Cách Từ Chối Lời Mời Của Sếp Khôn Ngoan - Wiki Phununet

Bạn đang gặp tình huống khó xử trước lời mời của sếp? Dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn để việc từ chối được dễ dàng hơn:

CÁCH TỪ CHỐI LỜI MỜI CỦA SẾP 1. Dành thời gian cân nhắc
Ảnh minh họa
Hãy dành thời gian suy nghĩ trước khi nhận một dự án mới, và trước khi từ chối, hãy cân nhắc mọi chi tiết. Xác định xem bạn cần bao nhiêu thời gian để hoàn thành tốt việc đó và bạn sẽ đưa việc đó vào lịch làm việc như thế nào. 2. Đưa ra lựa chọn khác
Ảnh minh họa
Khi bạn từ chối một cơ hội, hãy cân nhắc để biến nó thành một tình huống tích cực, để đem lại lợi ích cho ai đó từ công việc bị từ chối này. Hãy hỏi han các đồng nghiệp, rồi gợi ý về tên họ cho nhà quản lý. “Luôn nhớ đề nghị một sự giúp đỡ nào đó với người mà bạn vừa làm thất vọng”. 3. Đích thân từ chối
Ảnh minh họa
Hãy trực tiếp nói những lời từ chối. Những cách gửi thông điệp qua email, tin nhắn hay điện thoại rất dễ bị hiểu sai. Bạn không thể thể hiện thái độ hợp tác, giọng nói chân thành qua một email. 4. Tránh đi vào chi tiết
Ảnh minh họa
Trước khi bạn nói không, hãy giải thích rành mạch trách nhiệm hiện tại của bạn và đề nghị người giám sát về ưu tiên công việc của bạn. Hãy bày tỏ rằng bạn không muốn từ chối công việc, nhưng bạn đang bị xung đột về trách nhiệm và phải giải quyết từng thứ một. Hãy giải thích càng đơn giản, ngắn gọn càng tốt. Đưa ra lịch làm việc của bạn. 5. Cân nhắc hậu quả
Ảnh minh họa
Cân nhắc về lợi và hại mỗi khi từ chối, cả về khía cạnh riêng tư lẫn công việc. Nếu bạn là một người mới vào nghề, cấp bậc thấp thì bạn có ít động lực để từ chối. Tuy nhiên, khi đã là nhân viên cao cấp hơn, hãy đồng ý với những cơ hội có thể đưa bạn đến gần với mục tiêu sự nghiệp của mình, và từ chối những gì không liên quan và làm bạn kiệt sức. 6. Đừng nghe lời tâng bốc
Ảnh minh họa
Khi từ chối, rất có thể bạn sẽ được được nghe những lời nài nỉ khẩn thiết, hay lời tâng bốc lên tận mây xanh. Hãy cẩn thận đừng hưởng ứng hay nhượng bộ mà chỉ trình bày rõ ràng nhiệm vụ hiện tại của bạn. 7. Xác định thứ tự ưu tiên
Ảnh minh họa

Nếu một người quản lý đề nghị bạn thực hiện một công việc trong khi bạn đang phải đảm nhiệm một việc khác, hãy nói :”Tôi rất muốn nhận việc này. Nhưng tôi có một việc X với đối tác Y vào thứ Ba. Vậy bao lâu nữa phải hoàn thành công việc anh giao?”

MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM: Làm gì khi "bị" sếp... yêu? Trong cơ quan, Lâm Khanh là người nổi tiếng xinh đẹp, có duyên. Cô đã quen với việc được nhiều người yêu và thường xuyên bị tán tỉnh, trêu ghẹo.

Nhưng vấn đề đã thực sự trở nên nghiêm trọng khi Khanh phát hiện ra mình đang bị sếp... yêu một cách cuồng nhiệt.

