CÁCH TÍNH TỶ LỆ THƯƠNG TẬT? CÁCH XÁC ĐỊNH TÍNH TỶ LỆ ...
Có thể bạn quan tâm
Giới thiệu Văn bản pháp luật Biểu mẫu Thư viện Liên hệ Hotline: 024.39.184.888
- Trang chủ
- Luật đất đai
- Dịch vụ sổ đỏ
- Giải quyết tranh chấp
- Thu hồi, Giải phóng mặt bằng
- Hỏi - đáp đất đai
- Luật sư tranh tụng
- Luật sư hình sự
- Luật sư dân sự
- Luật sư hành chính
- Luật sư kinh tế
- Doanh nghiệp - Đầu tư
- Tư vấn luật doanh nghiệp trong nước
- Tư vấn đầu tư nước ngoài
- Xin cấp Giấy phép con
- Pháp chế nội bộ doanh nghiệp
- Tư vấn sở hữu trí tuệ
- Dịch vụ tư pháp
- Dịch vụ công chứng
- Thừa phát lại
- Đo đạc đất đai
- Dịch thuật
- Giám định tư pháp
- Góc tư vấn
- Luật đất đai
- Dịch vụ sổ đỏ
- Giải quyết tranh chấp
- Thu hồi, Giải phóng mặt bằng
- Hỏi - đáp đất đai
- Luật sư tranh tụng
- Luật sư hình sự
- Luật sư dân sự
- Luật sư hành chính
- Luật sư kinh tế
- Doanh nghiệp - Đầu tư
- Tư vấn luật doanh nghiệp trong nước
- Tư vấn đầu tư nước ngoài
- Xin cấp Giấy phép con
- Pháp chế nội bộ doanh nghiệp
- Tư vấn sở hữu trí tuệ
- Dịch vụ tư pháp
- Dịch vụ công chứng
- Thừa phát lại
- Đo đạc đất đai
- Dịch thuật
- Giám định tư pháp
Gửi câu hỏi trực tuyến
Họ tên Điện thoại Email Câu hỏi GỬI NGAY Hotline 024.39.184.888 luatdaianphat@gmail.com Phòng 12A, Chung cư Viện chiến lược công an, đường Nguyễn Chánh, Cầu GiấyTin tức nổi bật
ĐỌC TAM QUỐC - NGẪM VỀ CHUYỆN ĐI TÌM VIỆC TRONG THỜI ĐẠI NGÀY NAY Bản tin cập nhật văn bản pháp luật mới tháng 11 CÁCH TÍNH TỶ LỆ THƯƠNG TẬT? CÁCH XÁC ĐỊNH TÍNH TỶ LỆ THƯƠNG TẬT LÀ BAO NHIÊU PHẦN TRĂM THEO LUẬT MỚI NHẤT? 14/08/2021 09:35Thực tế trong cuộc sống, việc sảy ra những va chạm, xô xát, thậm chí là cố ý gây thương tích là những vấn đề phổ biến và khó tránh khỏi. Và đương nhiên, những hành vi đó đôi khi sẽ phải gánh chịu những hậu quả pháp lý do cơ quan có thẩm quyền của nhà nước quyết định. Để có căn cứ đưa ra quyết định, buộc các cơ quan có thẩm quyền nhà nước phải xác định được tỷ lệ thương tật của nạn nhân trong từng vụ việc cụ thể. Tuy nhiên, để hiểu rõ và có cách nhìn toàn diện hơn về vấn đề này thì đây không phải là điều dễ dàng. DAP LAW luôn tự hào là đơn vị hàng đầu trong việc tư vấn trong lĩnh vực hình sự. Để giúp quý khách hàng có cách nhìn toàn diện về vấn đề trên thì DAP LAW xin mời quý khách hàng tham khảo bài viết dưới đây.
