chúng ta có thể tính được chiều dài của chiều cao.

Giả sử, ta có hình thang như hình bên trên.

Nếu ta biết chiều dài cạnh AD là d, và độ lớn góc D.

Chúng ta có thể tính chiều cao h bằng công thức:

Nếu biết độ lớn góc A, chúng ta cũng có thể tính được độ lớn góc D (do tổng 2 góc là 180o), sau đó tính chiều cao h theo công thức trên.

Trên đây, boxthuthuat đã chia sẻ với các bạn về công thức tính chu vi, diện tích hình thang. Nhìn chung, các công thức này không quá khó nhớ, vì vậy, hãy cố gắng nắm vững nhé!

CODE: 564325

Từ khóa » Cách Tính Cạnh đáy Hình Thang Cân