Cách Tính Lương Giáo Viên Biên Chế, Hợp đồng, Nghỉ Thai Sản 2022

Cách tính lương giáo viên Biên chế, Hợp đồng, nghỉ thai sản 2021

Tại Nghị quyết 122/2020 / QH14, Quốc hội chưa đồng ý điều chỉnh mức lương cơ sở đối với công chức từ ngày 1/7/2020 lên 1,6 triệu đồng / tháng theo Nghị quyết 86/2019 / QH14. ban hành trước đó. Đồng thời, tại Hội nghị Trung ương 13, Ban Chấp hành Trung ương cũng đã biểu quyết hoãn việc áp dụng cải cách tiền lương cũng như cách tính lương giáo viên đến ngày 1/7/2022.

Ngoài ra, mới đây, ngày 12/11/2020, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà nước. Trong đó nêu rõ, năm 2021 sẽ không tăng lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức.

Dưới đây, SimERP xin gửi đến bạn đọc chi tiết cách tính lương giáo viên 2021 và bảng lương áp dụng với đối tượng giáo viên các cấp theo hạng cụ thể sẽ thực hiện trong năm 2021.

Mục lục

  • Cách tính lương giáo viên năm 2022
    • Mức lương cơ sở
    • Hệ số lương
  • Mức phụ cấp ưu đãi được hưởng
  • Mức phụ cấp thâm niên được hưởng
  • Mức đóng Bảo hiểm xã hội
  • Cách tính lương giáo viên hợp đồng
    • Lương giáo viên dạy hợp đồng
    • Cách tính lương giáo viên dạy hợp đồng
  • Cách tính lương giáo viên nghỉ thai sản
    • Tiền trợ cấp một lần khi sinh con
    • Tiền thai sản trong thời gian nghỉ sinh
    • Tiền dưỡng sức sau sinh

Cách tính lương giáo viên năm 2022

Công thức tính lương giáo viên năm 2022:

Lương giáo viên = Mức lương cơ sở x Hệ số lương + Mức phụ cấp ưu đãi được hưởng + Mức phụ cấp thâm niên được hưởng – Mức đóng Bảo hiểm xã hội

Cách tính lương giáo viên năm 2021

Mức lương cơ sở

Ngày 12/11/2020, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2021. Trong đó, đáng chú ý là mức lương cơ sở 2021 sẽ chưa thực hiện điều chỉnh tăng theo Nghị quyết 86/2019/QH14 đã được ban hành trước đó.

Cụ thể, trong Nghị quyết mới, Quốc hội giao Chính phủ thực hiện một số biện pháp điều hành và thực hiện nhiệm vụ tài chính – ngân sách nhà nước năm 2021. Trong đó, nội dung điều chỉnh mức lương cơ sở trong năm 2021 chính thức chưa thực hiện.

Như vậy, mức lương cơ sở năm 2021 sẽ không được điều chỉnh tăng và vẫn giữ nguyên ở mức 1.490.000 đồng/tháng theo quy định tại Nghị định 38/2019/NĐ-CP về mức lương cơ sở đối với cán bộ công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

Hệ số lương

Theo quy định tại Điều 9 Thông tư liên tịch 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV, Điều 9 Thông tư liên tịch 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV và Điều 9 Thông tư liên tịch 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV, hệ số lương của giáo viên giảng dạy tại các cấp cụ thể như sau:

Đối với giáo viên bậc tiểu học:

  • Chức danh nghề nghiệp giáo viên bậc tiểu học hạng II, áp dụng hệ số lương viên chức loại A1: hệ số lương từ 2,34 đến 4,98;
  • Chức danh nghề nghiệp giáo viên bậc tiểu học hạng III, áp dụng hệ số lương viên chức loại A0: hệ số lương từ 2,10 đến 4,89;
  • Chức danh nghề nghiệp giáo viên bậc tiểu học hạng IV, áp dụng hệ số lương viên chức loại B: hệ số lương từ 1,86 đến 4,06.

Đối với giáo viên bậc trung học cơ sở:

  • Chức danh nghề nghiệp giáo viên bậc trung học cơ sở hạng I, áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2: hệ số lương nằm trong khoảng từ 4,00 đến 6,38;
  • Chức danh nghề nghiệp giáo viên bậc trung học cơ sở hạng II, áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1: hệ số lương nằm trong khoảng từ 2,34 đến 4,98;
  • Chức danh nghề nghiệp giáo viên bậc trung học cơ sở hạng III, áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0: hệ số lương từ 2,10 đến 4,89.

