Cách Tính Tỷ Lệ Hoàn Thuế GTGT Hàng Xuất Khẩu Đơn Giản - Chuẩn Xác
Có thể bạn quan tâm
Doanh nghiệp bạn có hàng hóa xuất khẩu được hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) nhưng chưa chắc chắn đơn vị có đủ điều kiện hoặc lo lắng không biết phải chuẩn bị hồ sơ những gì để được hoàn thuế GTGT. Hiểu điều đó, kỳ này IACHN viết bài chi sẻ chi tiết cách tính tỷ lệ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu.
Nội dung chính:
- Các đối tượng hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu
- Cách tính tỷ lệ hoàn thuế xuất khẩu
- Điều kiện và hồ sơ hoàn thuế GTGT
1. Các đối tượng hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu.
Căn cứ pháp lý: Thông tư Số: 25/2018/TT-BTC ngày 16/03/2018 có hiệu lực ngày 01/05/2018 Sửa đổi, bổ sung Khoản 4 Điều 18 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính (đã được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 130/2016/TT-BTC ngày 12/8/2016 của Bộ Tài chính).
Theo tiết 4, điều 2 thông tư này quy định cụ thể như sau:
“4. Hoàn thuế đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu
a) Cơ sở kinh doanh trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng), quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu bao gồm cả trường hợp: Hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu vào khu phi thuế quan; hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu ra nước ngoài,có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồngt trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng, quý; trường hợp trong tháng, quý số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ chưa đủ 300 triệu đồng thì được khấu trừ vào tháng, quý tiếp theo.
Cơ sở kinh doanh trong tháng/quý vừa có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, vừa có hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ nội địa thì cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng số thuế GTGT đầu vào sử dụng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu. Trường hợp không hạch toán riêng được thì số thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu được xác định theo tỷ lệ giữa doanh thu của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu trên tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ của các kỳ khai thuế giá trị gia tăng tính từ kỳ khai thuế tiếp theo kỳ hoàn thuế liền trước đến kỳ đề nghị hoàn thuế hiện tại.
Số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu (bao gồm số thuế GTGT đầu vào hạch toán riêng được và số thuế GTGT đầu vào được phân bổ theo tỷ lệ nêu trên) nếu sau khi bù trừ với số thuế GTGT phải nộp của hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ nội địa còn lại từ 300 triệu đồng trở lên thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế cho hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu. Số thuế GTGT được hoàn của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu không vượt quá doanh thu của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nhân (x) với 10%.
Đối tượng được hoàn thuế trong một số trường hợp xuất khẩu như sau: Đối với trường hợp ủy thác xuất khẩu, là cơ sở có hàng hóa ủy thác xuất khẩu; đối với gia công chuyển tiếp, là cơ sở ký hợp đồng gia công xuất khẩu với phía nước ngoài; đối với hàng hóa xuất khẩu để thực hiện công trình xây dựng ở nước ngoài, là doanh nghiệp có hàng hóa, vật tư xuất khẩu thực hiện công trình xây dựng ở nước ngoài; đối với hàng hóa xuất khẩu tại chỗ là cơ sở kinh doanh có hàng hóa xuất khẩu tại chỗ.
b) Cơ sở kinh doanh không được hoàn thuế giá trị gia tăng đối với trường hợp: Hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu mà hàng hóa xuất khẩu đó không thực hiện việc xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan; hàng hóa xuất khẩu không thực hiện việc xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan”
Như vậy, căn cứ vào quy định trên:
- Cơ sở kinh doanh có hàng hóa dịch vụ xuất khẩu bao gồm cả trường hợp Doanh nghiệp có Hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu vào khu phi thuế quan; hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu ra nước ngoài, mà trong tháng ( đối với trường hợp kê khai theo tháng), quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng, quý.
- Nếu số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ ít hơn 300 triệu đồng thì được chuyển khấu trừ vào tháng, quý tiếp theo.
- Nếu Cơ sở kinh doanh trong tháng/quý vừa có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, vừa có hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ nội địa thì số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nếu sau khi bù trừ với số thuế GTGT phải nộp của hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ nội địa còn lại từ 300 triệu đồng trở lên thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế cho hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu và số thuế GTGT được hoàn của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu không vượt quá doanh thu của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nhân (x) với 10%.
