Cách Tính Thời Hạn Tạm Giam để điều Tra - Luật Sư X
Có thể bạn quan tâm
Chào Luật sư, Chồng tôi bị bắt trong đường dây buôn bán ma tuý tại thành phố Hồ Chí Minh. Tính đến nay chồng tôi đã bị công an bắt 3 tuần. Tôi được thông báo là hiện nay chồng tôi đang bị tạm giam để điều tra. Thưa luật sư, luật sư có thể chia sẻ cho tôi biết tạm giam để điều tra là gì? và cách tính thời hạn tạm giam để điều tra được không ạ. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư rất nhiều.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Tạm giam áp dụng đối với các bị can, bị cáo trong các giai đoạn khác nhau trong tố tụng hình sự; nhằm ngăn chặn việc bị can; bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án.
Để trả lời cho câu hỏi về tạm giam để điều tra là gì? và cách tính thời hạn tạm giam để điều tra của bạn. LuatsuX chúng tôi mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.
Cơ sở pháp lý
Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017
Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015
Thông tư liên tịch 04/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP
Tạm giam là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 109 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2021 về các biện pháp ngăn chặn thì:
Để kịp thời ngăn chặn tội phạm; hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử; hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án; cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình có thể áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp; bắt, tạm giữ, tạm giam; bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh.
Như vậy tạm giam là một biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự; khi bị áp dụng biện pháp ngăn chặn này, người bị tạm giam bị cách ly khỏi xã hội một thời gian nhất địnhj bị hạn chế một số quyền con người, quyền công dân như quyền tự do thân thể, cư trú, đi lại …
Các trường hợp bị tạm giam
– Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng.
– Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can; bị cáo về tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng; mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên 02 năm; khi có căn cứ xác định người đó thuộc một trong các trường hợp:
- Đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng vi phạm;
- Không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác định được lý lịch của bị can;
- Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã hoặc có dấu hiệu bỏ trốn;
- Tiếp tục phạm tội hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm tội;
- Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu; đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng; bị hại, người tố giác tội phạm; và người thân thích của những người này.
– Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can; bị cáo về tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù đến 02 năm; nếu họ tiếp tục phạm tội hoặc bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã.
Các trường hợp không bị tạm giam
Đối với bị can, bị cáo là:
- Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi;
- Người già yếu;
- Người bị bệnh nặng.
Có nơi cư trú và lý lịch rõ ràng phạm tội mặt dù thuộc trường hợp tạm giam; nhưng sẽ được xem xét không áp dụng biện pháp ngăn chặn là tạm giam mà sẽ áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.
Người quá già yếu: Là người từ 70 tuổi trở lên; hoặc người từ 60 tuổi trở lên nhưng thường xuyên đau ốm (theo quy định tại Nghị quyết 01/2007/NQ-HĐTP).
Người bị bệnh nặng: Tức là bị bệnh đến mức không thể đi chấp hành hình phạt tù được; và nếu bắt đi chấp hành hình phạt tù sẽ nguy hiểm đến tính mạng của họ; do đó, cần thiết phải cho họ được hoãn chấp hành hình phạt tù để họ có điều kiện chữa bệnh;
Ví dụ: ung thư giai đoạn cuối, xơ gan cổ chướng, lao nặng độ 4 kháng thuốc, bại liệt, suy tim độ 3 trở lên, suy thận độ 4 trở lên; HIV chuyển giai đoạn AIDS đang có các nhiễm trùng cơ hội và có tiên lượng xấu… Phải có kết luận của bệnh viện cấp tỉnh trở lên về việc người bị xử phạt tù bị bệnh nặng; và nếu bắt họ đi chấp hành hình phạt tù sẽ nguy hiểm đến tính mạng của họ (theo quy định tại Nghị quyết 01/2007/NQ-HĐTP).
Tuy nhiên các đối tượng trên sẽ vẫn bị tạm giam nếu rơi vào các trường hợp:
- Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã;
- Tiếp tục phạm tội;
- Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối; cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu; đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng; bị hại, người tố giác tội phạm; hoặc người thân thích của những người này;
- Bị can, bị cáo về tội xâm phạm an ninh quốc gia; và có đủ căn cứ xác định nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia.
Giai đoạn điều tra bắt đầu từ khi nào?
Thời điểm bắt đầu giai đoạn điều tra là từ khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự do cơ quan có thẩm quyền ra quyết định; và kết thúc bằng bản kết luận điều tra và đề nghị Viện kiểm sát truy tố bị can trước Tòa án hoặc đình chỉ vụ án hình sự.
