Hướng Dẫn Cách Trồng Sả Bằng Cây Rất đơn Giản - AFamily
Có thể bạn quan tâm
1. Đặc tính của sả
10 điều bạn cần nhớ nếu muốn trồng cây ăn quả thành công trong nhàĐọc ngay
Sả thuộc họ thân thảo có chiều cao trung bình từ 1 đến 1,5m. Sả có tên khác là cỏ sả, sả chanh, hương mao. Sả thuộc họ lúa Poaceae (Gramineae), tên khoa học là Cymbopogon nardus Rendl.
Chúng mọc thành bụi rậm và mỗi cây thì phân thành nhiều nhánh. Phần rễ cây hay còn được gọi là củ sẽ có màu trắng hoặc hơi ngả tía một chút, có nhiều lớp. Trong những lớp ấy là từng đốt ngắn.
Lá sả nhỏ và dài khá giống là lúa nhưng mép lá lại hơi nhăn. Đầu lá uốn cong xuống bên dưới. Chúng là một trong những loại cây sống lâu năm với bộ rễ chắc khỏe bám sâu vào đất từ 25 đến 30cm.
Đặc tính của cây sả là có thể ra chồi từ chính nách lá và tạo thành từng bụi sả như lúa. Các cây xung quanh thường là cây non và càng và giữa thì các cây càng già. Cũng nhờ có bộ rễ chắc khỏe như thế mà cây sả thuộc giống cây có khả năng chịu hạn rất tốt.
Cụ thể dù thời gian mùa khô kéo dài tới 4 – 5 tháng nhưng kể cả bạn quên tưới nước thì chúng vẫn sống tốt. Tuy vậy không có nghĩa bạn lơ là những kỹ thuật cơ bản giúp cây phát triển. Cây sả theo Đông y có tên gọi khác là cỏ chanh, hương mao. Sả có mùi thơm đặc trưng và loại cây này được ví là "kho báu" tinh dầu.
Cây sả từ xưa đến nay được mọi người sử dụng một cách triệt để từ lá, củ, rễ với nhiều cách khác nhau như dùng tươi, phơi khô, ướp lạnh… và được sử dụng rộng rãi trong y tế, sản phẩm dược và hương liệu cho cuộc sống hàng ngày.
Trồng sả trong vườn, dọc lối đi, trồng ở ban công hay trên sân thượng đều được. Sả là loài cây dễ tính, dễ trồng và dễ chăm sóc. Vì thế, bạn nên trồng sả nếu có không gian bởi theo nghiên cứu Đông y, sả có tác dụng ngăn ngừa ung thư, giúp tiêu hóa tốt, chữa đau bụng, ăn chậm tiêu, tiêu chảy, co thắt ruột, đau dạ dày…
Bên cạnh đó, sả còn có tác dụng giải độc cơ thể bằng cách tăng tần suất đi tiểu, giúp gan, đường tiêu hóa, tuyến tụy, bàng quang sạch sẽ. Sả còn làm giảm huyết áp, tăng tuần hoàn máu và giảm các vấn đề về huyết áp. Sả có tác dụng giải cảm, trị nhức đầu, giảm cân, làm đẹp…
2. Kỹ thuật trồng cây sả
Chuẩn bị đất
Trồng cây gì cũng vậy đều cần cải tạo đất trước khi trồng. Giống nhiều loại cây khác, cây sả có thể sống ở nhiều loại đất khác nhau nên có thể coi là rất dễ tính. Tuy thế bạn cũng nên chọn những loại đất tơi xốp và nhiều mùn để nó nhanh lớn cũng như đẻ nhiều cây con.
Nếu chỉ trồng làm nguyên liệu cho bữa ăn gia đình thì chỉ cần đào hố rồi bón lót chút phân là được. Còn nếu trồng thành ruộng nhiều để bán cần cày bừa đất kỹ, làm luống cao 20-25cm để chống ngập. Mỗi luống rộng từ 1 đến 1.5m.
