Cách Trồng Rau Thủy Canh Tại Nhà CỰC Dễ Ai Cũng Làm được
Có thể bạn quan tâm
Khác với phương pháp truyền thống, trồng rau thủy canh không tốn thời gian làm đất, không cần không gian rộng, nhưng vẫn có rau sạch ăn quanh năm hiện đang được nhiều gia đình ưa chuộng và áp dụng.
Trong bài viết này, mình sẽ hướng dẫn chi tiết phương pháp trồng rau thủy canh tĩnh bằng thùng xốp cực đơn giản tại nhà. Bạn hoàn toàn có thể tận dụng ban công hay sân thượng để thực hiện ngay.
Trồng rau thủy canh là gì?
Mô hình trồng rau thủy canh là hệ thống trồng rau trong môi trường tăng trưởng không phải bằng đất tự nhiên. Thay vì trồng bằng đất thông thường, thì nay tất cả chất dinh dưỡng được hòa tan trong nước và được cung cấp thường xuyên cho cây.
Với phương pháp trồng rau thủy canh, ta không cần phải điều chỉnh độ pH, do có chất đệm giữ được sự ổn định của axit.
Cũng không cần đầu tư bộ sục khí do nước được thông lưu liên tục, nhưng vẫn giữ được đủ lượng dinh dưỡng cần thiết cho cây phát triển, lại thích hợp trồng nhiều loại như rau muống, xà lách, các loại cải…
Trồng rau thủy canh có ưu điểm gì?
Anh Quốc Bảo (39 tuổi tại TP. Nha Trang), nổi tiếng với giàn rau thủy canh đẹp xuất sắc chia sẻ: “So với thổ canh, phương pháp trồng rau thủy canh có rất nhiều ưu điểm như năng suất cao, ít sâu bệnh và bảo đảm sạch theo tiêu chuẩn.
Bên cạnh đó, do trồng trực tiếp bằng môi trường dinh dưỡng trên các giá thể, rau phát triển nhanh, thu hoạch sớm, cây xanh tốt và mập mạp. Sau mỗi vụ, tôi không tốn thời gian làm đất, diệt cỏ dại…”
Trồng rau thủy canh quả thực có ưu điểm vượt trội so với trồng đất, nên được nhiều người áp dụng trồng ngay tại nhà. Không phải chuẩn bị đất, không cần đất tốt hay cải tạo đất, không phải làm cỏ; chỉ cần dinh dưỡng hòa tan, nước được sử dụng tiết kiệm nhất vì không bị thất thoát như trồng đất.
Trồng rau thủy canh cho năng suất cao chỉ với khoảng diện tích nhỏ, vì nó cung cấp môi trường thuận lợi cho sự phát triển của rau, loại bỏ nhiều mầm bệnh phát sinh từ đất trồng. Do vậy rau thành phẩm có chất lượng cao, an toàn và không cần rửa nhiều trước khi ăn.
Cách trồng rau thủy canh tại nhà
Khi trồng rau thủy canh với sự đầu tư bài bản, người ta thường áp dụng mô hình hồi lưu, hay còn gọi là thủy canh hồi lưu, nước được lưu thông liên tục.
Nhưng trong bài viết này, mình chỉ hướng dẫn bạn trồng rau thủy canh tĩnh trong thùng xốp, vì nó đơn giản, chi phí thấp và ai cũng có thể làm được.
1. Chuẩn bị
- Hạt giống.
- Khay om, mút để om hạt (hoặc viên nén xơ dừa hoặc xơ dừa).
- Thùng xốp.
- Dung dịch thủy canh.
- Rọ trồng đường kính miệng 5 phân.
- Dao rạch giấy, thước đo chiều dài.
- Một đoạn ống nhựa phi 42 để khoét lỗ thùng xốp.
- Thiết bị đo nồng độ dinh dưỡng (không bắt buộc).
2. Xử lý thùng xốp
Đối với thùng xốp, cần cắt ngang để bỏ bớt phần trên, sao cho phần còn lại (tính từ đáy chậu) chỉ cao khoảng 20 phân. Mục đích là để tiết kiệm dung dịch thủy canh, nhiều quá thì lãng phí.
Cố gắng cắt thẳng và đều nhé, để cắt chuẩn thì có thể dùng thước kẽ đường.
Đối với nắp thùng, cần cắt bỏ một phần viền ngoài sao cho phần còn lại vừa khít lọt được vào trong thùng xốp.
Mục đích là biến nắp cái bè nổi trên dung dịch thủy canh, khi để ngoài trời gặp mưa, nước trong thùng dâng lên thì nắp cũng nổi lên theo. Ngược lại, khi nước trong thùng giảm, thì nắp cũng hạ xuống theo.
Cố gắng cắt sao cho thẳng, mịn và không bị phạm vào trong, nắp càng khít với thành thùng thì đỡ bị muỗi vào.
Bạn để ý nắp thùng đã được chia sẵn 12 ô, giờ chỉ việc lấy ống nước đục 12 lỗ, mỗi lỗ nằm chính giữa các ô.
Nếu nắp chưa được chia ô, thì dùng thước và bút chia thành 12 ô rồi đục lỗ.
Ở đây mình đã hoàn thành 12 lỗ rồi, trông cũng ra gì phết nhỉ.
3. Các om hạt giống
Có 2 cách om hạt giống, đối với các loại rau cải thì dùng mút cho vào cái khay để om hạt giống.
Hoặc có thể dùng viên nén xơ dừa để om.
