Cách Tính Vải | Favourites And Sharing
Có thể bạn quan tâm
1/ CÁCH TÍNH VẢI (ĐỊNH MỨC) Giới thiệu thêm cho mọi người về cách tính vải (định mức) Với khổ đúp: 1.5>1.6: chỉ cần mua đủ chiều dài sp + 5cm Chú ý: Với vải có chiều xuôi ngược, có hoạ tiết, kẻ + 20% chiều dài sp Với khổ đơn: 0.9>1/15: cần gấp đôi chiều dài sp Chú ý: Với vải có chiều xuôi ngược, có hoạ tiết, kẻ + 20% chiều dài sp Khổ nhỡ : 1.15 Cách tính cơ bản: May quần: Khổ 1.2 m, 1.3m thì mua 1.5m Khổ 1.5m, 1.6m thì mua 1.1m (nếu dài quần <85cm
May áo: Khổ 90cm, 1.1m : gấp 2 lần dài áo của bạn + dài tay áo + 10cm (khoảng 1.6m) Khổ 1.2m, 1.3m: dài áo + dài tay áo + 10cm (khoảng 1.3m) Khổ 1.5m, 1.6m: mua 1m với tay ngắn và 1.2m với tay dài Khổ 1.8m, 2m (có vài loại vải cotton có khổ to) thì chỉ cần mua 80cm là đủ Chân váy: Khổ 90cm: gấp 2 lần dài váy + 30cm Khổ 1.1m, 1.2m, 1.3m: gấp 2 lần dài váy Khổ 1.5m, 1.6m: 80cm Khổ 1.8m, 2m (có vài loại vải cotton có khổ to) thì chỉ cần mua 80cm là đủ Váy liền: Khổ 1.5m, 1.6m: mua 1.5m Khổ nhỏ > hơn mua 2m Lưu ý: Nếu bạn định chọn kiểu có nhiều bèo thì phải mua thêm. Nếu may xéo vải thì mua gấp rưỡi đến gấp đôi so với cách tính trên tùy theo xéo nhiều hay ít. Các loại vải: thô, đũi, kaki, thô chun, lanh, bò thường bị co nên bạn nên mua thêm vải so với cách tính cơ bản khoảng 10cm và nên giặt trước khi mang đi may.
@cách tính vải may áo: Tlt141: Bình thường may áo thì em mua vải thế này: May áo: Khổ 90cm, 1.1m : 2x(dài áo của bạn + dài tay áo) + 10cm (khoảng 1.6m) Khổ 1.2m, 1.3m: dài áo + dài tay áo + 10cm (khoảng 1.3m) Khổ 1.5m, 1.6m: mua 1m với tay ngắn và 1.2m với tay dài Khổ 1.8m, 2m (có vài loại vải cotton có khổ to) thì chỉ cần mua 80cm là đủ Nếu em may áo kiểu cầu kỳ, xéo vải thì phải mua thêm 30 – 50cm tùy theo kiểu áo.
*Cách tính vải của mình (tất nhiên cũng là may cho mình :v): – Váy suông: + vải thô khổ 1.1-1.2m: 1.5m + khổ vải 1.5m: 1m
– Váy xòe:
+ khổ vải 1.5m: 1,5m nếu xòe nhiều, xòe ít có thể gạn dùng trong 1m
2/ CÁCH TÍNH SỐ ĐO: _ Hạ nách:1/5 ngực _ngang ngực= 1/4 ngực +2, thân sau cộng 1 _ngang mông=1/4 mông +2,thân sau +2 _hạ eo 17 _ngang eo = mgang ngực – 1,5
3/ CÁCH VIỀN VẢI CHO ĐỀU, ĐẸP: Muốn viền bất kỳ chổ nào cho êm và đẹp thì vải viền cắt canh xéo đúng 45 độ . Ví Dụ : muốn thành phẫm đường viền là 0.5 cm , cắt vải viền khoảng 2.5 cm , ủi gấp đôi lại = 1.25 cm.Đường may 0.25 chung với nẹp cổ hay nách tay, đường ủi gấp sẽ là đường mí cuối cùng sau khi gói tất cả các đường may vào bên trong . Chú Ý: đừng cắt vải thừa sát đường may , cắt khoảng 3mm đều . Khi may , không kéo căng vải viền chỉ để êm thôi cách này hơi tốn vải nhưng viền sẽ không bao giờ bị vặn vẹo. Chúc các Mẹ thành công
4/ LÀM THẾ NÀO ĐỂ GHÉP TAY ÁO VÀO THÂN CHUẨN. Em đang may bộ pijama cho con mà khi ghép tay áo vào thân lại bị lệch( nách tay dài hơi nách áo) mạc dù em đã cố gắng đo thật chuẩn rồi. VD như: hạ nách thân là 1/4Vn; ngang ngực là 1/4Vn+2; hạ nách tay là 1/10Vn+2; ngang tay là 1/5Vn. Em may áo tay bình thường, không bồng biếc gì cả nên không thể rút rúm cho vừa với vòng nách được. Các mẹ có kinh nghiệm chỉ giùm em với.