Tiến hành trồng
Người ta thường trồng sả bằng những nhánh con. Mỗi hố đặt từ 1 đến 2 nhánh là được rồi. Nhánh đem trồng phải là nhánh khỏe mạnh, có rễ. Trước khi trồng bạn nên bóc lớp bẹ già bên ngoài đồng thời cắt ngắn các lá đến dài khoảng 20cm là được.
Bạn cũng không nên giữ lại nhiều rễ già làm gì. Khi trồng bạn nên đặt nhánh sả hơi nghiêng so với mặt đất rồi vùi đất quanh gốc và nén chặt lại. Sau đó tưới nước đủ ẩm cho cây là được.
Còn nếu bạn trồng trên diện tích lớn thì trên mỗi luống chia thành 2 rạch cách nhau khoảng 80 phân đến 1m. Sau đó bón phân lót cho từng rạch và dùng đất vụn phủ lên tránh bị trôi phân rồi mới trồng cây xuống. Tưới đẫm nước cho cây sau khi trồng.
Như vậy sau khoảng 10 đến 15 ngày nhành sả non bắt đầu ra rễ và xuất hiện lá non. Lúc này bạn chăm sóc chúng đúng kỹ thuật và tỉa bỏ cũng như dặm những nhánh bị chết.
Nếu đất trồng quá khô bạn cần thường xuyên tưới nước cho rễ phát triển, cây mau lớn kết hợp làm cỏ dại. Nhìn chung sả rất ít bị sâu bệnh làm hại, có chăng là hay vàng lá và thối rễ. Do đó bạn dùng các loại thuốc có gốc đồng và Bonomyl phun đẫm vào gốc cây là được.
Những cây bệnh nặng quá thì nhổ bỏ và tiêu hủy tránh ảnh hưởng sang cây khác.
Sả thích hợp với môi trường đất ẩm, ánh nắng vừa phải. Cách chăm sóc chỉ cần chú ý đến việc bỏ bớt lá già, héo úa.
Sau khoảng 3 – 4 tháng trồng và chăm sóc, bạn có thể tỉa bớt củ để cây ra nhánh và củ mới. Sau khi tỉa bớt củ có thể cắt ngang thân lấy lá dùng để làm nước xông hoặc gội đầu. Cây bớt lá, bớt củ nếu được bón phân và tưới nước đầy đủ sẽ cho ra đợt củ mới.
Từ khóa » Trồng Sả Bằng Gốc
-
Cách Trồng Sả Trong Chậu Xanh Tốt Quanh Năm - Sfarm
-
Tuyệt Chiêu Trồng Sả Trong Chậu Nhỏ Nhanh Ra Lá Tại Nhà - YouTube
-
Cách Trồng Sả Tại Nhà Trong Thùng Xốp KHÔNG Cần Rễ - .vn
-
Cách Trồng Sả Trong Thùng Xốp Không Cần Rễ, Nhánh To, Mau Thu Hoạch
-
Cách Trồng Sả Tại Nhà ''cực Kì đơn Giản'' Và Hiệu Quả
-
Cách Trồng Sả Tại Nhà đơn Giản Nhanh Thu Hoạch - AVi Việt Nam
-
Cách Trồng Sả Tại Nhà đơn Giản Trong Nước, Bằng Chậu Hoặc Thùng Xốp
-
Hướng Dẫn Trồng Và Chăm Sóc Cây Sả Trong Chậu • Sài Gòn Hoa 2022
-
Kỹ Thuật Trồng Cây Sả Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao
-
Cách Trồng Sả Tại Nhà Xanh Tốt Quanh Năm Thu Hoạch Quanh Năm
-
Cách Trồng Cây Sả Trong Nhà Nhanh Thu Hoạch - Nông Nghiệp Phố
-
Kỹ Thuật Trồng Cây Sả đơn Giản Tại Nhà - Nhánh To, Nhanh Thu Hoạch
-
Hướng Dẫn Cách Trồng Cây Sả Tại Nhà đơn Giản Dành Cho Các Bà Nội ...
-
Cách Trồng Sả Tại Nhà Cho Củ To, Năng Suất Cao Và Cách Thu Hoạch