Đối với giáo viên bậc trung học phổ thông:

  • Chức danh nghề nghiệp giáo viên bậc trung học phổ thông hạng I, áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1: hệ số lương nằm trong khoảng từ 4,40 đến 6,78;
  • Chức danh nghề nghiệp giáo viên bậc trung học phổ thông hạng II, áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2: hệ số lương nằm trong khoảng từ 4,00 đến 6,38;
  • Chức danh nghề nghiệp giáo viên bậc trung học phổ thông hạng III, áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1: hệ số lương từ 2,34 đến 4,98.

Mức phụ cấp ưu đãi được hưởng

Theo Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC hướng dẫn việc thực hiện Quyết định 244/2005/QĐ-TTG về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên đang trực tiếp giảng dạy tại cơ sở giáo dục công lập quy định mức phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên các cấp bậc phổ thông cụ thể như sau:

  • Mức phụ cấp ưu đãi 30%: Được áp dụng vớinhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp, trung tâm dạy nghề ở khu vực đồng bằng, thành phố, thị xã.
  • Mức phụ cấp ưu đãi 35%: Được áp dụng với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường mầm non, tiểu học ở khu vực đồng bằng, thành phố, thị xã; các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, các trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp, trung tâm dạy nghề ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo.
  • Mức phụ cấp ưu đãi 50%: Được áp dụng với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường mầm non, tiểu học ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo.

Mức phụ cấp ưu đãi được hưởng = Mức lương cơ sở * {hệ số lương theo ngạch, bậc hiện hưởng + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) + % (quy theo hệ số) phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)} * tỷ lệ % phụ cấp ưu đãi.

Mức phụ cấp thâm niên được hưởng

Theo khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch 68/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC-BLĐTBXH hướng dẫn Điều 2, Điều 3 Nghị định 54/2011/NĐ-CP quy định về thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên, mức hưởng phụ cấp thâm niên của giáo viên được quy định như sau:

– Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên của nhà giáo được xác định bằng tổng các thời gian sau đây:

  • Thời gian giảng dạy có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại các cơ sở giáo dục công lập;
  • Thời gian giảng dạy có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại các cơ sở giáo dục tư nhân, ngoài công lập (đối với nhà giáo đang giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập mà trước đây đã giảng dạy, giáo dục ở các cơ sở giáo dục tư nhân, ngoài công lập).

– Mức hưởng phụ cấp thâm niên của giáo viên được tính như sau: Giáo viên đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập có thời gian giảng dạy được tính hưởng phụ cấp thâm niên đủ 5 năm (60 tháng) thì được hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện tại cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%.

Vậy, mức tiền phụ cấp thâm niên hàng tháng = {Hệ số lương + hệ số phụ cấp (nếu có)} * Mức lương cơ sở * Mức % phụ cấp thâm niên được hưởng.

Mức đóng Bảo hiểm xã hội

Theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Việc làm, Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định và hướng dẫn chi tiết biện pháp thi hành một số điều khoản của Luật Bảo hiểm y tế, Quyết định 595/QĐ-BHXH và Nghị định 143/2018/NĐ-CP quy định Luật Bảo hiểm y tế thì mức đóng bảo hiểm xã hội của giáo viên sẽ bao gồm:

  • Hưu trí – tử tuất: 8%;
  • Bảo hiểm thất nghiệp: 1%;
  • Bảo hiểm y tế: 1,5%

Như vậy, mỗi tháng giáo viên sẽ đóng bảo hiểm xã hội tổng cộng bằng 10,5% tiền lương tháng.

Ví dụ: Thầy Phạm Trường Sơn là giáo viên Ngữ Văn đang công tác tại Trường THCS Lam Sơn, quần đảo Trường Sa được 9 năm, nhận lương loại A2, hệ số lương 6,04. Vậy tiền lương mỗi tháng của thầy Sơn được tính như sau:

– Thầy Sơn đang công tác tại trường trung học cơ sở thuộc quần đảo Trường Sa sẽ được hưởng phụ cấp ưu đãi 35%:

Mức phụ cấp ưu đãi = 6.04 * 1.490.000 * 35% = 3.149.860 đồng.

– Thầy Sơn có thời gian thâm niên là 9 năm tương ứng với mức phụ cấp thâm niên 8%:

Mức tiền phụ cấp thâm niên = 6.04 * 1.490.000 * 9% = 809.964 đồng.

