Cách Trồng Hoa Hồng Từ Cành - đảm Bảo Sống Và Ra Hoa 100%
Có thể bạn quan tâm
Cách trồng hoa hồng từ cành có vẻ như không có gì xa lạ với người trồng hoa. Tuy nhiên, để đảm bảo cành sống tốt, đâm nụ, ra hoa thành công thì có vẻ chưa có nhiều người làm được. Người ta thường giâm cành từ các loại cây thân thảo. Nhưng hiện nay, phương pháp này cũng được sử dụng với loại cây thân gỗ như hoa hồng.
Mục lục ẩn 1 Chuẩn bị 2 Hướng dẫn cách trồng hoa hồng từ cành 2.1 Bước 1: Tỉa bớt hoa và nụ trên cây gốc 2.2 Bước 2: Tỉa bớt lá trên cành giâm 2.3 Bước 3: Cắt nhánh cho cành giâm 2.4 Bước 4: Ngâm thuốc kích thích rễ 2.5 Bước 5: Trồng cành 2.6 Bước 6: Phủ màng che cho cây 2.7 Bước 6: Kiểm tra cây thường xuyên sau khi trồng 3 Nên cắt cành giâm vào thời điểm nào 4 Mẹo trồng hoa hồng từ cành giâmHoa hồng khá dễ ươm cành, tuy nhiên không thể đảm bảo hết 100% cành đều thành công. Khoảng 10% số cành không thể lên mầm, vì vậy tốt nhất là nên thực hiện cắt cành nhiều lần. Tuy nhiên, nếu bà con lấy cành giâm từ hồng khỏe mạnh và làm theo hướng dẫn dưới đây. Đảm bảo tối đa số cành ươm thành công.
Chuẩn bị
- Kéo cắt hoa
- Cây hồng trưởng thành
- Thuốc kích rễ
- Thùng xốp
- Cát, đất mùn, phân hữu cơ.
- Túi nilon
Hướng dẫn cách trồng hoa hồng từ cành
Bước 1: Tỉa bớt hoa và nụ trên cây gốc
Chọn một cành hồng khoảng 30 cm, cắt xéo góc 45 độ. Phần ra rễ tốt nhất trên cành cây chính là cuống cành,chứ không phải là phần giữa nhánh. Cắt bỏ hết bỏ hoa và nụ hoa dọc theo cành vừa cắt. Hoa sẽ tiêu thụ hết năng lượng, làm cản trở việc kích thích thân cây tập trung dinh dưỡng cho cành giâm ra rễ. Như vậy khác với cách chiết cành hồng, cắt hồng để ươm là phương pháp kích rễ từ cành đã cắt rời thân.
Bước 2: Tỉa bớt lá trên cành giâm
Tỉa hết lá trên cành giâm, chỉ chừa lại 2 lá đọt. Sau đó, cắt bỏ phần thân ngay phía trên 2 lá này. Bỏ bớt các lá thừa giúp cây tập trung năng lượng để kích rễ. Tuy nhiên, cành dâm vẫn cần tiếp tục quang hợp và tự hút dinh dưỡng cho đến khi rễ mới hình thành. Đó là lý do bà con nên giữ lại một cặp lá cho cây.
Bước 3: Cắt nhánh cho cành giâm
Dùng dao sắc cắt một vết ngang vào vết cắt cũ của cành giâm. Lúc này tại điểm gốc của cành giâm đã xuất hiện nốt sần do dồn ứ dinh dưỡng. Sau đó, cắt vào phần dưới của cành khoảng 0,5 cm, tách thân cây thành các khứa nhỏ.
Bước 4: Ngâm thuốc kích thích rễ
Tuy không thực sự cần thiết, nhưng sử dụng thuốc kích thích ra rễ thúc đẩy cây mọc rễ nhanh hơn. Thuốc kích rễ gồm Hormon rễ dạng bột, nước và gel. Tuy nhiên nên dùng loại hormon kích rễ dạng bột cho hoa hồng. Đàu tiên, làm ẩm phần cắt của hoa hồng bằng nước. Sau đó nhúng nó vào hóc-môn kích thích ra rễ. Phủi bớt phần bột thừa bám xung quanh.
Bước 5: Trồng cành
Đổ hỗn hợp đất và phân bón vào bầu, cần đảm bảo bầu cao hơn 15 cm. Chọc một lỗ bề mặt bầu. Sau đó cẩn thận chèn cành giâm vào, hạn chết làm rớt bột kích rễ. Nhẹ nhàng ém chặt đất xung quanh thân cây. Cuối cùng là tưới nước quanh gốc.
