Nguyên Nhân Cây Hoa Hồng Bị Khô Cành Và Cách Xử Lý - Vườn Sài Gòn

Blog, Kỹ thuật nông nghiệp Nguyên nhân cây hoa hồng bị khô cành và cách xử lý 19/01/2022 /bởi Mai Thanh

Khô cành, đen thân là bệnh rất phổ biến ở cây hoa Hồng, khiến các tín đồ yêu hoa phải “ đau đầu”. Có nhiều nguyên nhân làm cây hoa hồng bị khô cành, tuy nhiên bệnh này thường bắt gặp khi mùa mưa tới, độ ẩm cao là điều kiện thích hợp để mầm bệnh phát triển mạnh. Để ngăn chặn tình trạng này hãy cùng Vườn Sài Gòn tìm hiểu qua bài viết bên dưới nhé.  

Nguyên nhân cây hoa hồng bị khô cành

Nguyên nhân cây hoa hồng bị khô cành

Nguyên nhân cây hoa hồng bị khô cành

Có nhiều nguyên nhân gây khô cành ở hoa hồng, tuy nhiên nguyên nhân chính và khó trị nhất đó là nấm khuẩn xâm nhập vào hoa hồng.

  • Sau trận mưa kéo dài, điều kiện độ ẩm cao kết hợp với thời tiết bất thường khiến cho rễ cây dễ bị tổn thương, khả năng đề kháng của cây thấp. Lúc này vi khuẩn, nấm tồn tại bên trong đất sẽ sinh sôi, nảy nở, chúng xâm nhập vào bên trong cây hoa hồng qua các vết thương do chiết ghép, cắt tỉa không đúng kỹ thuật. Hoặc các vết côn trùng chích, các vết xước do ma sát tạo ra. 
  • Tranh chất dinh dưỡng: Cây hoa hồng trong quá trình phát triển và sinh trưởng tự nhiên, những cành ở phần ngọn sẽ sinh trưởng mạnh hơn từ đó cạnh tranh ánh sáng, nguồn nước, chất dinh dưỡng khá mạnh. Lúc này phần gốc sinh trưởng kém sẽ bắt đầu yếu dần, tình trạng này kéo dài làm cho cành bị chết. 
  • Hoa hồng thường bị các loại sâu bệnh xâm nhập, đặc biệt là sâu đục thân, nếu tình trạng cây bị sâu đục thân nhẹ cành bị yếu và chết dần, nếu tình trạng nặng cành bị gãy và chết nhanh. Sâu đục thân khoan và bên trong thân để ăn xenlulozo và tạo đường rồng trong cây.

Biểu hiện cây hoa hồng bị khô cành

Trong quá trình chăm bón, tưới nước cho cây bạn nên quan sát kỹ những thay đổi để đưa ra biện pháp giải quyết nhanh chóng, dưới đây là một số biểu hiện của cây hoa hồng: 

  • Đầu tiên các lá trên cây thường có hiện tượng héo rũ, khi cây bị nhiễm bệnh những đốm nhỏ nâu vàng xuất hiện trên thân rất dễ nhận biết.
  • Vết bệnh trên cây phát triển rất nhanh tạo thành những mảng dài, bệnh sẽ chuyển biến nặng khi nấm có dấu hiệu lan ra bên ngoài cây. Thân hoa hồng sẽ chuyển từ xanh sang màu đen, các lá trên cây có hiện tượng héo và chết, nếu không có biện pháp xử lý cây sẽ gãy cành và chết dần.
  • Các nấm bệnh, vi khuẩn có thể tấn công ở cành, thân nhưng thường bắt gặp ở các cành non nên bạn cần quan sát thật kỹ. 

