Tính Lương Cho Giáo Viên Khi Nghỉ Thai Sản Mới Nhất 2021
Có thể bạn quan tâm
Cách tính lương cho giáo viên khi nghỉ thai sản 2024 mới nhất hiện nay HoaTieu.vn xin hướng dẫn tới các bạn. Đồng thời các giáo viên có thể nắm rõ quy định tiền lương nghỉ thai sản của mình cùng với các khoản phụ cấp đứng lớp khác. Nội dung chi tiết mời các bạn tham khảo.
Cách tính tiền thai sản cho giáo viên 2024
- 1. Giáo viên nghỉ thai sản có được hưởng lương không?
- 2. Tiền trợ cấp một lần khi sinh con (tiền tã lót thai sản)
- 3. Tiền thai sản trong thời gian nghỉ sinh
- 4. Tiền dưỡng sức sau sinh
- 5. Trong thời gian nghỉ thai sản giáo viên có được hưởng phụ cấp
- 6. Mức phụ cấp đứng lớp của giáo viên
- 7. Chế độ thai sản cho giáo viên tiểu học khi sinh con?
Dưới đây là hướng dẫn của HoaTieu.vn về cách tính tiền hưởng thai sản của giáo viên mới nhất.
1. Giáo viên nghỉ thai sản có được hưởng lương không?
Theo Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội:
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.
Điều 168 Bộ luật lao động 2019 cũng quy định "2. Trong thời gian người lao động nghỉ việc được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, thì người sử dụng lao động không phải trả lương cho người lao động."
Như vậy là trong thời gian nghỉ thai sản thì người lao động sẽ không được trả lương trừ trường hợp xin đi làm trước thời hạn theo quy định tại điều 139 Bộ luật lao động 2019, cụ thể:
Điều 139. Nghỉ thai sản
1. Lao động nữ được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng; thời gian nghỉ trước khi sinh không quá 02 tháng.
Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
2. Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
3. Hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương sau khi thỏa thuận với người sử dụng lao động.
4. Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng nhưng người lao động phải báo trước, được người sử dụng lao động đồng ý và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động. Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
5. Lao động nam khi vợ sinh con, người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi, lao động nữ mang thai hộ và người lao động là người mẹ nhờ mang thai hộ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
2. Tiền trợ cấp một lần khi sinh con (tiền tã lót thai sản)
Điều 38 của Luật Bảo hiểm xã hội quy định:
- Lao động nữ sinh con được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con.
- Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.
Theo đó, mức lương cơ sở được lấy làm căn cứ để tính tiền trợ cấp một lần khi sinh con.
Như vậy: Mức trợ cấp một lần cho mỗi con là: 1.490.000 đồng x 2 = 2.980.000 đồng (trước ngày 1/7/2023)
Từ ngày 1/7/2023 mức trợ cấp sinh con 1 lần là 1.800.000 x 2 = 3.600.000 đồng. Do kể từ ngày 1/7/2023 mức lương cơ sở được tăng lên.
Lưu ý, trong trường hợp vợ không tham gia bảo hiểm xã hội, chỉ có chồng tham gia bảo hiểm xã hội thì chồng sẽ được khoản tiền trợ cấp một lần khi sinh con nêu trên.
3. Tiền thai sản trong thời gian nghỉ sinh
Hiện nay, lao động nữ khi sinh con sẽ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con 06 tháng.
Điều 39 của Luật Bảo hiểm xã hội chỉ rõ: Mức hưởng chế độ thai sản của lao động nữ sinh con mỗi tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.
4. Tiền dưỡng sức sau sinh
Theo Điều 41 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014:
Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khoẻ chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ.
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ được tính cụ thể như sau:
- Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;
- Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh mổ;
- Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.
Thời gian này bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Trong những ngày nghỉ dưỡng sức, lao động nữ được hưởng tiền trợ cấp với mức mỗi ngày bằng 30% lương cơ sở.
Như vậy, mức tiền dưỡng sức từ ngày 1/7/2023 là 1.800.000 x 30% = 540.000 đồng/ ngày.
Ví dụ: Chị T phải sinh mổ. Ngày 29/7/2023, chị hết thời gian nghỉ 06 tháng thai sản nhưng do điều kiện sức khỏe chưa ổn định, chị xin nghỉ dưỡng sức. Theo quy định chị được nghỉ 07 ngày với mức hưởng tiền dưỡng sức mỗi ngày là 540.000 đồng/ngày. (Kể từ ngày 1/7/2023 mức lương cơ sở đã tăng lên 1,8 triệu)
Do đó, tổng tiền dưỡng sức mà chị được nhận là: 540.000 đồng x 7 = 3.780.000 đồng.