Từ những ánh nhìn… cháy lưng

Ba tháng nay, Khanh luôn ở trong tâm trạng phấp phỏng, bối rối. Cứ mỗi khi cô cảm thấy nóng ở lưng, quay lại, y như là bắt gặp ánh nhìn đắm đuối của sếp. Trong v��n phòng này, nơi làm việc của sếp chỉ được ngăn với khu nhân viên bằng một vách kính trong suốt, nó giúp cho sếp có thể quan sát được thái độ và tinh thần làm việc của nhân viên. Tuy vậy, sếp lại dành phần lớn thời gian chỉ để ngắm Lâm Khanh. Điều khiến cô thấy ngại là hình như mọi người trong cơ quan cũng biết chuyện đó. Không chỉ dừng lại ở nhìn ngắm, sếp còn hay gọi Lâm Khanh vào phòng để... bàn việc. Có khi chỉ là để hỏi “việc của em tiến triển đến đâu rồi, có khó khăn gì không?”, “Giúp tôi thảo bức thư mời này nhé, trong cơ quan, chỉ tiếng Anh của em là chuẩn nhất”!,vv… Những cuộc hẹn của sếp với đối tác nước ngoài thường là vào cuối giờ chiều, mỗi lần như vậy, Lâm Khanh luôn được yêu cầu ở lại muộn để giúp khâu... phiên dịch. Kết thúc thường là câu động viên: “Hôm nay em vất vả quá! Không có em, thật anh chẳng biết làm thế nào!” Cuộc tấn công của sếp với Lâm Khanh bắt đầu leo thang. Mỗi khi cô đổi kiểu tóc hay diện một bộ quần áo mới là đều kín đáo được khen ngợi, khi thì nói riêng tư, có khi qua tin nhắn: “Tóc mới rất đẹp”, “màu xanh ấy rất hợp với em”, “hôm nay gặp màu trắng và nụ cười tinh khiết, chắc là sẽ may mắn đây!”, vv… Hai tuần nay, ngày thứ hai nào cũng có một lẵng hoa hồng to bự đặt ngay ngắn trên bàn làm việc của Khanh, mặc dù cô gặng hỏi nhưng người mang hoa đến không bao giờ chịu tiết lộ chủ nhân thực của những lẵng hoa ấy là ai. Lâm Khanh cảm thấy thực sự bối rối, mặc dù cuộc tấn công kín đáo của sếp chưa phải đã đến hồi dồn dập...

Hạn chế tối đa việc rơi vào những không gian và hoàn cảnh riêng tư với sếp (Ảnh minh hoạ)

Phòng thủ cách nào? 1. Hạn chế tối đa việc rơi vào những không gian và hoàn cảnh riêng tư với sếp. (Ba nạn nhân trong vụ giám đốc hiếp nhân viên vừa rồi đã không may rơi vào cái bẫy này). Nguyên tắc này Khanh đã thuộc lòng. Cố đã khéo léo từ chối rất nhiều lời mời cơm trưa và cà phê của sếp. Sự kiện gì có thể mời nhiều người tham gia, Khanh sẽ gợi ý sếp làm như vậy. Tuy nhiên, việc phải ở lại muộn vì công việc đột xuất thì gần như là bất khả kháng. Sếp yêu cầu 5 lần, có khi cô chỉ thoái thác được 1-2 lần. 2. “Lạnh” ngay từ đầu với các hành vi tán tỉnh. “Cảm ơn anh, mọi người vẫn thường khen em như thế" (không quên phá lên cười tự nhiên). Đấy là cách Khanh thường áp dụng với các lời khen bắn vun vút của sếp. Với những tin nhắn hơi quá đà, cô sẽ không trả lời. Tuy vậy, vấn đề nằm ở chỗ cô là người tế nhị, hơn nữa sếp cũng chưa có biểu hiện gì quá đáng. 3. Giữ thái độ làm việc nghiêm túc. Điều đó thể hiện ở cách ăn mặc và tinh thần làm việc. Cô không bao giờ mặc những bộ quần áo quá khêu gợi, váy quá ngắn hoặc áo hở cổ hơi sâu chẳng hạn. Ngoài ra cô cũng cố gắng hạn chế tối đa những động tác, thái độ, cử chỉ có thể khiến đối phương hiểu nhầm là quá lả lơi. 4. Quyết liệt khi cần. Cô tự nhủ mình sẽ rất quyết liệt, tất nhiên không làm bẽ mặt sếp, nếu anh ta tiếp tục lấn tới. Cách làm này nhất thiết phải áp dụng với những ông sếp có máu dê, trơ trẽn và liều lĩnh. Tuy nhiên, với những người thích mình một cách chân thành thì lại rất khó sử dụng nó một cách khéo léo. Nói tóm lại, có nhiều cách để phòng thủ trong trường hợp sếp thích mình. Tuy nhiên, nếu bạn cũng cảm thấy xao động trước sếp thì lúc đó, “đối tượng tác chiến” lại chính là… con tim bạn.