Cách xử lý cây hoa hồng bị khô cành

Cắt tỉa hoa hồng bị khô cành đúng kỹ thuật

Cắt tỉa hoa hồng bị khô cành đúng kỹ thuật

Cắt tỉa hoa hồng bị khô cành đúng kỹ thuật

  • Bạn nên vệ sinh vườn hoa hồng thường xuyên, các dụng cắt tỉa cành cần được vô khuẩn bằng nước sôi hoặc cồn để diệt nấm. 
  • Để tránh tình trạng bệnh lây lan cần cách ly chậu hoa hồng ra xa khu vực vườn hoa.
  • Tiến hành cắt bỏ các cành mang bệnh, khô héo sau khi cắt cần đưa các cành đi tiêu hủy tránh mầm bệnh vẫn còn bám vào các cây khác.

Sử dụng đất trồng hoa hồng cao cấp Orgamix

 Đất trồng hoa hồng cao cấp Orgamix 100% từ hữu cơ, giúp nuôi dưỡng và phát triển hoa hồng cho ra nhiều nụ và hoa. Đất trồng được trộn theo tỷ lệ phù hợp giữa các nguyên vật liệu cao cấp nên rất tốt cho cây trồng. Các nguyên liệu đã được loại bỏ tạp chất, xử lý quy trình khép kín loại bỏ mầm bệnh. Trong đất có chứa phân hữu cơ vi sinh, cân bằng lượng kali, đạm giúp kích thích bộ rễ, chồi và mầm phát triển tốt. 

 Đất trồng hoa hồng cao cấp Orgamix

Đất trồng hoa hồng cao cấp Orgamix

Vật liệu chính làm trong đất trồng hoa hồng cao cấp Orgamix là đất đỏ Bazan có nguồn gốc từ cao nguyên Lâm Đồng. Nên giữ ấm tốt và rất giàu khoáng chất, đây là môi trường mà hoa hồng ưa thích. Đặc biệt trong giá thể có đất nung nên không xảy ra hiện tượng ngập úng. Đảm bảo độ mát và thông thoáng cho bộ rễ phát triển. 

Xem thêm>>>  Đất trồng hoa hồng cao cấp Orgamix

 Ngoài ra còn có một số biện pháp ngăn chặn hoa hồng bị khô cành như:

  • Trồng hoa hồng trên giá thể thoát nước và tơi xốp, nên lựa chọn chậu cây thông thoát tránh tình trạng rễ bị ngập vào mùa mưa. 
  • Luôn cung cấp đầy đủ nước cho cây, không nên tưới nhiều nước, tưới một lượng vừa đủ tùy vào mức độ sinh trưởng. 
  • Đặt chậu hoa ở những nơi đón ánh nắng trực tiếp, điều này giúp cây chắc khỏe, tiêu diệt các loại sâu bệnh. 
  • Bổ sung chất dinh dưỡng hợp lý cho cây, tránh tình trạng bón quá nhiều khiến cây bị “bội thực” chất dinh dưỡng.

(Theo Vườn Sài Gòn)

Bài viết liên quan

Blog, Kỹ thuật nông nghiệp

Cách trồng hoa dạ yến thảo ra nhiều hoa, đẹp quanh năm​

28/11/2024bởi Thuy Hoa Blog, Kỹ thuật nông nghiệp

HƯỚNG DẪN TRỒNG HOA CÚC 7 MÀU TẠI NHÀ

26/11/2024bởi Thuy Hoa Blog, Kỹ thuật nông nghiệp

Kỹ Thuật Trồng Hoa Mào Gà Nở Rực Rỡ Đúng Dịp Tết

24/11/2024bởi Thuy Hoa Blog, Kỹ thuật nông nghiệp

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Cúc Lá Nhám

22/11/2024bởi Thuy Hoa Blog, Kỹ thuật nông nghiệp

Kĩ thuật trồng cây lủi rừng đơn giản tại nhà

20/11/2024bởi Thuy Hoa

Điều hướng bài viết

Previous Post Tìm hiểu về ý nghĩa của hoa cúc ngày TếtNext Post Những ưu và nhược điểm của phương pháp trồng rau nhà kính

DANH MỤC

Từ khóa » Hoa Hồng Bị Gãy Cành