- Trong trường hợp Cơ sở kinh doanh không hạch toán riêng được số thuế GTGT đầu vào sử dụng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, thì số thuế này được xác định theo tỷ lệ giữa doanh thu của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu trên tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ của các kỳ khai thuế giá trị gia tăng tính từ kỳ khai thuế tiếp theo kỳ hoàn thuế liền trước đến kỳ đề nghị hoàn thuế hiện tại.
Đối tượng được hoàn thuế trong một số trường hợp xuất khẩu cụ thể như sau:
- Là cơ sở kinh doanh có hàng hóa ủy thác xuất khẩu đối với trường hợp ủy thác xuất khẩu.
- Là cơ sở ký hợp đồng gia công xuất khẩu với phía nước ngoài đối với gia công chuyển tiếp.
- Là cơ sở kinh doanh có hàng hóa, vật tư xuất khẩu thực hiện công trình xây dựng ở nước ngoài đối với hàng hóa xuất khẩu để thực hiện công trình xây dựng ở nước ngoài.
- Là cơ sở kinh doanh có hàng hóa xuất khẩu tại chỗ đối với hàng hóa xuất khẩu tại chỗ.
Một số lưu ý; Từ ngày 1/7/2016 đến trước ngày 1/2/2018, cơ sở kinh doanh không được hoàn thuế đối với trường hợp hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu. Từ ngày 1/2/2018, cơ sở kinh doanh thực hiện theo hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 146/2017/NĐ-CP ngày 15/12/2017 có hiệu lực ngày 01/02/2018.( sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016). (Có thể tham khảo ở: Công văn số Số: 473/TCT-CS ngày 02/02/2018 của Tổng Cục Thuế)
Cơ sở kinh doanh không được hoàn thuế giá trị gia tăng đối với trường hợp:
- Hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu mà hàng hóa xuất khẩu đó không thực hiện việc xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan.
- Hàng hóa xuất khẩu không thực hiện việc xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan.
2. Cách tính tỷ lệ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu
Để dễ hình dung, mời bạn đọc theo dõi Ví dụ sau:
Công ty A kê khai thuế theo tháng vừa xuất khẩu mặt hàng X và có bán hàng hóa trong nước; công ty đã hoàn thuế đến thời điểm tháng 05/2022 hiện tại công ty xin hoàn thuế GTGT đến hết T7/2022.
Giá trị VAT còn được khấu trừ tại tờ khai tháng 5 là: 15.310.879 đ.
Doanh thu bán trong nước chịu thuế VAT 10%.
Kỳ kê khai | Tổng doanh thu | Doanh thu Xuất khẩu | Doanh thu nội địa | VAT Vào | VAT Ra |
VAT đầu kỳ | 15.310.879 | ||||
T6/2022 | 1.835.592.264 | 1.576.829.159 | 358.763.105 | 197.653.421 | 35.876.311 |
T7/2022 | 2.167.307.441 | 1.879.654.321 | 387.653.120 | 200.156.789 | 38.765.312 |
Tổng | 4.002.899.705 | 3.456.483.480 | 746.416.225 | 413.121.089 | 74.641.623 |
Thuế GTGT đầu vào của hàng xuất khẩu là: (3.456.483.480 / 4.002.899.705) x 413.121.089 = 339.752.628 đ
Thuế GTGT hàng nội địa phải nộp là: 74.641.623 – ( 413.121.089 – 339.752.628) = 1.273.161đ
Thuế GTGT được hoàn là : 339.752.628 – 1.273.161 = 338.479.467 đ
(Số thuế GTGT được hoàn thỏa mãn lớn hơn 300 triệu và nhỏ hơn 10% Doanh thu hàng xuất khẩu trong kỳ ( 345.648.348 ) )
3. Điều kiện và hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu
a) Điều kiện hoàn thuế GTGT
Căn cứ vào khoản 1, khoản 2 Điều 19 thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 thì:
Các cơ sở kinh doanh, tổ chức thuộc đối tượng được hoàn thuế GTGT phải có các điều kiện sau:
– Là Cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép đầu tư (giấy phép hành nghề) hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền, có con dấu theo đúng quy định của pháp luật, lập và lưu giữ sổ kế toán, chứng từ kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán;
– Và có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng theo mã số thuế của cơ sở kinh doanh.
Các trường hợp cơ sở kinh doanh đã kê khai đề nghị hoàn thuế trên Tờ khai thuế GTGT thì không được kết chuyển số thuế đầu vào đã đề nghị hoàn thuế vào số thuế được khấu trừ của tháng tiếp sau.
b) Thủ tục hoàn thuế GTGT.