Cách tính thời hạn tạm giam để điều tra
– Thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng; không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng; không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Gia hạn tạm giam để điều tra
– Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp; xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi; hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn tạm giam; Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn tạm giam.
- Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 01 tháng;
- Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 02 tháng;
- Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 03 tháng;
- Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam hai lần, mỗi lần không quá 04 tháng.
- Trường hợp cần thiết đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia; thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm một lần không quá 04 tháng. Trường hợp thời hạn gia hạn tạm giam quy định tại khoản này đã hết; mà chưa thể kết thúc việc điều tra; và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam; thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm một lần; nhưng không quá 01 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng; không quá 02 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Trường hợp đặc biệt đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia; mà không có căn cứ để hủy bỏ biện pháp tạm giam; thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định việc tạm giam cho đến khi kết thúc việc điều tra.
- Trường hợp cần thiết đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng không phải là tội xâm phạm an ninh quốc gia; và không có căn cứ để thay đổi; hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam; thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm một lần nhưng không quá 04 tháng; trường hợp đặc biệt không có căn cứ để hủy bỏ biện pháp tạm giam; thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định việc tạm giam cho đến khi kết thúc việc điều tra.
Thẩm quyền gia hạn tạm giam của Viện kiểm sát:
- Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện; Viện kiểm sát quân sự khu vực có quyền gia hạn tạm giam đối với tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng; và tội phạm rất nghiêm trọng. Trường hợp vụ án do Cơ quan điều tra cấp tỉnh; Cơ quan điều tra cấp quân khu thụ lý điều tra; thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có quyền gia hạn tạm giam đối với tội phạm ít nghiêm trọng; tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng; và gia hạn tạm giam lần thứ nhất đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
- Trường hợp thời hạn gia hạn tạm giam lần thứ nhất quy định tại điểm a khoản này đã hết; mà chưa thể kết thúc việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi; hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có thể gia hạn tạm giam lần thứ hai đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
- Trường hợp vụ án do Cơ quan điều tra Bộ Công an; Cơ quan điều tra Bộ Quốc phòng; Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao thụ lý điều tra; thì việc gia hạn tạm giam thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Viện kiểm sát quân sự trung ương.
Khi nào mới hết bị tạm giam để điều tra?
Trong thời hạn tạm giam, nếu xét thấy không cần thiết phải tiếp tục tạm giam; thì Cơ quan điều tra phải kịp thời đề nghị Viện kiểm sát hủy bỏ việc tạm giam để trả tự do cho người bị tạm giam; hoặc xét thấy cần thiết thì áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.
Khi đã hết thời hạn tạm giam thì người bị tạm giam phải được trả tự do. Trường hợp xét thấy cần thiết thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.
Tính thời hạn tạm giam trong trường hợp bị can đã bị tạm giữ
Thời hạn tạm giữ được trừ vào thời hạn tạm giam để điều tra. Nếu việc tạm giam liên tục với việc tạm giữ thì thời hạn tạm giam được tính tiếp từ ngày hết thời hạn tạm giữ. Nếu việc tạm giam không liên tục với việc tạm giữ; thì thời hạn tạm giam được tính kể từ ngày bắt bị can để tạm giam cho đến ngày kết thúc được ghi trong lệnh (đã trừ đi số ngày bị tạm giữ).
Thời điểm cuối cùng của thời hạn tạm giam là 24 giờ 00 phút của ngày cuối cùng được ghi trong lệnh. Khi tính thời hạn tạm giữ; tạm giam phải căn cứ vào thời hạn thực tế được ghi trong quyết định tạm giữ, lệnh tạm giam; lệnh bắt bị can để tạm giam; và tính liên tục cả ngày nghỉ (thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ, ngày tết), 01 tháng tạm giam được tính bằng 30 ngày.
Cách ghi thời hạn trong lệnh tạm giam lệnh bắt bị can để tạm giam
Cách ghi thời hạn trong lệnh tạm giam, lệnh bắt bị can để tạm giam trong trường hợp trước đó bị can đã bị tạm giữ được thực hiện như sau: thời hạn tạm giam được tính theo ngày; bắt đầu kể từ ngày cuối cùng của thời hạn tạm giữ; hoặc ngày bắt bị can để tạm giam; và kết thúc vào ngày cuối cùng của thời hạn tạm giam (sau khi đã trừ đi số ngày tạm giữ).
