Cách Trồng Và Chăm Sóc Hoa Hồng Trong Chậu Tốt Nhất | Cleanipedia

Cách trồng hoa hồng trong chậu tại nhà

Để có cách trồng hoa hồng trong chậu tốt nhất, trước hết bạn cũng cần nắm rõ một số lưu ý dưới đây:

Kích thước chậu

Khi trồng hoa hồng bạn cần lưu ý chọn loại chậu có kích thước thích hợp với sự phát triển của cây. Chậu phải rộng rãi để bộ rễ phát triển và cho cây phát triển về sau. Tuy nhiên, không nên chọn loại chậu quá nhỏ hay quá to so với kích thước của cây vừa ảnh hưởng tới yếu tố thẩm mỹ lại mất nhiều thời gian tưới nước. 

Giống hoa

Để áp dụng các cách trồng hoa hồng trong chậu trở nên hiệu quả, bạn cũng cần lưu ý trong việc lựa chọn giống hoa. Trên thị trường có rất nhiều loại giống hoa hồng đa dạng theo màu sắc, chủng loại và nguồn gốc. Vì vậy, tùy theo sở thích mà bạn hãy chọn cho mình loại giống phù hợp. 

Tuy nhiên, cần lưu ý tới tiêu chí giống cây phải có sự phát triển tốt và chống sâu bệnh. Đây chính là điều mà những người trồng hoa không chuyên thường không để ý tới và thường bỏ sót. Đơn cử như việc bạn có thể dùng cây ghép hay giâm cành. Hay “bí mật" về giống ghép, chúng nhanh phát triển tuy nhiên cây nhanh bị thoái hóa. Còn với cây giâm mặc dù chậm phát triển nhưng lại có sản lượng hoa tốt.

Chọn vị trí trồng

Vị trí trồng hoa hồng cần chú ý tới yếu tố ánh nắng, nên đặt chậu cây có hướng ánh sáng nhưng tránh ánh nắng trực tiếp. Cần đảm bảo hoa hồng tiếp xúc với ánh nắng 5 - 6 tiếng đồng hồ. Nên tránh ánh nắng gay gắt và thiếu sáng sẽ khiến cây dễ bị bệnh và không đủ điều kiện ra hoa, kém năng suất. Ngoài ra, cần lựa chọn khoảng cách trồng hoa hồng sao cho phù hợp để cho cây phát triển tốt nhất.

Làm giá thể trồng hoa hồng

Trong cách trồng hoa hồng trong chậu người ta thường đề cập đến việc làm giá để trồng hoa.Trước hết bạn cần đảm bảo được hệ thống thoát nước bằng cách đục lỗ ở dưới chậu và kê mảnh sành có độ cong lớn. Sau đó dải đất xuống dưới hoặc có thể dùng than tổ ong hay trấu lót ở bên dưới. Nên chọn đất hoặc giá thể tơi xốp có khả năng thoát nước tránh cây bị thối rễ. Tốt nhất nên chọn loại phân hữu cơ đã hoai mục lót bên dưới giá thể trước khi trồng.

Mật độ cây hoa

Mật độ trồng hoa hồng còn tùy thuộc vào tốc độ sinh trưởng của từng giống hoa. Đối với giống hoa hồng có tốc độ phát triển nhanh nên trồng với khoảng cách 40 cm x 50 cm, khoảng 50 nghìn cây trên mỗi ha. Còn đối với giống hoa yếu hơn nên trồng với khoảng cách 35 cm x 40 cm, mật độ khoảng 70 nghìn cây trên mỗi ha. 

Tham khảo: Những loại hoa tươi lâu nhất, bạn nên chọn mua

Cách chăm sóc hoa hồng trong chậu hiệu quả

Việc áp dụng cách chăm sóc hoa hồng trong chậu hiệu quả không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Dưới đây, Cleanipedia có tổng hợp một số kiến thức cơ bạn mà bạn có thể tham khảo như sau:

Tưới nước cây

Hoa hồng giúp giữ đất ẩm và thoát nước rất tốt. Bạn nên đảm bảo tưới cây thường xuyên hàng ngày và nên tưới vào buổi sáng. Không nên tưới hoa hồng vào buổi tối sẽ rất dễ bị bệnh nấm. Bạn có thể thiết kế hệ thống tưới nhỏ giọt hay phun sương để đảm bảo tưới cây đúng giờ mỗi ngày. 

Người đang tưới cây hoa hồng trong chậu.

Chế độ phân bón cho hoa hồng trong chậu

Hoa hồng cần nhiều dinh dưỡng để phát triển, đặc biệt là khi trồng cây trong chậu bạn cần chú ý khi chọn đúng loại phân bón. Nên bón phân cho hoa hồng vào mùa xuân bằng phân vi lượng. Ở giai đoạn sinh trưởng nên bón phân hữu cơ lỏng để kích thích hoa ra nhiều bông. Bên cạnh đó, bạn có thể bổ sung phân bò vi sinh cho hoa hồng vừa tăng dinh dưỡng lại đảm bảo an toàn.

Đôi tay đang chăm sóc cây hoa hồng trong vườn.

Cắt, tỉa ngọn, cành hoa

Khi trồng hoa hồng trong chậu bạn cũng nên chú ý cắt tỉa những bông hoa đã héo và cành bị gãy, cành già để cây mọc thêm lá tươi mới. Thời điểm lý tưởng nhất để cắt tỉa là đầu mua khi chồi hoa hồng phình ra. Sau mỗi đợt thu hoạch hoa bạn nên cắt tỉa để cây nảy chồi và hạn chế sâu bệnh. 

Phòng và trị sâu bệnh khi trồng hoa hồng trong chậu

Hoa hồng được trồng trong chậu thường gặp vấn đề sâu bệnh như nấm, nhện đỏ, nhện trắng, ốc sên, sâu ăn lá, bọ trĩ... Để hoa hồng hạn chế sâu bệnh bạn có thể sử dụng phân trùn quế kết hợp với Trichoderma để chống sâu bệnh cũng như tăng đề kháng cho cây. 

Bài viết này sẽ giúp bạn nắm rõ toàn bộ cách trồng hoa hồng trong chậu. Thông qua bài viết này Cleanipedia hy vọng bạn sẽ giúp bạn sở hữu những chậu hoa xanh tươi tô điểm cho không gian gia đình thêm rực rỡ. 

>> Xem thêm:

  • 13 loại hoa thích hợp trồng ngoài ban công

  • Cách tưới hoa hồng

  • Bí quyết chăm sóc hoa hồng

Tác giả: Team Cleanipedia

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Từ khóa » Hoa Hồng Bị Gãy Cành