I. Cơ sở pháp lý - Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 - Thông tư 22/2019/TT-BYT, thông tư quy định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần II. Nội dung 1. Tỷ lệ thương tật là gì? Trước khi đi vào tìm hiểu cách tính/cách xác định tỷ lệ thương tật như thế nào thì chúng ta cần hiểu và làm rõ nội hàm của khái niệm Tỉ lệ thương tật là gì? Theo khoa học pháp lý, tỷ lệ thương tật là thông số giám định mức độ bị tổn thương của cơ thể nạn nhân được xác định bởi những cơ quan có đủ điều kiện và thẩm quyền. Cụ thể theo Thông tư 22/2019/TT-BYT thì quy định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần. Cụ thể các tổn thương bao gồm: + Tổn thương cơ thể do tổn thương xương sọ và hệ thần kinh + Tổn thương cơ thể do tổn thương hệ tim mạch + Tổn thương cơ thể do tổn thương hệ hô hấp + Tổn thương cơ thể do tổn thương hệ tiêu hóa + Tổn thương cơ thể do tổn thương hệ tiết niệu – sinh dục – sản khoa + Tổn thương cơ thể do tổn thương phần mềm + Tổn thương cơ thể do tổn thương bỏng + Tổn thương cơ thể do tổn thương cơ quan thị giác + Tổn thương cơ thể do tổn thương răng – hàm – mặt + Tổn thương cơ thể do tổn thương tai – mũi – họng Và đương nhiên, tất cả các loại tổn thương cơ thể đã nêu trên đều được quy định cụ thể và chi tiết tại thông tư 22/2019/TT-BYT. 2. Nguyên tắc xác định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể Cũng giống như các thủ tục khác trong quá trình giải quyết một vụ án hình sự thì việc xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể của nạn nhân cũng đòi hỏi phải tuân thủ theo những nguyên tắc cơ bản nhất định. Bởi chỉ khi tuân thủ những nguyên tắc pháp luật thì mọi hoạt động trong các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử mới tìm ra được sự thật khách quan, xét xử đúng người đúng tội. Theo đó, việc xác định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể cần tuân thủ những nguyên tắc sau: Thứ nhất, tổng tỷ lệ % TTCT của một người phải nhỏ hơn 100%. Thứ hai, mỗi bộ phận cơ thể bị tổn thương chỉ được tính tỷ lệ % TTCT một lần. Trường hợp bộ phận này bị tổn thương nhưng gây biến chứng, di chứng sang bộ phận thứ hai đã được xác định thì tính thêm tỷ lệ % TTCT do biến chứng, di chứng tổn thương ở bộ phận thứ hai. Thứ ba, nếu nhiều TTCT là triệu chứng thuộc một hội chứng hoặc thuộc một bệnh đã được ghi trong các Bảng tỷ lệ % TTCT thì tỷ lệ % TTCT được xác định theo hội chứng hoặc theo bệnh đó. Thứ tư, khi tính tỷ lệ % TTCT chỉ lấy đến hai chữ số hàng thập phân, ở kết quả cuối cùng thì làm tròn để có tổng tỷ lệ % TTCT là số nguyên (nếu số hàng thập phân bằng hoặc lớn hơn 0,5 thì làm tròn số thành 01 đơn vị). Thứ năm, khi tính tỷ lệ % TTCT của một bộ phận cơ thể có tính chất đối xứng, hiệp đồng chức năng mà một bên bị tổn thương hoặc bệnh lý có sẵn đã được xác định, thì tính cả tỷ lệ % TTCT đối với bộ phận bị tổn thương hoặc bệnh lý có sẵn đó. Ví dụ: Một người đã bị cắt thận phải trước đó, nếu lần này bị chấn thương phải cắt thận trái thì tỷ lệ % TTCT được tính là mất cả hai thận. Thứ sáu, khi giám định, căn cứ tổn thương thực tế và mức độ ảnh hưởng của tổn thương đến cuộc sống, nghề nghiệp của người cần giám định, giám định viên đánh giá, xác định tỷ lệ % TTCT trong khung tỷ lệ tương ứng với Bảng tỷ lệ % TTCT. Thứ bảy, đối với các bộ phận cơ thể đã bị mất chức năng, nay bị tổn thương thì tỷ lệ % TTCT được tính bằng 30% tỷ lệ % TTCT của bộ phận đó. Thứ tám, trường hợp trên cùng một người cần giám định mà vừa phải giám định pháp y lại vừa phải giám định pháp y tâm thần (theo quyết định trưng cầu/yêu cầu), thì tổ chức giám định thực hiện giám định sau tổng hợp (cộng) tỷ lệ % TTCT của người cần giám định theo phương pháp xác định tỷ lệ % TTCT quy định tại nội dung đã trình bày. 3. Cách tính tỷ lệ tổn thương cơ thể Việc xác định tỷ lệ % TTCT được tính theo phương pháp cộng như sau: Tổng tỷ lệ % TTCT = T1 + T2 + T3 +...