Ví dụ 1: Nguyễn Văn A bị tạm giữ 03 ngày, từ 10 giờ 00 phút ngày 01/3/2018 đến 10 giờ 00 phút ngày 04/3/2018; sau đó A bị khởi tố bị can và bị ra lệnh tạm giam 02 tháng; thì thời hạn tạm giam thực tế đối với bị can là 01 tháng 27 ngày (đã trừ 03 ngày tạm giữ). Do đó, thời hạn trong lệnh tạm giam, quyết định phê chuẩn lệnh tạm giam ghi là: tạm giam trong thời hạn 01 tháng 27 ngày; kể từ ngày 04/3/2018 đến hết ngày 29/4/2018 đối với bị can Nguyễn Văn A.
Ví dụ 2: Trần Thị B bị tạm giữ 06 ngày; từ 14 giờ 00 phút ngày 05/3/2018 đến 14 giờ 00 phút ngày 11/3/2018; thì được áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú. Đến ngày 11/4/2018 bị can B bị bắt để tạm giam thời hạn là 02 tháng; thì thời hạn tạm giam đối với bị can B là 01 tháng 24 ngày (đã trừ 06 ngày tạm giữ). Do đó, thời hạn trong lệnh bắt bị can để tạm giam; quyết định phê chuẩn lệnh bắt bị can để tạm giam ghi là: tạm giam trong thời hạn 01 tháng 24 ngày; kể từ ngày 11/4/2018 đến hết ngày 03/6/2018 đối với bị can Trần Thị B.
Video Luật sư X đề cập vấn đề về gia hạn điều tra
Mời bạn xem thêm
- Lừa đảo vay tiền đóng phí bảo hiểm sẽ bị xử phạt như thế nào?
- Điều trị nội trú có được thông tuyến bảo hiểm ?
- Có giấy chuyển viện được hưởng bao nhiêu bảo hiểm?
- Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp mới năm 2022
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Cách tính thời hạn tạm giam để điều tra″.Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; Xác nhận tình trạng hôn nhân; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsuxTiktok: https://www.tiktok.com/@luatsuxYoutube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Người bị tạm giam có được ủy quyền không theo quy định?Theo quy định tại Điều 44 Luật Công chứng 2014 thì:1. Việc công chứng phải được thực hiện tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.2. Việc công chứng có thể được thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng trong trường hợp người yêu cầu công chứng là người già yếu; không thể đi lại được, người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù; hoặc có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.Như vậy, trong trường hợp trên; chồng bạn có thể đề đạt nguyện vọng ký hết hợp đồng với cơ quan đang thụ lý vụ án; và lãnh đạo trại tạm giam; nếu được sự chấp thuận của các cơ quan này, chồng bạn sẽ có thể ủy quyền cho bạn toàn quyền định đoạt chiếc xe hơi đó. Việc lập hợp đồng ủy quyền thì bạn cần yêu cầu công chứng viên đến trại tạm giam nơi chồng bạn bị giam giữ để phối hợp với trại tạm giam thực hiện.
Đang bị tạm giam có được ủy quyền cho người thân rút tiền?Trường hợp 1:Số tiền trong tài khoản ngân hàng của chồng hoàn toàn không liên quan đến công việc làm ăn.Theo quy định tại Điều 138 Bộ luật dân sự 2015 thì:“Điều 138. Đại diện theo ủy quyền1. Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.”Theo quy định của pháp luật, ủy quyền là việc cho phép người khác nhân danh mình để thực hiện một công việc nào đó.Ủy quyền rút tiền trong tài khoản ngân hàng cũng như vậy; trong trường hợp khách hàng gửi tiền ngân hàng; nhưng đến khi đến hạn tất toán hợp đồng, khách hàng vì một số lý do nào đó; mà không thể đến ngân hàng làm thủ tục tất toán; thì có thể làm thủ tục ủy quyền rút tiền. Người được ủy quyền có thể thay thế người gửi tiền làm các thủ tục tất toán.Như vậy, trong trường hợp số tiền trong tài khoản ngân hàng của chồng hoàn toàn không liên quan đến công việc làm ăn. Trường hợp gia đình muốn rút tiền từ tài khoản ngân hàng của chồng bạn; thì chồng bạn có thể làm thủ tục ủy quyền khi được chấp nhận của cơ quan thụ lý vụ án và lãnh đạo trại tạm giam.Việc lập hợp đồng ủy quyền thì bạn cần yêu cầu công chứng viên đến trại tạm giam nơi chồng bạn bị giam giữ để phối hợp với trại tạm giam thực hiện.Trường hợp 2:Số tiền trong tài khoản của chồng bạn có liên quan đến việc làm ăn.Theo quy định tại Điều 129 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì:“1. Phong tỏa tài khoản chỉ áp dụng đối với người bị buộc tội về tội mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tiền; bị tịch thu tài sản hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại khi có căn cứ xác định người đó có tài khoản tại tổ chức tín dụng; hoặc Kho bạc Nhà nước. Phong tỏa tài khoản cũng được áp dụng đối với tài khoản của người khác; nếu có căn cứ cho rằng số tiền trong tài khoản đó liên quan đến hành vi phạm tội của người bị buộc tội.”– Trường hợp số tiền trong tài khoản ngân hàng không liên quan đến việc phạm tội của chồng bạn thì chồng bạn được ủy quyền cho bạn rút số tiền đó.-Trường hợp số tiền trong tài khoản trên liên quan đến việc phạm tội của chồng bạn thì sẽ không được ủy quyền cho người khác rút số tiền này nhằm tránh trường hợp tẩu tán tài sản.