Trả lời: Tớ thì làm thế này: sau khi vẽ nách áo trước và sau, đo vòng nách trên áo, vòng nách thân trước = đường đỏ, vòng nách thân sau = đường xanh. Vẽ tay áo: vẽ một tam giác vuông: cạnh góc vuông nhỏ với bé cao 80-90cm = 6-7cm, bé 95-105 = 7-8cm, bé 115-125cm = 8-9cm; cạnh huyền mang tay trước = đường đỏ, cạnh huyền mang tay sau = đường xanh. Trên cạnh huyền chia làm 4 đoạn bằng nhau và dông lên như bình thường. Sau khi vẽ thì nên kiểm tra lại xem vòng nách ở tay và ở thân áo đã chuẩn chưa, có thể du di đi một tí cũng được. Nách ở tay áo bao giờ cũng bị bai vải hơi là nách ở thân áo. Nếu muốn nách ở tay không bai thì trước khi vào tay may một đường theo vòng nách ở tay áo cách mép vải khoảng 0.3-0.5cm thì khi vào tay sẽ ôm hơn.
@ Cách quấn chỉ chun và may chỉ chun: Bà Bà : cuốn chỉ chun vào suốt chặt tay giữ đầu chỉ cho vào suốt, mở nắp suốt giữ và lắp vào ổ suốt ngay để chỉ ko bị sổ lỏng ra, khi may thì hơi kéo vải cho chạy nhanh hơn một chút, còn khi may tớ may từ trên xuống theo kiểu xoắn ốc để toàn thân áo chỉ là một chỉ liền, chắc được cái lâu rồi thành quen may các đường thẳng cũng đều và đẹp hơn.
@ Cách làm sạch bàn là: Bà Bà: cắm bàn là lên hơi âm ấm, lấy khăn tẩm dấm trắng lau kỹ, khi bàn là nhà mình cháy để xoá các vết đen, vàng ố mình thường làm thế này, hoặc lâu lâu lại lau một lần cho sạch vì bàn là hay bám bông mà, chỗ bàn để may lúc nào mình cũng có lọ dấm.
@ cách may khoá bằng chân vịt lé Cunkin: May bằng chân vịt lé thì trước tiên mình phải banh cái khóa ra, căn cho kim cắm đúng vào cái đường chấm chấm sát mép khóa ấy, sau đó mới căn chân vịt cho sát vào mép khóa, chân vịt sẽ tự banh khóa ra cho mình. Đừng sợ kim đâm vào khóa, vì nó không đâm được đâu .
Miumiu_2009: Mình ko có chân vịt may giọt lệ nên toàn may bằng chân vịt thường đấy cũng chả có bí quyết gì cả nhưng mình hay làm như thế này: – đầu tiên may cái mép ngoài của khóa vào sát mép vải để cố định khóa vào vải – mở banh khóa ra rùi may theo cái đường chấm chấm sát dây khóa, cái này phải vừa may vừa căn ko thì cái kim nó mà lấn tí sang dây khóa là tèn tén ten ko kéo được nhá, nhưng nếu có cái chân vịt chuyên dụng rùi thì nó tự căn cho mình mà Mới đầu mình may cũng bị hở nhưng đến cái thứ 2, 3 thì có kinh nghiẹm hơn, bây giờ thì ok rùi, vừa nhanh vừa khít như hình nhé , cứ mạnh dạn may nhiều là tự rút kinh nghiệm được ngay ấy mà, chúc thành công!