+ Tn; trong đó: T1: Được xác định là tỷ lệ % TTCT của TTCT thứ nhất (nằm trong khung tỷ lệ các TTCT được quy định tại Thông tư này). T2: là tỷ lệ % của TTCT thứ hai: T2 = (100 - T1) x tỷ lệ % TTCT thứ 2/100; T3: là tỷ lệ % của TTCT thứ ba: T3 = (100-T1-T2) x tỷ lệ % TTCT thứ 3/100; Tn: là tỷ lệ % của TTCT thứ n: Tn - {100-T1-T2-T3-...-T(n-1)} x tỷ lệ % TTCT thứ n/100. Ví dụ: Trường hợp 1: Một đối tượng có nhiều tổn thương: Ông Nguyễn Văn A được xác định có 03 tổn thương: - Cụt 1/3 giữa cánh tay phải, khung tỷ lệ % TTCT từ 61 - 65%; - Mù mắt trái chưa khoét bỏ nhãn cầu, tỷ lệ % TTCT là 41 %; - Nghe kém trung bình hai tai mức độ I, tỷ lệ % TTCT từ 21 - 25%. Áp dụng phương pháp nêu trên, tổng tỷ lệ % TTCT của ông Nguyễn Văn A được tính như sau: - T1 = 63% (tỷ lệ % TTCT quy định tại Thông tư này từ 61-65%, giám định viên có thể đánh giá, xác định tỷ lệ % TTCT là 61%, 62%, 63%, 64% hoặc 65%. Ví dụ trường hợp này giám định viên lấy tỷ lệ TTCT là 63%). - T2 = (100 -63) x 41/100% = 15,17%. - T3: Nghe kém trung bình hai tai mức độ 1, tỷ lệ % TTCT được quy định trong Thông tư này từ 21% - 25%. Giám định viên có thể đánh giá, xác định tỷ lệ % TTCT trong khoảng từ 21% đến 25%. Ví dụ trường hợp này giám định viên lấy tỷ lệ % TTCT là 22%, thì tỷ lệ % TTCT của ông A được tính là: T3 = (100 - 63 - 15,17) x 22/100 % = 4,80% Như vậy, tổng tỷ lệ % TTCT của ông Nguyễn Văn A là : 63% + 15,17 % + 4,80% = 82,97 %, làm tròn số là 83%. Như vậy, tổng tỉ lệ thương tật của ông A là 83% Trường hợp 2: Một người cần phải giám định tại hai tổ chức: (1) Giám định pháp y và (2) Giám định pháp y tâm thần: Ông Nguyễn Văn B đã được tổ chức giám định pháp y giám định với kết luận tổng tỷ lệ % TTCT là 45% (T1). Sau đó ông B đến giám định tại tổ chức giám định pháp y tâm thần, tổ chức này kết luận tỷ lệ % TTCT là của ông B là 37%, tổ chức giám định pháp y tâm thần này tổng hợp tổng tỷ lệ % TTCT của ông B như sau: T1 đã được xác định là 45 %; T2 được xác định như sau: T2 = (100 - 45) x 37/100 = 20,35 %. Tổng tỷ lệ % TTCT của ông Nguyễn Văn B là: 45 % + 20,35 % = 65,35 %. Kết luận: Tổng tỷ lệ % TTCT của ông Nguyễn Văn B là 65 %. Bài viết trên đây chỉ có giá trị tham khảo, nếu có bất kỳ vướng mắc nào, xin liên hệ với chúng tôi để được nhận tư vấn trực tiếp. Với độ ngũ luật sư giàu kinh nghiệm và nhiệt tình trong công việc, có trách nhiệm với khách hàng, Luật Đại An Phát chuyên cung cấp các dịch vụ tham gia tranh tụng để giải quyết các vụ án như: Giải quyết tranh chấp về hôn nhân gia đình, tranh chấp về thừa kế, tranh chấp đất đai, tranh chấp tài sản sau ly hôn.... CÔNG TY LUẬT HỢP DANH ĐẠI AN PHÁT Số điện thoại: 024.39.184.888/0973.509.636/0989.422.798 Email: luatdaianphat@gmail.com Trân trọng! Gửi yêu cầu dịch vụ Đăng ký dịch vụ ngay Chọn dịch vụ Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí, nhiều kinh nghiệm, Công ty luật uy tín tại Hà Nội ĐẠI DIỆN VÀ GIÁM HỘ KHÁC NHAU NHƯ THẾ NÀO VIỆC CHỈNH LÝ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH CẤP XÃ CÓ PHẢI LÀ ĐỐI TƯỢNG KHỞI KIỆN VỤ ÁN HÀNH CHÍNH HAY KHÔNG? NGUYÊN TẮC GIẢI QUYẾT TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG LY HÔN THỜI HIỆU TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TUỔI CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN NAY Bài viết khác- Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí, nhiều kinh nghiệm, Công ty luật uy tín tại Hà Nội
- THỦ TỤC CẤP LẠI GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI
- THỦ TỤC GIA HẠN GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI
- ĐẠI DIỆN VÀ GIÁM HỘ KHÁC NHAU NHƯ THẾ NÀO
- LỠ TAY ĐÁNH CHẾT CON SẼ BỊ TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ VỀ TỘI GÌ?