– Mức đóng bảo hiểm = 6.04 * 1.490.000 * 10.5% = 944.958 đồng.

Áp dụng công thức: Tiền lương tháng = Hệ số lương * Mức lương cơ sở + Mức phụ cấp ưu đãi được hưởng + Mức phụ cấp thâm niên được hưởng – Mức đóng Bảo hiểm xã hội.

Vậy, tiền lương mỗi tháng của thầy Sơn là: 6.04 * 1.490.000 + 3.149.860 + 809.964 – 944.958 = 12.014.466 đồng.

Cách tính lương giáo viên hợp đồng

Cách tính lương giáo viên hợp đồng

Giáo viên hợp đồng là giáo viên giảng dạy nhưng chưa được tuyển dụng chính thức, các trường học, cơ sở giáo dục khi thiếu giáo viên hoặc chưa tuyển được giáo viên chính thức sẽ tiến hành tuyển dụng giáo viên hợp đồng. Chính vì yếu tố tạm thời này nên giáo viên hợp đồng sẽ không được hưởng các phúc lợi, chế độ hay mức lương giống như giáo viên chính thức.

Giáo viên chính thức và giáo viên hợp đồng có nhiệm vụ giống nhau: đều thực hiện công tác giảng dạy, sinh hoạt chuyên môn, chịu trách nhiệm đảm bảo chất lượng giảng dạy…nhưng chế độ lương khác nhau. Dưới đây là mức lương và cách tính lương dành cho giáo viên dạy hợp đồng.

Lương giáo viên dạy hợp đồng

Cơ sở pháp lý quy định lương giáo viên hợp đồng dựa trên Bộ Luật Lao động năm 2012, Thông tư liên tịch số: 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC:

Quy định về hợp đồng lao động được chỉ rõ tại điều 15 Bộ Luật lao động về sử dụng người lao động trong đó bao gồm: điều kiện làm việc, tiền lương, quyền và nghĩa vụ hai bên.

Theo khoản I mục 1 của Thông tư liên tịch trên về đối tượng phụ cấp, ưu đãi đối với nhà giáo thực hiện giảng dạy trực tiếp trong các sơ sở giáo dục trong công lập như sau:

  • Nhà giáo (Bao gồm cả trong thời gian thử việc, hợp đồng) thuộc biên chế trả lương, trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục bao gồm: quốc dân, trường học, trung tâm, học viện thuộc cơ Nhà nước được nhận kinh phí sinh hoạt.
  • Nhà giáo (Bao gồm thời gian thử việc, hợp đồng) thuộc biên chế trả lương của cơ sở giáo dục công lập chịu trách nhiệm thực hành tại phòng thí nghiệm, trại, xưởng trường, trạm.
  • Cán bộ quản lý thuộc biên chế trả lương của các sơ sở giáo công lập trực tiếp giảng dạy đảm bảo đủ số giờ theo đúng quy định được cấp có thẩm quyền.

Nhìn chung, giáo viên hợp đồng tại các trường học công lập, dân lập hay quốc tế nhận mức lương tương đối cao, dao động khoảng trên 10 triệu/tháng.

Tuy nhiên, tùy thuộc vào kỹ năng và trình độ của giáo viên, quy chế từng trường sẽ có những quy định mang tính đặc thù riêng.

Cách tính lương giáo viên dạy hợp đồng

Dưới đây là công thức tính lương giáo viên dạy hợp đồng:

Lương thực nhận = Lương cơ bản x Hệ số lương x % phụ cấp (nếu có)

– Các chi phí khác (bảo hiểm và phí công đoàn)

Ví dụ: Thầy Nguyễn Mạnh Tùng là giáo viên hợp đồng tại trường THCS Hoàng Hoa Thám. Thầy Tùng được nhận lương A2, hệ số lương 6.04. Vậy tiền lương mỗi tháng của thầy được tính như sau:

– Thầy Tùng đang công tác tại Trường trung học cơ sở thuộc địa bàn thành phố Ninh Bình nên được hưởng phụ cấp ưu đãi 30%:

Mức phụ cấp ưu đãi = 6.04 * 1.490.000 * 30% = 2.699.880 đồng

– Thầy Tùng có thời gian thâm niên là 5 năm tương ứng với mức phụ cấp thâm niên 5%:

Mức tiền phụ cấp thâm niên = 6.04 * 1.490.000 * 5% = 449.980 đồng

– Mức đóng bảo hiểm = 6.04 * 1.490.000 * 10.5% = 944.958 đồng

Áp dụng công thức: Tiền lương tháng = Hệ số lương * Mức lương cơ sở + Mức phụ cấp ưu đãi được hưởng + Mức phụ cấp thâm niên được hưởng – Mức đóng Bảo hiểm xã hội.

