ĐỘ XOẮN VẢI & SẢN PHẨM SAU GIẶT
Có thể bạn quan tâm
Tình trạng xoắn ốc hay spirality có thể được định nghĩa như là một kết quả khi các cột dọc (wales) hay sợi dọc và các hàng ngang( Courses) hay sợi ngang trong vải dệt kim hay dệt thoi bị dịch chuyển khỏi vị trí vuông góc lý tưởng cho cấu trúc của vải.
Vải dệt kim ở dạng hình ống sau khi nó được dệt ra từ một máy dệt kim tròn và vấn đề đối với vải single jersey là độ xoắn còn lại trong vải và khuynh hướng xoắn trả của vải sau khi ra khỏi máy dệt.
Hiện tượng xoắn ốc này liên quan đến các cấu trúc không cân bằng trong vải single jersey.
Nó không xảy ra với vải interlock và vải rib bởi vì cột dọc trên mặt phải và mặt trái của vải là cân bằng.
Đây là một vấn đề rất phổ biến trong lĩnh vực may mặc với các mặt hàng áo dệt kim và nó có thể xảy ra ở trạng thái vải mộc, sau wash hoặc đã hoàn thành và có ảnh hưởng rõ rệt đến tính thẩm mỹ cũng như chức năng của hàng dệt kim.
Một số vấn đề thực tế phát sinh từ hiện tượng xoắn vải là : các phôi vải bán thành phẩm không khớp nhau, gây khó khăn cho khâu may , đường may sườn (side seams) dịch chuyển ra trước hay sau của cơ thể gây biến dạng quần áo và các đường dệt sọc trên vải bị lệch nghiêng ở các loại vải sọc, không thể may ghép theo yêu cầu đấu nối …. .
Những vấn đề này thường được điều chỉnh bằng cách hoàn tất bằng định hình nhiệt hay xử lý hoàn tất với resin nhiệt và hơi nước.
Đánh giá độ xoắn (Spirality)
Để đánh giá độ xoắn của vải hay sản phẩm may mặc , có thể sủ dụng phương pháp thử AATCC 179 -2004:
Phương pháp kiểm tra này xác định độ xoắn kênh trong vải dệt thoi và dệt kim hoặc áo quần trải qua các quy trình giặt sấy lặp lại trong quá trình sử dụng . Mẫu kiểm tra được giặt và sấy với điều kiện như được sử dụng cho các thử nghiệm kiểm tra độ co của vải hoặc áo quần.
Đối với một số loại vải, mức độ xoắn kênh của hàng may mặc không hoàn toàn phụ thuộc vào độ xoắn kênh của vải ở trạng thái chưa may mà nó còn có thể phụ thuộc vào công đoạn lắp ráp hàng may mặc.
Phương pháp này dựa trên nguyên tắc sau:
Độ xoắn của vải hoặc độ xoắn của quần áo do quá trình giặt sấy được đo bằng cách đánh dấu các vị trí chuẩn của kênh vải trên mẫu kiểm tra trước khi giặt. Độ xoắn kênh sẽ được đánh giá bằng việc đo lại độ dịch chuyển của kênh vải hoặc đường may sau quá trình giặt sấy.
Nếu vải hoặc áo quần đã bị xoắn hoặc lệch kênh trước khi giặt hoặc xảy ra do quá trình may , tình trạng này làm sai lệch kết quả đánh giá độ lệch kênh hay xoắn kênh của mẫu kiểm tra do quá trình giặt sấy , cho nên những mẫu như thế không thích hợp cho việc kiểm tra theo phương pháp này và không được sử dụng.
Một trong những phương pháp đo phổ biến độ xoắn của vải hoặc áo quần được thực hiện như sau:
Đường YZ song song với hàng vòng của mẫu vải dệt kim hay đường seam viền của áo.
Đánh dấu điểm A trên đường YZ.
B là điểm trên cột vòng hay đường vuông góc với YZ.
Sau giặt , điểm A sẽ dịch chuyển qua trái hay phải, tùy theo hướng xoắn của vải hay áo quần. Vị trí mới là giao điểm của đường thẳng vuông góc với YZ là A’.
Các khoảng cách AA’ và AB được đo chính xác tới milimet .
Độ xoắn của mẫu được tính theo công thức:
X = 100 x (AA’ / A’B)
Trong đó, X = % độ xoắn của mẫu sau giặt.
Cách đo thực tế:
- Căn lề vai của áo (hình 2) hoặc thắt lưng của quần (Hình 3) và để phẳng, không kéo căng trên bàn.
- Nhẹ nhàng loại bỏ các nếp nhăn trên mẫu. Vuốt phẳng bắt đầu tại điểm E xuống phần thân của quần áo.
- Sử dụng bút đánh dấu, đánh dấu điểm trên cùng của cạnh gấp lại của quần áo (điểm E) và dấu mốc khác phải được đặt ở điểm thấp nhất của cùng một cạnh gấp lại (Điểm F).
- Đo và ghi lại khoảng cách từ điểm F đến điểm G và đo và ghi lại khoảng cách từ điểm H và điểm G.
- Sau đó giặt và sấy khô mẫu theo điều kiện trên nhãn hướng dẫn sử dụng đề nghị.
- Ổn định mẫu sau khi giặt sau 4 giờ ( 65% độ ẩm RH , 21 độ C) .
- Đặt lại mẫu phẳng mà không kéo căng trên bàn.
- Nhẹ nhàng loại bỏ các nếp nhăn trên mẫu. Vuốt phẳng bắt đầu tại điểm E xuống phần thân của quần áo.
- Đo và ghi lại khoảng cách từ điểm E đến điểm G.
- Đo và ghi lại khoảng cách từ điểm F đến điểm G.
Tiêu chuẩn thông thường cho phép độ xoắn với hàng dệt kim là 5% và hàng dệt thoi là 3%. Độ xoắn vượt quá tiêu chuẩn trên sẽ ảnh hưởng rõ đến hình dáng và chức năng sủ dụng của sản phẩm không được chấp nhận.
Từ khóa » Cách Tính độ Xéo Canh Của Vải
-
Cách Tính độ Xéo Cạnh Của Vải
-
Phương Pháp Kiểm Tra Vải Thành Phẩm
-
ĐỘ XOẮN VẢI & SẢN PHẨM SAU GIẶT ( SPIRALITY TEST)
-
Hướng Dẫn Kiểm Tra Chất Lượng Vải Theo Tiêu Chuẩn 4 điểm - 123doc
-
ĐỘ CO RÚT CỦA VẢI LÀ GÌ VÀ CÁCH TÍNH
-
Đường Canh Sợi Vải - All About The Grain Line Of Fabric
-
Công Thức Tính Định Mức Dây Viền Xén Xéo - CongNgheMay
-
Khổ Vải = 1.45 Mét, Dài Viền 1 áo = 2.4...
-
Cách Tính Vải | Favourites And Sharing
-
CÔNG THỨC TÍNH ĐỊNH MỨC DÂY VIỀN | Thiết Kế Rập Toán Trần
-
Grainline - Đường Canh Sợi Vải - Học Viện Thời Trang Việt Nam
-
DÂY VIỀN CẮT XÉO TÍNH NHƯ THẾ NÀO ..? - Cắt Rập Cứng
-
Hiện Tượng Lệch Xiên Trong Cắt May & Các Biện Pháp Khắc Phục
-
Cách Tính định Mức Cắt Viền | Diễn đàn Công Nghệ May