Cách Trồng Sả Tại Nhà Xanh Tốt Quanh Năm Thu Hoạch Quanh Năm

Mục lục

  • Cách trồng sả tại nhà xanh tốt quanh năm thu hoạch quanh năm
  • Đặc điểm của cây sả
  • Chuẩn bị trước khi trồng
    • Đất trồng
    • Dụng cụ trồng
    • Nhân giống sả
  • Cách trồng sả trong chậu
  • Kỹ thuật chăm sóc cây sả
    • Tưới nước và làm sạch cỏ
    • Bón phân và đề phòng sâu bệnh
    • Thu hoạch
Rate this post

Cách trồng sả tại nhà xanh tốt quanh năm thu hoạch quanh năm

Cây sả được biết đến là gia vị chính của nhiều món ăn thơm ngon. Ngoài ra loại cây này còn được điều chế làm tinh dầu trị bệnh và có tác dụng đuổi muỗi rất hiệu quả. Hãy thử trồng sả tại nhà với những hướng dẫn dưới đây nhé!

Đặc điểm của cây sả

Sả là loại cây thân thảo với kích thước trung bình từ 1m – 1,5m. Sả thường mọc thành bụi lớn và có nhiều nhánh xung quanh. Phần thân và lá sả có màu xanh nhạt. Phần củ màu trắng ngà gồm nhiều lớp. Bộ rễ của cây rất chắc khỏe, bám sâu vào lòng đất từ 25 – 30cm để lấy dinh dưỡng.

Cách trồng sả tại nhà xanh tốt quanh năm thu hoạch quanh năm

Cách trồng cây sả rất đơn giản vì chúng dễ sinh trưởng và phát triển nhanh chóng. Những chồi sả liên tục được sinh ra từ nách lá và lâu dần tạo thành bụi. Theo đó, chúng ta thường thấy những cây sả già sẽ mọc ở giữa bụi còn bao quanh nó là cây non.

Chuẩn bị trước khi trồng

Đất trồng

Sả là loại cây dễ thích nghi với mọi điều kiện nên có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau. Nhưng tốt nhất vẫn là đất tơi xốp, màu mỡ và nhiều mùn để cây phát triển khỏe mạnh và đẻ nhánh nhanh. Bà con nên sử dụng phân chuồng ủ hoai bón lót để bổ sung dinh dưỡng cho đất trước khi thực hiện cách trồng sả.

Chuẩn bị trước khi trồng

Dụng cụ trồng

Để áp dụng cách trồng sả tại nhà, bà con có thể tận dụng thùng xốp hoặc chậu cây cảnh bỏ trống. Tuy nhiên, yêu cầu kích cỡ chậu rộng rãi và sâu ít nhất 40cm để bộ rễ có không gian phát triển. Đồng thời, phía dưới đáy chậu hoặc thùng xốp nên được khoét lỗ để dễ thoát nước chống ngập úng rễ cây.

Nhân giống sả

Thông thường, sả thường được nhân giống bằng cách chiết những cành con. Khi tách phải quan sát và thực hiện cẩn thận để có thể giữ được phần gốc rễ cây. Phương pháp nhân giống này khá đơn giản mà đạt tỷ lệ sống cao nên được nhiều người áp dụng.

Trường hợp không có bụi sả mẹ để chiết nhánh thì bà con có thể thực hiện cách trồng sả trong nước. Phương pháp trồng sả trong nước hay còn được gọi là trồng sả thủy canh cũng rất dễ làm. Hãy tận dụng những nhánh sả không có rễ và chọn những nhánh khỏe mạnh. 

cách trồng sả tại nhà

Tiếp theo, tiến hành cắt cách gốc khoảng 15cm. Sau đó ngâm nhánh sả đã xử lý vào cốc nước rồi đặt ở nơi thoáng mát. 2 ngày sau, rễ sẽ bắt đầu nhú ra và khoảng 1 tuần là lá bắt đầu mọc. Cứ cách vài ngày thì tiến hành thay nước một lần. Đợi đến khi lá và rễ đã khỏe mạnh thì đem trồng ra đất. Có thể nói, cách trồng sả trong cốc nước quả thật dễ dàng đúng không nào!

Cách trồng sả trong chậu

Sau đây cách trồng sả trong chậu chi tiết mà bạn có thể tham khảo:

Bước 1: Cắt nhánh sả chiết với chiều dài khoảng 20 – 30cm. 

Bước 2: Dùng tay bóc nhẹ lớp bẹ già của nhánh sả và bỏ đi.

Bước 3: Đổ đất đã xử lý vào thùng xốp hoặc chậu. Tiếp đến, tạo lỗ với độ sâu tầm 5 – 6cm. Lần lượt đặt  2 – 3 nhánh sả vào lỗ và lấp đất lại.

Bước 4: Dùng tay nén chặt phần gốc để cố định cây sả không bị ngã đổ. Mỗi ngày nên tưới nước 2 lần bằng vòi phun để cấp ẩm cho đất. 

Kỹ thuật chăm sóc cây sả

Tưới nước và làm sạch cỏ

Ngoài việc thực hiện đúng kỹ thuật trồng sả, thì cần quan tâm đến việc chăm sóc cây. Mặc dù, loại cây này có khả năng chịu hạn tốt nhưng bà con không nên lơ là và bỏ bê chúng. Do đó, hãy thường xuyên kiểm tra tình trạng đất để bổ sung nước kịp thời.

Bên cạnh đó, đừng quên dọn sạch cỏ dại vì chúng là “kẻ thù” là thâm hụt  dinh dưỡng của đất. Nếu là bụi cây lâu năm và sinh nhiều nhánh sả con thì đừng ngần ngại và sang ra chậu mới để sả có không gian phát triển nhé! Lưu ý rằng, thao tác này nên được thực hiện nhẹ nhàng để không làm ảnh hưởng đến bộ rễ cây.

Kỹ thuật chăm sóc cây sả

Bón phân và đề phòng sâu bệnh

Để cây phát triển khỏe mạnh, bà con nên bón thúc cho cây sau khi trồng được từ 20 – 25 ngày. Trong quá trình bón thì kết hợp với vun xới gốc cây. Một tháng sau, tiếp tục bón thúc thêm đợt 2 để cây kích thích sinh thêm nhánh con.

Đặc tính của sả là có khả năng xua đuổi muỗi. Chính vì thế, côn trùng sẽ không dám bén mảng đến gần bụi sả để phá hoại. 

Thu hoạch

Nếu bà con thực hiện đúng các hướng dẫn trên thì chỉ sau 3-4 tháng là đã có thể thu hoạch. Sau khi tỉa gốc, đừng quên vun đất lại để những nhánh sả con tiếp tục phát triển.

Bên cạnh đó, khá nhiều người quan tâm đến cách trồng sả kinh doanh để làm tinh dầu sả thì thời gian thu hoạch cũng kéo dài hơn. Theo đó, khoảng 10 – 12 tháng sau khi gieo trồng thì cây sả mới già và hàm lượng tinh dầu mới đạt chuẩn. 

Trên đây là những cách trồng và chăm sóc sả cực kỳ đơn giản. Chỉ cần chuẩn bị từ vài ba nhánh sả cùng một chút thời gian là bạn đã có riêng một vườn sả để sử dụng rồi đấy. Chúc bạn thành công nhé!

Từ khóa » Trồng Sả Bằng Gốc