Peace13: Trong trường hợp máy mũi kim chưa thật sát như mình mong muốn thì chêm tí giấy ăn vào. Ngoài dùng để máy khóa còn dùng để viền lé rất thuận tiện. Viền lé là kiểu viền như ở ga gối, cái đường viền nhồi một sợi dây bên trong cho nó tròn tròn hơi gồ lên ấy. 1. Cái cửa quần làm sao lượn cho tròn??? cắt một miếng bìa mỏng mỏng đúng hình đó đặt lên trên và lượn theo chiều cong miếng bìa là OK, 2. Các áo cổ khoét rộng dễ bị bai ra, khi mặc lên cổ hơi vênh vênh. Làm sao ta??? Khi đi vắt sổ về, chỗ cổ họ thường ko vắt gì nhé, các mẹ chỉnh mũi chỉ may thưa thưa rồi may vòng một đường lên chỗ khoét cổ đó, đường chỉ sẽ giúp cho cổ áo ko bị bai ra. 3. Làm thế nào để may cái túi áp lên vải đáy tròn đều?… 4. Làm thế nào để gấu áo phẳng phiu?……
@ Cách xử lý với vải voan khi cắt: Happykat: – Phun, xịt nước hay là giặt và phơi thế nào để lúc mình cắt thì vải còn hơi ẩm, như thế vải đỡ trơn trượt, ít bị xô lệch dễ cắt hơn. – Khi trải vải thì căn mép vải gập đôi sao cho thật bằng mép (vì nếu không dễ cắt bị xéo lệch ngay khó sửa lắm ạ). Khi áp mẫu bìa lên vải để vẽ lại thì mình hay trải vải và bìa lên nền nhà, dùng gối, chăn đã gấp nhỏ hay bất kỳ cái gì tiện tay, tì đều lên một phía đầu mép vải rồi…. dùng chân để đè lên sao cho mép vải gấp đôi không bị xô lệch. Khi vẽ thì vẽ từ hướng mà mình đã tì, và hơi kéo căng vải một chút để dễ vẽ. Mình không dùng băng dính dán vì thấy không tiện thao tác bằng, các mẹ thử cách dán xem sao nhé. – Khi cắt vải thì như meBeLinh04 đã nói, mình hiểu nhưng hơi khó diễn đạt, kiểu là mình sẽ mở kéo ra tối đa, đặt vào đường vẽ trên vải theo đúng chiều sẽ cắt, đưa kéo bấm xuống theo đúng nét vẽ. Sau khi cắt hết một “nhát” kéo đó thì đưa kéo nhấc nhẹ ra khỏi vải, lại mở rộng kéo và làm “nhát” tiếp theo chứ không cắt phăm phăm liên tục như với vải thô, lanh… khác. Mebelinh04: Khi sử dụng kéo để cắt không được vừa cắt vừa đầy cái kéo theo mà nên đặt cái kéo theo đường phấn (đường cần cắt) rồi bấm cái kéo xuống giống như mình bấm cái kềm ấy, lúc đó vải đứt ra rồi mới đẩy kéo lên cắt tiếp tục như vậy thì đường cắt sẽ ngay ngắn và đẹp mà ko bị xô vải.
Bà bà: Với vải voan, lụa, tơ, bông bay hay bất kì một loại vải nào đều thế, mình cắt mẫu trên báo, từng thân một, tay và các phần ghép, sau đó mới ghép vào vải để cắt, bàn cắt nên lót một tấm chăn nỉ hoặc chăn gì có độ lì cao (thường thì để là luôn trên tấm đó), để khi cắt vải ít bị xô lệch, đặt mẫu cắt lên vải, có đinh ghim thì chọn các điểm cách đều nhau để ghim báo qua vải xuống phần dưới chăn lót, hoặc có thể dùng băng dính, nhưng nếu băng dính thì phải hết sức khéo léo vì khi cắt ko hết gỡ sẽ bị sổ mép vải
Lúc may nếu bạn mới may chưa quen, vải hay bị xô thì có thể mua băng tan (tiêu) về lót may, không thì cứ may thẳng, liên tục căn 2 mép vải cho đều nhau, luôn phải căng phần vải bên dưới hơn một chút, vì vải bên trên có chân vịt di nên sẽ dồn vải, khi mới may mình chưa để ý, rõ ràng là cắt bằng nhau mà khi may lại so le ; hồi đầu cẩn thận may từ hai phía về giữa, lâu nhưng lại chắc ăn, về sau rút kinh nghiệm rồi, hai tay giữ và so mép vải liên tục, ép chúng phải vừa , may đến phần nào là chết luôn phần đó.
