Cách Tính Thời Hạn Tạm Giam Trong Tất Cả Các Giai đoạn - Luật Sư DFC
Có thể bạn quan tâm
Có thể thấy rằng, tạm giam là một biện pháp được áp dụng khá phổ biến trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự, từ giai đoạn điều tra đến truy tố và đến xét xử vụ án hình sự. Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ đi phân tích cho bạn đọc những quy định của pháp luật về tạm giam, Luật sư DFC hướng dẫn cách tính thời hạn tạm giam, gia hạn thời hạn tạm giam và về lệnh tạm giam, thời hạn tạm giam để điều tra, thời hạn tạm giam để truy tố. Mong bài viết này phần nào giúp ích cho bạn đọc!
1. Khái niệm về thời hạn tạm giam
Theo quy định của bộ luật tố tụng hình sự hiện hành (Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015) thì tạm giam là một trong những biện pháp ngăn chặn; theo đó, nhằm mục đích kịp thời ngăn chặn tội phạm, hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bi buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố hoặc xét xử vụ án hình sự; hoặc họ sẽ tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội; hoặc nhằm mục đích để bảo đảm thi hành án bản án, thì, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn, một trong số đó, là biện pháp tạm giam.
2. Thời hạn tạm giam để điều tra
Hướng dẫn cách tính Thời hạn tạm giam để điều tra còn tùy thuộc vào các tội phạm cụ thể, đối với tội ít nghiêm trọng (khung hình phạt là phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 3 năm), nghiêm trọng (phạt tù từ trên 3 năm đến 7 năm tù), rất nghiêm trọng (phạt tù từ trên 7 năm đến 15 năm tù), đặc biệt nghiêm trọng (phạt tù từ trên 15 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình). Cụ thể căn cứ vào khoản 1 Điều 173 Bộ luật hình sự 2015 thì thời hạn tạm giam để điều tra như sau:
- Đối với tội ít nghiêm trọng: không quá 2 tháng
- Đối với tội nghiêm trọng: không quá 3 tháng
- Đối với tội rất nghiêm trọng: không quá 4 tháng
- Đối với tội đặc biệt nghiêm trọng: không quá 4 tháng
2. 1 Thời hạn tạm giam để truy tố
Thời hạn tạm giam để truy tố không được quá thơi hạn truy tố, cụ thể thì thời hạn truy tố được quy định tại Điều 240 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 như sau:
- Đối với tội ít nghiêm trọng: không quá 20 ngày
- Đối với tội nghiêm trọng: không quá 20 ngày
- Đối với tội rất nghiêm trọng: không quá 30 ngày
- Đối với tội đặc biệt nghiêm trọng: không quá 30 ngày
2.2 Thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử
Thời hạn tạm giam tạm giữ để chuẩn bị xét xử không được quá thời hạn chuẩn bị xét xử tại khoản 1 Điều 277 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, cụ thể như sau:
- Đối với tội ít nghiêm trọng: không quá 30 ngày
- Đối với tội nghiêm trọng: không quá 45 ngày
- Đối với tội rất nghiêm trọng: không quá 2 tháng
- Đối với tội đặc biệt nghiêm trọng: không quá 3 tháng
3. Gia hạn tạm giam
Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn thời hạn tạm giam, thời hạn gia hạn tạm giam này cụ thể như sau, Theo quy định về pháp luật thì thời hạn tạm giam tối đa (sau khi gia hạn) quy định riêng cho từng tội phạm như sau
Liên quan đến vấn đề gia hạn tạm giam để điều tra, cần chú ý trong một số trường hợp:
- Một là, Đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia thì có thể gia hạn thêm 1 lần không quá 4 tháng, nếu cần thiết, có thể tiếp tục gia hạn thêm 1 lần không quá 1, 2, 4 tháng lân lượt tương ứng đối với phạm tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng.
- Hai là, cần lưu ý rằng, trong trường hợp cần thiết, đối với tội đặc biệt nghiêm trọng không phải là tội xâm phạm an ninh quốc gia, có thể gia hạn thêm 1 lần không quá 4 tháng hoặc gia hạn cho đến khi kết thúc việc điều tra.
4. Lệnh tạm giam
- Tùy vào giai đoạn cụ thể mà thẩm quyền ra lệnh, quyết định tạm giam là khác nhau: trong giai đoạn điều tra (cơ quan điều tra); trong giai đoạn truy tố (Viện kiểm sát); trong giai đoạn chuẩn bị xét xử (tòa án).
- Lệnh tạm giam của Cơ quan điều tra phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn mới được đưa ra thi hành. Cụ thể, trong thời hạn 3 ngày kể từ khi nhận được lệnh tạm giam và đề nghị xét phê chuẩn và hồ sơ tài liệu khác liên quan đến lệnh tạm giam thì Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn.
- Lệnh tạm giam phải đúng theo mẫu ban hành, trong đó nêu rõ ràng, cụ thể các căn cứ pháp lý áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam; chủ thể ban hành lệnh, quyết định tạm giam và đặc biệt là ấn định cụ thể thời hạn tạm giam để điều tra (truy tố, xét xử).
Như vậy, bài viết trên đây cơ bản đã chỉ ra cho bạn đọc những vấn đề chung nhất về tạm giam là gì, thời hạn tạm giam, gia hạn tạm giam và lệnh tạm giam. Nếu bạn đọc có bất kì vướng mắc nào về pháp luật hình sự nói chung hay vấn đề về thời hạn tạm giam, gia hạn tạm giam, lệnh tạm giam nói riêng, bạn đọc có thể liên hệ đến tổng đài số tư vấn pháp luật hình sự 1900 6512 của Công ty luật DFC để được đội ngũ luật sư, chuyên viên tư vấn, tháo mắc mọi khó khăn!
Từ khóa » Cách Tính Lệnh Tạm Giam Của Tòa án
-
Cách Tính Thời Hạn Tạm Giam để điều Tra - Luật Sư X
-
Cách Tính Thời Hạn Tạm Giam Trong Trường Hợp Bị Can đã Bị Tạm Giữ
-
Tính Thời Hạn Tạm Giam - Hỏi đáp Trực Tuyến
-
Thời Hạn Tạm Giam Trong Giai đoạn Chuẩn Bị Xét Xử Vụ án Hình Sự
-
Phương Pháp Tính Ngày, Tháng, Năm Tuổi Và Thời Hạn Tạm Giam
-
Vướng Mắc Về Thời Hạn Tạm Giam Theo Thông Tư Liên Tịch 04/2018
-
Phương Pháp Tính Ngày Kết Thúc Lệnh Tạm Giam.
-
Bàn Về Thẩm Quyển Ra Lệnh Tạm Giam Theo Quy định Tại Khoản 3 Điều ...
-
Thời Hạn Tạm Giam để Chuẩn Bị Xét Xử Sơ Thẩm Vụ án Hình Sự Là Bao ...
-
Trao đổi Nghiệp Vụ: Thời Hạn Và Cách Tính Thời Hạn Theo Quy định ...
-
Thời Hạn Tạm Giữ Trong Vụ án Hình Sự Tối đa Là Bao Lâu? Thời Hạn ...
-
Thẩm Quyền, Thời Hạn Gia Hạn Tạm Giam để điều Tra
-
QUY ĐỊNH VỀ THỜI HẠN TẠM GIAM, TẠM GIỮ - Công Ty Luật Uy Tín
-
Tạm Giữ, Tạm Giam - Ánh Sáng Luật