Doanh nghiệp được gửi hồ sơ hoàn thuế điện tử hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan thuế hoặc gửi qua đường bưu chính.
Hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng gồm:
- Giấy đề nghị hoàn trả Khoản thu ngân sách nhà nước (mẫu 01/ĐNHT ban hành kèm theo Thông tư hướng dẫn Luật Quản lý thuế số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính) (sau đây gọi là Thông tư số 156/2013/TT-BTC). ( Theo Điều 10, Thông tư 99/2016/TT-BTC ngày 29/6/2016). ( Nộp điện tử trên trang “https://nhantokhai.gdt.gov.vn”
Và bổ sung hoàn thiện các bộ hồ sơ hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu để được hoàn thuế theo quy định tại định tại Điều 16, Thông tư 219/2013/TT-BTC, được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 3 Thông tư 119/2014/TT-BTC như sau:
- Hợp đồng bán hàng hóa, gia công hàng hóa (đối với trường hợp gia công hàng hóa), cung ứng dịch vụ cho tổ chức, cá nhân nước ngoài.
- Đối với trường hợp ủy thác xuất khẩu là hợp đồng ủy thác xuất khẩu và biên bản thanh lý hợp đồng ủy thác xuất khẩu (trường hợp đã kết thúc hợp đồng) hoặc biên bản đối chiếu công nợ định kỳ giữa bên ủy thác xuất khẩu và bên nhận ủy thác xuất khẩu có ghi rõ: số lượng, chủng loại sản phẩm, giá trị hàng ủy thác đã xuất khẩu; số, ngày hợp đồng xuất khẩu của bên nhận ủy thác xuất khẩu ký với nước ngoài; số, ngày, số tiền ghi trên chứng từ thanh toán qua ngân hàng với nước ngoài của bên nhận ủy thác xuất khẩu; số, ngày, số tiền ghi trên chứng từ thanh toán của bên nhận ủy thác xuất khẩu thanh toán cho bên ủy thác xuất khẩu; số, ngày tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu của bên nhận ủy thác xuất khẩu.
- Tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu đã làm xong thủ tục hải quan theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.( trừ trường hợp không yêu cầu tờ khai hải quan theo quy định khoản 2 Điều 16 TT219/2013-TT-BTC).
- Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu phải thanh toán qua ngân hàng.
- Hóa đơn thương mại.( Ngày xác định doanh thu xuất khẩu để tính thuế là ngày xác nhận hoàn tất thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan).
Trên đây là cách tính tỷ lệ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu Chính xác cho các Doanh nghiệp. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào khác, vui lòng liên hệ Big House để được tư vấn chi tiết hơn!
Từ khóa » Cách Tính Hoàn Thuế Xuất Khẩu
-
Từ A-Z Các Vấn đề Về HOÀN THUẾ GTGT Hàng Xuất Khẩu - Es-Glocal
-
Hướng Dẫn Hoàn Thuế đối Với Hàng Hóa ... - Báo điện Tử Chính Phủ
-
Hướng Dẫn Hạch Toán, Công Thức Và Cách Tính Thuế Xuất Khẩu
-
Cách Tính Số Tiền Thuế Giá Trị Gia Tăng được Hoàn đối Với Hàng Hóa ...
-
Hoàn Thuế Xuất Khẩu Là Gì? 3 Phương Pháp Tính Thuế Xuất Nhập Khẩu
-
Hướng Dẫn Hoàn Thuế đối Với Hàng Hóa, Dịch ... - Thư Viện Pháp Luật
-
HƯỚNG DẪN HOÀN THUẾ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA DỊCH VỤ XUẤT ...
-
Hướng Dẫn Hoàn Thuế GTGT đối Với Doanh Nghiệp Vừa Xuất Khẩu ...
-
Hoàn Thuế Giá Trị Gia Tăng đối Với Hàng Hóa, Dịch Vụ Xuất Khẩu 08/11 ...
-
Cách Tính Thuế Xuất Nhập Khẩu
-
Hoàn Thuế Xuất Nhập Khẩu Là Gì? (Cập Nhật 2021) - Luật ACC
-
Tổng Hợp 10 Trường Hợp được Hoàn Thuế Giá Trị Gia Tăng (VAT)
-
Quy định, Thủ Tục, điều Kiện Và Hồ Sơ Hoàn Thuế GTGT
-
Thuế Xuất Khẩu Và Nhập Khẩu | Kiểm Toán Crowe Vietnam