@ Cách cắt vải viền cổ& viền cổ: mẹcunghia: Cắt vải viền chéo 45 độ, áng chừng độ dài sao cho không thiếu là được . Sau đó đạt viền lên may, (cứ để cả dải vải, chưa cần nối hai đầu viền thành vòng tròn trước đâu ) vải áo ở dưới vải viền ở trên , vải áo thì giữ nguyên nhưng viền thì kéo hết cỡ, khoảng cách từ đường may đến mép vải đúng bằng nửa chân vịt (mình thấy sách hay bảo chừa 1cm đường may nhưng mình hay để nửa chân vịt để kiểm soat độ rộng dễ hơn và lúc may chỗ cong cũng dễ hơn) . Sau khi may gần hết võng cổ còn hoảng vài cm thì dừng lại, may ráp hai đầu vải viền sao cho vưa độ rộng của cổ, (làm thế này để khỏi phải tính độ dài viền cổ nhỏ hơn vòng cổ bao nhiêu) sau đó quay lại viền nốt cổ . @ trong blog của chị vivial có hướng dẫn cụ thể cắt cắt vải viền. Mebelinh04: Kéo vải viền hơi nhẹ tay và không nhấc vải viên lên cao quá.
vợ – chồng – vui: May viền bằng vải k0 co giãn thì mới cắt xéo vải để tạo độ giãn em ạ, còn may viền bằng vải thun thì cắt theo chiều co giãn (đảm bảo cổ k0 bao giờ bị dão vì em kéo vải viền căng ra thì đến khi may xong nó phải co vào chứ, nó ngắn hơn độ dài cổ cơ mà). Thêm 1 kinh nghiệm nữa là mình thường để viền cổ dài, lúc may thì mình kéo vải viền, rồi cắt phần thừa đi (chú ý kéo đều tay là ổn). (Nghe hơi mâu thuẫn nhỉ, tức là mình cứ để vải viền dài cũng được vì cắt ngắn hơn thì k0 biết ngắn hơn là bao nhiêu, còn thực tế thì độ dài vải viền sẽ ngắn hơn là độ dài cổ)
@Cách giữ màu quần áo linhjhuong: Mẹo giữ màu cho quần áo không phai Mình đọc thấy có mẹ kêu giặt quần áo bị phai màu nên xin chia sẻ với mọi người cách này ( mình vẫn thường làm và thấy rất ok): Lấy 1 miếng phèn chua cỡ bằng đầu ngón tay cái đun cho tan( bán đầy ở hàng khô ý ạ! các mẹ cứ mua khoảng 5k là dùng thoải mái ) , hòa nước ấm rồi cho đồ vào ngâm khoảng 1h, xong mang ra giặt xà phòng như bình thường, quần áo sẽ không bị phai màu ,đảm bảo với các mẹ luôn
Chia sẻ:
Có liên quan
Từ khóa » Cách Tính độ Xéo Canh Của Vải
-
Cách Tính độ Xéo Cạnh Của Vải
-
Phương Pháp Kiểm Tra Vải Thành Phẩm
-
ĐỘ XOẮN VẢI & SẢN PHẨM SAU GIẶT ( SPIRALITY TEST)
-
Hướng Dẫn Kiểm Tra Chất Lượng Vải Theo Tiêu Chuẩn 4 điểm - 123doc
-
ĐỘ CO RÚT CỦA VẢI LÀ GÌ VÀ CÁCH TÍNH
-
Đường Canh Sợi Vải - All About The Grain Line Of Fabric
-
Công Thức Tính Định Mức Dây Viền Xén Xéo - CongNgheMay
-
ĐỘ XOẮN VẢI & SẢN PHẨM SAU GIẶT
-
Khổ Vải = 1.45 Mét, Dài Viền 1 áo = 2.4...
-
CÔNG THỨC TÍNH ĐỊNH MỨC DÂY VIỀN | Thiết Kế Rập Toán Trần
-
Grainline - Đường Canh Sợi Vải - Học Viện Thời Trang Việt Nam
-
DÂY VIỀN CẮT XÉO TÍNH NHƯ THẾ NÀO ..? - Cắt Rập Cứng
-
Hiện Tượng Lệch Xiên Trong Cắt May & Các Biện Pháp Khắc Phục
-
Cách Tính định Mức Cắt Viền | Diễn đàn Công Nghệ May