- VIỆC CHỈNH LÝ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH CẤP XÃ CÓ PHẢI LÀ ĐỐI TƯỢNG KHỞI KIỆN VỤ ÁN HÀNH CHÍNH HAY KHÔNG?
- NGUYÊN TẮC GIẢI QUYẾT TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG LY HÔN
- THỜI HIỆU TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ
- Luật đất đai
- Luật sư tranh tụng
- Doanh nghiệp - Đầu tư
- Dịch vụ tư pháp
- Trang chủ
- Giới thiệu
- -- Giới thiệu chung
- -- Đội ngũ luật sư
- Luật đất đai
- -- Dịch vụ sổ đỏ
- -- Giải quyết tranh chấp
- -- Thu hồi, Giải phóng mặt bằng
- -- Hỏi - đáp đất đai
- Luật sư tranh tụng
- -- Luật sư hình sự
- -- Luật sư dân sự
- -- Luật sư hành chính
- -- Luật sư kinh tế
- Doanh nghiệp - Đầu tư
- -- Tư vấn luật doanh nghiệp trong nước
- -- Tư vấn đầu tư nước ngoài
- -- Xin cấp Giấy phép con
- -- Pháp chế nội bộ doanh nghiệp
- -- Tư vấn sở hữu trí tuệ
- Dịch vụ tư pháp
- -- Dịch vụ công chứng
- -- Thừa phát lại
- -- Đo đạc đất đai
- -- Dịch thuật
- -- Giám định tư pháp
- Góc tư vấn
- Văn bản pháp luật
- -- Dân sự
- -- Hình sự
- -- Hành chính
- -- Kinh doanh - Thương mại
- Biểu mẫu
- -- Dân sự
- -- Hình sự
- -- Hành chính
- -- Kinh doanh - Thương mại
- Thư viện
- -- Thư viện video
- -- Thư viện ảnh
- Liên hệ
Từ khóa » Bảng Giám định Tỷ Lệ Thương Tật Trong Hình Sự
-
Thông Tư 22/2019/TT-BYT Tỷ Lệ Phần Trăm Tổn Thương Cơ Thể Trong ...
-
Cách Xác định Tỷ Lệ Thương Tật Là Bao Nhiêu Phần Trăm (%)?
-
Cách Xác định Tỉ Lệ Thương Tật Trong Tố Tụng Hình Sự | Luật Hùng Thắng
-
Cách Xác định Bao Nhiêu Phần Trăm Thương Tật Vụ án Hình Sự
-
Bảng Tỷ Lệ % Tổn Thương Cơ Thể Do Thương Tích Và Nguyên Tắc Xác định
-
Giám định Thương Tật Bao Nhiêu Phần Trăm Thì Bị Khởi Tố Hình Sự
-
CÁCH TÍNH TỶ LỆ THƯƠNG TẬT? CÁCH XÁC ĐỊNH TỶ LỆ ...
-
Quy định Của Pháp Luật Về Giám định Tư Pháp Và Cách Tính Tỉ Lệ Phần ...
-
Giám định Tỉ Lệ Thương Tật Khi Bị Người Khác đánh ? Hình Phạt Khi ...
-
Dịch Vụ Giám định Thử Tỷ Lệ Thương Tật, Tỷ Lệ Thương Tích
-
Thông Tư 22/2019/TT-BYT Quy định Trong Giám định Pháp Y, Giám ...
-
Giám định Thương Tích ở đâu? Hồ Sơ Thủ Tục Giám định Tỷ Lệ Thương Tật
-
Hành Vi Cố ý Gây Thương Tích - Hỏi đáp Trực Tuyến
-
Thông Tư Số 22/2019/TT-BYT Tỉ Lệ Tổn Thương Trong Giám định Pháp Y ...