Viên chức có được hưởng lương khi đang bị tạm giam, tạm giữ không?Căn cứ Điều 41 Luật Luật cán bộ, công chức và Luật viên chứcChế độ, chính sách đối với trường hợp đang trong thời gian bị tạm giữ; tạm giam, tạm đình chỉ công tác hoặc tạm đình chỉ chức vụCán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian bị tạm giữ; tạm giam, tạm đình chỉ công tác hoặc tạm đình chỉ chức vụ mà chưa bị xử lý kỷ luật thì áp dụng theo chế độ quy định như sau:Trong thời gian tạm giữ, tạm giam; hoặc được cho tại ngoại nhưng áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú; mà không thể tiếp tục đi làm để phục vụ cho công tác điều tra; truy tố, xét xử; hoặc tạm đình chỉ công tác mà chưa bị xem xét xử lý kỷ luật; thì được hưởng 50% của mức lương hiện hưởng, cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có).Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo; quản lý bị tạm đình chỉ chức vụ thì không được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý.2. Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức không bị xử lý kỷ luật; hoặc được kết luận là oan, sai thì được truy lĩnh 50% còn lại quy định tại khoản 1 Điều này.3. Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức bị xử lý kỷ luật; hoặc bị Tòa án tuyên là có tội; thì không được truy lĩnh 50% còn lại quy định tại khoản 1 Điều này.
Đánh giá bài viếtTừ khóa » Cách Tính Lệnh Tạm Giam Của Tòa án
-
Cách Tính Thời Hạn Tạm Giam Trong Trường Hợp Bị Can đã Bị Tạm Giữ
-
Tính Thời Hạn Tạm Giam - Hỏi đáp Trực Tuyến
-
Thời Hạn Tạm Giam Trong Giai đoạn Chuẩn Bị Xét Xử Vụ án Hình Sự
-
Phương Pháp Tính Ngày, Tháng, Năm Tuổi Và Thời Hạn Tạm Giam
-
Vướng Mắc Về Thời Hạn Tạm Giam Theo Thông Tư Liên Tịch 04/2018
-
Phương Pháp Tính Ngày Kết Thúc Lệnh Tạm Giam.
-
Bàn Về Thẩm Quyển Ra Lệnh Tạm Giam Theo Quy định Tại Khoản 3 Điều ...
-
Thời Hạn Tạm Giam để Chuẩn Bị Xét Xử Sơ Thẩm Vụ án Hình Sự Là Bao ...
-
Trao đổi Nghiệp Vụ: Thời Hạn Và Cách Tính Thời Hạn Theo Quy định ...
-
Thời Hạn Tạm Giữ Trong Vụ án Hình Sự Tối đa Là Bao Lâu? Thời Hạn ...
-
Thẩm Quyền, Thời Hạn Gia Hạn Tạm Giam để điều Tra
-
QUY ĐỊNH VỀ THỜI HẠN TẠM GIAM, TẠM GIỮ - Công Ty Luật Uy Tín
-
Tạm Giữ, Tạm Giam - Ánh Sáng Luật
-
Cách Tính Thời Hạn Tạm Giam Trong Tất Cả Các Giai đoạn - Luật Sư DFC