Vậy, tiền lương mỗi tháng của thầy Tùng là: 6.04 * 1.490.000 + 2.699.880 + 449.980 – 944.958 = 11.154.502 đồng

Cách tính lương giáo viên nghỉ thai sản

Cách tính lương giáo viên nghỉ thai sản

Theo Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội: Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.

Điều 168 Bộ luật lao động 2019 cũng quy định “2. Trong thời gian người lao động nghỉ việc được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, thì người sử dụng lao động không phải trả lương cho người lao động.” Như vậy là trong thời gian nghỉ thai sản thì người lao động sẽ không được trả lương ngoại trừ trường hợp xin đi làm trước khi hết thời gian nghỉ theo quy định tại điều 139 Bộ luật lao động.

Điều 139. Nghỉ thai sản

1. Lao động nữ được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng; thời gian nghỉ trước khi sinh không quá 02 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

2. Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

3. Hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương sau khi thỏa thuận với người sử dụng lao động.

4. Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng nhưng người lao động phải báo trước, được người sử dụng lao động đồng ý và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động. Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

5. Lao động nam khi vợ sinh con, người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi, lao động nữ mang thai hộ và người lao động là người mẹ nhờ mang thai hộ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Tiền trợ cấp một lần khi sinh con

Điều 38 của Luật Bảo hiểm xã hội quy định: Lao động nữ sinh con được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con. Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con. Theo đó, mức lương cơ sở (1.490.000 đồng/tháng) được lấy làm căn cứ để tính tiền trợ cấp một lần khi sinh con.

Như vậy, mức trợ cấp một lần cho mỗi con là: 1.490.000 đồng x 2 = 2.980.000 đồng.

Lưu ý, trong trường hợp người vợ không tham gia đóng bảo hiểm xã hội, chỉ có chồng tham gia thì chồng sẽ được khoản tiền trợ cấp một lần khi sinh con nêu trên.

Tiền thai sản trong thời gian nghỉ sinh

Hiện nay, giáo viên khi sinh con sẽ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con 06 tháng.

Điều 39 của Luật Bảo hiểm xã hội chỉ rõ: Mức hưởng chế độ thai sản của lao động nữ sinh con mỗi tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Trường hợp giáo viên đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.

Tiền dưỡng sức sau sinh

Theo Điều 41 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014:

Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khoẻ chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ.

Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ được tính cụ thể như sau:

– Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;

– Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh mổ;

– Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.

Thời gian này bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Trong những ngày nghỉ dưỡng sức, giáo viên được hưởng tiền trợ cấp với mức mỗi ngày bằng 30% lương cơ sở. Như vậy, mức tiền dưỡng sức là 447.000 đồng/ngày.

Ví dụ: Cô giáo A phải sinh mổ. Ngày 20/5/2020, cô hết thời gian nghỉ 06 tháng thai sản nhưng do sức khỏe còn yếu, cô xin nghỉ dưỡng sức. Theo quy định cô được nghỉ 07 ngày với mức hưởng tiền dưỡng sức mỗi ngày là 447.000 đồng/ngày.

Do đó, tổng tiền dưỡng sức mà cô được nhận là: 447.000 đồng x7 = 3.129.000 đồng.

Như vậy theo như những quy định trên thì khi nghỉ thai sản thì giáo viên nữ sẽ không được hưởng lương mà sẽ hưởng chế độ bảo hiểm. Ngoại trừ trường hợp giáo viên có nguyện vọng và xin đi làm trước thời hạn theo quy định tại điều 157 Bộ luật lao động 2012.

Ngoài ra để được hưởng tiền dưỡng sức sau sinh, giáo viên nữ phải có thời gian nghỉ dưỡng sức nối liền với thời gian nghỉ thai sản.

Lời kết

Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc đã nắm được cách tính lương giáo viên năm 2021, đồng thời biết được các quy định mới nhất về chế độ lương cho giáo viên hợp đồng và trong trường hợp giáo viên nghỉ thai sản.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, hãy để lại bình luận dưới bài viết này để được chúng tôi giải đáp một cách nhanh nhất nhé!

share: No Comments

Từ khóa » Cách Tính Bảo Hiểm Thai Sản 2021 Cho Giáo Viên