Bước 6: Phủ màng che cho cây
Dùng túi nilon bọc cả cây lẫn chậu, để giúp cây hạn chế thoát hơi nước, giữ ẩm cho đất. Tuy nhiên, đừng để màng bọc chạm vào lá cây khiến lá bị ướt. Dẫn đến bệnh nấm lá. Có thể cắm một cái cọc vào chậu có thể giúp giữ màng bọc khỏi chạmvào lá. Túi nilon cũng cần được thông hơi một chút, để hơi nước có thể thoát bớt ra. Nếu bọc quá kín, nước ngưng tụ bên trong quá nhiều có thể dẫn đến thối cây.
Bước 6: Kiểm tra cây thường xuyên sau khi trồng
Cây mất khoảng 2 tuần để cắm rễ, trong thời điểm đó cần đảm bảo cho đất luôn đủ độ ẩm. Kiểm tra rễ bằng cách kéo nhẹ trên thân cây. Nếu cây đủ khỏe, phần gốc sẽ cuất hiện vài rễ liti. Cành giâm có thể được cấy vào chậu hoặc mặt đất ngay khi cắm rễ. Hoặc khi mầm lá non bắt đầu xuất hiện dọc theo thân.
Nên cắt cành giâm vào thời điểm nào
Cành giâm có thể cắt bất cứ thời điểm nào. Tuy nhiên cắt cành từ các cành non, cành mới. Sẽ đem lại hiệu quả hơn so với các nhánh già, thiếu sức sống. Mùa xuân hoặc đầu mùa hè là thời điểm tốt nhất để lấy được các cành non. Bà con nên cắt vào sáng sớm khi cây còn ngậm nước.
Hơn nữa, tránh lấy cành giâm khi cây vào vụ trổ bông. Hệ thống trong thân cây đang dồn sức vào việc nở hoa thay vì mọc rễ. Vậy nên cắt cành vào thời điểm này rất khó ra rễ. Nếu bà con phải nhân giống khi cây đang nở hoa. Cần cắt bỏ những bông hoa và nụ ra khỏi cành giâm.
Mẹo trồng hoa hồng từ cành giâm
Điều quan trọng trong việt cắt cành là dụng cụ cắt phải thật sắc bén. Các loại kéo không sắc có thể khiến cành bị khứa xơ tua tủa, thay vì một lát cắt gọn gàng. Điều này có thể làm cho vết cắt dễ bị nấm thối. Hơn nữa, bà con nên rửa sạch dụng cụ cắt tỉa trước và sau khi cắt để tránh truyền bệnh.
Đa số hoa hồng là cây ghép, trong đó có cành lấy được từ cây hồng cảnh, ghép vào một gốc ghép khỏe hơn. Điều này tạo ra một cây hoa hồng ra hoa đẹp, khỏe, thích nghi tốt. Nhưng nếu bà con cắt cành từ phần hồng cảnh được ghép trong cây. Thì cây được tạo ra thường sẽ yếu, thiếu độ khỏe của cây mẹ. Do đó, việc giâm cành từ cây ghép là một điều khó khăn vì bà con không biết chính xác cây sẽ ra sao.
Mặt khác, nhiều giống hoa hồng cây bụi là giống thuần, không phải là cây ghép. Giâm cành từ những cây này thường sẽ dễ thành công và chắc khỏe như cây mẹ. Do đó, hoa hồng cây bụi thường là một lựa chọn tốt cho người mới bắt đầu nhân giống hoa hồng.
4.7/5 - (3 bình chọn)Từ khóa » Hoa Hồng Bị Gãy Cành
-
Nguyên Nhân Cây Hoa Hồng Bị Khô Cành Và Cách Xử Lý - Vườn Sài Gòn
-
Hoa Hồng Bị Khô Cành: Nguyên Nhân & Cách Trị Bệnh Hiệu Quả
-
Lại 1 Cành Hồng Nữa Bị Gãy :(... - Người Yêu Hoa - Gardener
-
Khi Cành Hoa Hồng Bị Gãy Bạn Không Nên Cắt Bỏ - YouTube
-
Cách Trồng Hoa Hồng Bằng Cành, Giâm Cảnh đơn Giản Dễ Chăm Sóc
-
Vì Sao Cây Hoa Hồng Bị Héo Cành đột Ngột? Giải Pháp Khắc Phục
-
Cách Trồng Hoa Hồng Bằng Cành "đơn Giản Nhất" - .vn
-
Cách để Giâm Cành Hoa Hồng - WikiHow
-
Hoa Hồng đen Thân, Khô Cành - Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
-
Ngăn Ngừa Bệnh Thối Thân Trên Cây Hồng Mới Mua Về
-
Vài Bước đơn Giản Xử Lý Tình Trạng Cây Hoa Hồng Chết Nhánh
-
11 Loại Bệnh Của Hoa Hồng Thường Gặp Nhất - 1989 JSC
-
Cách Trồng Và Chăm Sóc Hoa Hồng Trong Chậu Tốt Nhất | Cleanipedia