Còn nếu là rau muống, bạn có thể dùng giá thể xơ dừa.
Cách om thì quá đơn giản rồi: phun nước làm ẩm ướt mút (xơ dừa), rồi gieo hạt giống vào, để nơi thoáng mát và đợi hạt nảy mầm.
4. Pha dung dịch thủy canh
Về dung dịch thủy canh, hiện mình đang dùng Hydroumat V, gồm cặp 2 lọ A và B tương ứng nắp đỏ và nắp trắng như hình bên dưới. Loại này được dùng phổ biến ở các trang trại thủy canh lớn.
Bạn cũng có thể dùng Hợp Trí, nhưng của họ là dạng bột, về phải pha.
Trên thị trường cũng có một số dạng dung dịch thủy canh là một chai tổng hợp. Nhưng mình không khuyến khích dùng, vì mình nghĩ nó không đủ dinh dưỡng.
Nguyên tắc của dung dịch thủy canh là dạng đặc, nên phải có 2 lọ A và B đại diện cho 2 tổ hợp dinh dưỡng khác loại, không thể trộn lẫn, vì nếu lẫn với nhau chúng sẽ kết tủa.
Pha 50ml mỗi loại dung dịch thủy canh (tổng 100ml) với 20 lít nước.
Pha dung dịch nào trước cũng được, nhưng phải lần lượt, cho 50ml một loại vào trước, đổ đều khắp mặt nước rồi khoắng cho tan (không đổ một cục, vì sẽ khiến nó kết tủa), pha xong rồi mới tiếp tục cho 50ml dung dịch còn lại.
Sau khi pha xong toàn bộ, dùng thiết bị đo nồng độ, nếu thấy ở mức trên dưới 700 ppm là đạt yêu cầu.
Trường hợp không có thiết bị đo, thì trên nắp của dung dịch thủy canh đã có thước đo, bạn cứ pha đúng tỷ lệ như trên là được.
Bây giờ, đổ dung dinh trồng rau vào thùng xốp.
5. Cách trồng rau thủy canh
Đầu tiên thả nắp vào trong thùng. Khi cây giống bắt đầu ra lá thật, tách cây giống ra khỏi khay om (Lưu ý: mút đã được chia thành những khối nhỏ để gieo hạt).
Để nguyên mút cho vào rọ.
Thả rọ vào lỗ trên nắp thùng, quan sát thấy nước vừa ngập mút là ok.
Như vậy là hoàn thành rồi, công việc bây giờ là mang thùng xốp trồng rau thủy canh này ra ngoài trời, theo dõi để và chăm sóc.
Chăm sóc và thu hoạch với mô hình trồng rau thủy canh
Trồng rau thủy canh là mô hình không mất nhiều thời gian chăm sóc của bạn, hàng ngày chỉ cần cho rau tắm nắng từ 5-6h, tuyệt đối tránh mưa vì làm loãng dụng dịch dinh dưỡng.
Vào những ngày trời nóng, hãy dùng bình phun sương tạo độ ẩm cho rau. Chú ý để ý mực nước trong hộp xốp, cần pha dinh dưỡng thêm vào mỗi khi mực nước thấp hơn bộ rễ.
Sau 5 ngày gieo hạt giống bằng phương pháp thủy canh, những mầm non bắt đầu nhú dần lên, nếu cốc nào không lên mầm hãy rút cốc bỏ ra hoặc bổ sung thêm hạt giống. Chị em đừng quên khi thu hoạch rau thủy canh cần cắt sát gốc, để lại một nhánh lá cuối để tạo dinh dưỡng cho lần trồng tiếp theo.
Chỉ sau 15 ngày, bạn có thể thu hoạch thành quả rau trồng tại nhà vừa sạch, tươi ngon lại an toàn cho cả gia đình thưởng thức.
(Bài viết được tham khảo từ kênh Youtube của anh Minh Vy, bạn có thể lên kênh anh ấy để xem video hướng dẫn)
Từ khóa » Trồng Trọt Thuỷ Canh
-
Trồng Rau Thủy Canh [hướng Dẫn Chi Tiết A-Z]
-
Trồng Rau ăn Lá Thủy Canh
-
Trồng Rau Thủy Canh Là Gì? Khám Phá Các Mô Hình ... - Lâm Hải Farm
-
Nông Nghiệp Thủy Canh Và Tại Sao Cần Trồng Trọt Thủy Canh
-
Thủy Canh Là Gì? Các Mô Hình Trồng Rau Thủy Canh - Agrishop
-
Thủy Canh Là Gì? Top 6 Mô Hình Trồng Rau Thủy Canh Kinh Điển
-
Thủy Canh Là Gì Và Tại Sao Cần Trồng Thủy Canh
-
Bộ Dụng Cụ Trồng Trọt Thủy Canh Là Gì? Giới Thiệu Chức Năng
-
- Hệ Thống Rau Thủy Canh - Giải Pháp Xanh, Sạch, Tiết Kiệm Và Hiệu ...
-
Thủy Canh – Wikipedia Tiếng Việt
-
Top 8 Giá Thể Trồng Rau Thủy Canh được ưa Chuộng | Nông Nghiệp Phố
-
Hướng Dẫn Sử Dụng Dinh Dưỡng Thủy Canh Từ A - Z Năm 2021 - Hachi
-
Thủy Canh Có Lãi Không? Ưu Và Nhược điểm Của Thủy Canh?
-
Rau Trồng Thủy Canh Có An Toàn Không?