Có thể thấy mức hưởng tiền dưỡng sức cũng được tăng lên đáng kể từ khi mức lương cơ sở tăng.
Như vậy theo như những quy định trên thì khi nghỉ thai sản và hưởng chế độ bảo hiểm thì giáo viên nữa sẽ không được hưởng lương mà sẽ hưởng chế độ bảo hiểm. Trừ trường hợp giáo viên xin đi làm trước thời hạn theo quy định tại điều 139 Bộ luật lao động 2019.
Ngoài ra để được hưởng tiền dưỡng sức sau sinh, người lao động phải có thời gian nghỉ dưỡng sức nối liền với thời gian nghỉ thai sản.
5. Trong thời gian nghỉ thai sản giáo viên có được hưởng phụ cấp
Giáo viên nghỉ hưởng thai sản có được hưởng phụ cấp đứng lớp. Hưởng phụ cấp trong thời gian hưởng thai sản hay không?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi muốn hỏi về phụ cấp ưu đãi của giáo viên nghỉ thai sản trong thời gian nghỉ sinh. Nếu nghỉ thai sản không vượt quá thời hạn quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì có được hưởng phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên đang giảng dạy tại trường công lập không? Phụ cấp này do cơ quan nào chi trả?
Trả lời:
Khoản 1, khoản 2 Mục I Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC quy định về đối tượng và điều kiện được hưởng phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo như sau:
* Phạm vi và đối tượng áp dụng
- Nhà giáo (kể cả những người trong thời gian thử việc, hợp đồng) thuộc biên chế trả lương, đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và các trường, trung tâm, học viện thuộc cơ quan nhà nước, Đảng, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi tắt là cơ sở giáo dục công lập) được nhà nước cấp kinh phí hoạt động (bao gồm nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật);
- Nhà giáo (kể cả những người trong thời gian thử việc, hợp đồng) thuộc biên chế trả lương của các cơ sở giáo dục công lập làm nhiệm vụ tổng phụ trách đội, hướng dẫn thực hành tại các xưởng trường, trạm, trại, phòng thí nghiệm;
- Cán bộ quản lý thuộc biên chế trả lương của các cơ sở giáo dục công lập, trực tiếp giảng dạy đủ số giờ theo quy định của cấp có thẩm quyền.
* Điều kiện áp dụng
- Đối tượng quy định tại khoản 1 mục này đã được chuyển, xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây gọi tắt là Nghị định số 204/2004/NĐ-CP) vào các ngạch viên chức ngành giáo dục và đào tạo (các ngạch có 2 chữ số đầu của mã số ngạch là 15) thì được hưởng phụ cấp ưu đãi. Riêng đối tượng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 mục này không nhất thiết phải xếp vào các ngạch viên chức thuộc ngành giáo dục và đào tạo;
- Đối tượng quy định tại khoản 1 mục này không được tính hưởng phụ cấp ưu đãi trong các thời gian sau:
- Thời gian đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài hưởng 40% tiền lương theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP;
- Thời gian đi công tác, học tập ở trong nước không tham gia giảng dạy liên tục trên 3 tháng;
- Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;
- Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của Điều lệ bảo hiểm xã hội hiện hành;
- Thời gian bị đình chỉ giảng dạy.
Như vậy, căn cứ theo Khoản 1, Mục I, Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC, trường hợp nếu bạn là giáo viên của trường học công lập, đã được chuyển, xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP và các ngạch viên chức ngành giáo dục và đào tạo, nghỉ thai sản theo đúng quy định thì được hưởng phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo.
Về cơ quan có trách nhiệm chi trả phụ cấp: Nguồn kinh phí chi trả chế độ phụ cấp ưu đãi được sử dụng từ nguồn thu sự nghiệp của cơ sở giáo dục theo quy định và nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp. Như vậy, nhà trường sẽ có trách nhiệm chi trả cho bạn phụ cấp này.
6. Mức phụ cấp đứng lớp của giáo viên
Hỏi: Tiền lương cho giáo viên nghỉ thai sản được tính như thế nào? Tiền lương cho giáo viên nghỉ thai sản thì khi giáo viên nghỉ sinh con có được tính phụ cấp đứng lớp bao nhiêu?
Trả lời:
Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD& ĐT-BNV-BTC quy định về mức phụ cấp như sau:
a) Mức phụ cấp 25% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng, các học viện, trường bồi dưỡng của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức Đảng, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương và các trường chính trị của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (trừ nhà giáo giảng dạy trong các trường sư phạm, khoa sư phạm và nhà giáo dạy môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh);
b) Mức phụ cấp 30% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề ở đồng bằng, thành phố, thị xã; trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề; các trung tâm bồi dưỡng chính trị của huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh;
c) Mức phụ cấp 35% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường mầm non, tiểu học ở đồng bằng, thành phố, thị xã; các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, các trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa;
d) Mức phụ cấp 40% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường sư phạm, khoa sư phạm (đại học, cao đẳng, trung học), trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo và nhà giáo dạy môn chính trị trong các trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề;
đ) Mức phụ cấp 45% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học, cao đẳng;
e) Mức phụ cấp 50% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường mầm non, tiểu học ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.
Việc xác định địa bàn miền núi thực hiện theo quy định của Uỷ ban Dân tộc; địa bàn hải đảo theo thực tế địa lý; địa bàn vùng sâu, vùng xa tuỳ theo đặc điểm của từng địa phương do Uỷ ban nhân dân tỉnh hướng dẫn sau khi có ý kiến thống nhất của Liên Bộ.
7. Chế độ thai sản cho giáo viên tiểu học khi sinh con?
Ngoài các chế độ và phụ cấp cùng với cách tính lương cho giáo viên khi nghỉ thai sản như HoaTieu.vn đã nêu ở trên. HoaTieu.vn xin liệt kê những quyền lợi mà bất cứ một giáo viên tiểu học nào cũng nên biết để có thể hưởng đầy đủ quyền lợi của mình khi sinh con.
Hỏi: Tôi là giáo viên dạy tiểu học. Tôi nghỉ sinh con từ ngày 4/11/2014, hệ số lương của tôi là 2,86; phụ cấp thâm niên nhà giáo là 10%. Vậy tôi muốn hỏi cách tính chế độ thai sản của tôi như thế nào?
Căn cứ pháp lý:
- Luật bảo hiểm xã hội 2014
Nội dung phân tích:
Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định: Đối tượng áp dụng gồm:
"c) Cán bộ, công chức, viên chức;"
Điều 34 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định: Thời gian hưởng chế độ khi sinh con
"1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng."
Điểm a khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội quy định: Mức hưởng chế độ thai sản
"1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:
a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;..."
Như vậy, bạn sẽ được hưởng lương 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Tham khảo thêm
- Những Tiêu chuẩn của người Giáo viên tiểu học mới nhất 2024
- Giáo viên nghỉ thai sản trùng với nghỉ hè?
- Cách tính lương giáo viên THPT theo quy định mới nhất 2024
- Cách tính lương giáo viên THCS theo quy định mới nhất 2024
- Cách tính lương giáo viên tiểu học theo quy định mới nhất 2024
- Quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học mới nhất
- Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dành cho giáo viên tiểu học mới nhất 2024
Từ khóa » Cách Tính Bảo Hiểm Thai Sản 2021 Cho Giáo Viên
-
Chế độ Nghỉ Thai Sản Của Giáo Viên Theo Quy định Mới Nhất Năm 2022
-
Cách Tính Tiền Bảo Hiểm Xã Hội Chế độ Thai Sản đối Với Giáo Viên
-
Cách Tính Mức Hưởng Chế độ Thai Sản Cho Giáo Viên Tiểu Học
-
Cách Tính Lương Cho Giáo Viên Khi Nghỉ Thai Sản ? - Luật Minh Khuê
-
Tính Lương Giáo Viên Mầm Non Nghỉ Thai Sản ? - Luật Minh Khuê
-
Giáo Viên Nghỉ Thai Sản Có được Hưởng Lương Không - LUẬT INS
-
Cách Tính Lương Giáo Viên Biên Chế, Hợp đồng, Nghỉ Thai Sản 2022
-
Bài Toán Khó: Giáo Viên Nghỉ Thai Sản Có được Hưởng Lương Không
-
Chế độ Nghỉ Thai Sản Của Giáo Viên Mới Nhất Năm 2022 - NLD
-
Cách Tính Trợ Cấp Thai Sản - Báo điện Tử Chính Phủ
-
Cách Tính Trợ Cấp Thai Sản - Báo điện Tử Chính Phủ
-
Chế độ Nghỉ Thai Sản Của Giáo Viên [Cập Nhật 07/2022]
-
Quy định Về Chế độ Nghỉ Thai Sản Của Giáo Viên Mới Nhất
-
Cách Tính Tiền Chế độ Thai Sản Năm 2021 Khi Sinh Con