Nghệ thuật từ chối tình cảm của sếp

1. Đừng cố tình hiểu nhầm

Việc bạn thành công và nhận được sự ngưỡng mộ của mọi người đều là điều dễ hiểu. Nếu sếp là một trong số đó thì cũng không có gì đáng ngạc nhiên. Có thể chính năng lực, cách cư xử hay phong cách làm việc của bạn đã "thu hút” sếp. Tuy nhiên, đừng ngộ nhận đó là tình cảm khác thường bởi đó có thể chỉ là sự khâm phục hay ngưỡng mộ mà thôi. Đừng cố biến “gió thành mưa”, làm cho mọi việc trở nên phức tạp hơn. Bạn nên nhớ, được sếp quý tốt hơn bị sếp ghét nhiều. Hãy trân trọng tình cảm sếp dành cho bạn. Song, nếu tình cảm đó vượt quá giới hạn cho phép của bạn thì phải xem xét lại. Điều quan trọng là bạn phải luôn cố giữ được tình cảm đồng nghiệp, đừng chỉ vì được sếp quan tâm mà coi thường hay lảng tránh sếp.

2. Bình tĩnh giải quyết vấn đề, không nên làm rùm beng

Việc phát sinh tình cảm trong quá trình làm việc dù rất bình thường nhưng bạn không nên coi thường nó. Nếu sếp thích bạn trong khi bạn hoặc sếp đã có gia đình thì tốt nhất là nên bình tĩnh giải quyết, không nên làm ầm ĩ. Đương nhiên, bạn không thể để mọi việc "đến đâu thì đến” mà phải bày tỏ thái độ của mình trước sếp, không để sếp “nuôi” ảo vọng với bạn. Nếu sếp có những hành vi khiếm nhã thì bạn cần có hành động và thái độ kiên quyết để chứng tỏ bạn không phải là người dễ dãi.

3. Làm chủ mọi hành vi của bản thân

Một khi phát hiện ra “sếp” có tình ý với mình, bạn cần điều chỉnh lại hành vi cũng như thái độ khi đối diện hay làm việc với sếp, tránh gây thêm những hiểu nhầm không đáng có. Trước mặt sếp, bạn nên tỏ thái độ lễ phép, không nên cười đùa, cợt nhả hay có những hành vi khêu gợi. Luôn luôn tạo khoảng cách giữa bạn và sếp để sếp thấy rằng bạn không muốn thân thiết với sếp.

Khi nói chuyện với sếp, bạn nên tránh các đề tài ngoài chuyện công việc, không nên nói đến sở thích, ưu điểm hay nhược điểm của nhau bởi vì những chủ đề đó dễ làm sếp hiểu nhầm rằng bạn đang cố gắng tìm hiểu nhiều hơn về sếp. Nên tránh rơi vào hoàn cảnh chỉ có bạn và sếp ở trong phòng, nếu bất đắc dĩ rơi vào hoàn cảnh đó thì bạn cần tỏ ra “quang minh chính đại” khi làm bất cứ việc gì, không úp mở gây hiểu nhầm cho sếp.

Nghệ thuật từ chối tình cảm của sếp, Chuyện công sở, Bạn trẻ - Cuộc sống, Từ chối tình cảm của sếp

Bạn nên dùng thái độ mềm mỏng nhưng dứt khoát để “đối đầu” với sếp... (Ảnh minh hoạ)

4. Cư xử với thái độ hoà nhã, mượn cơ hội để bày tỏ thái độ của mình

Nhiều người khi "bị sếp thích" lại cảm thấy khó xử và tính đến chuyện bỏ việc nếu tình trạng đó kéo dài. Chỉ vì một việc không do mình gây ra mà từ bỏ công việc yêu thích thì quả là đáng tiếc. Bạn nên bày tỏ quan điểm của mình trước sếp, đương nhiên là cần dùng những lời lẽ hoà nhã và lịch sự. Ví dụ khi tan ca sếp có nhã ý đưa bạn về, bạn nên nói: “Cám ơn anh/ông, chồng tôi đã hẹn đến đón tôi rồi. Tôi không muốn để chồng tôi đi về một mình”. Nếu sếp quan tâm hỏi về gia đình bạn thì bạn hoàn toàn có thể nói với sếp về chồng con mình và nhấn mạnh họ quan trọng đối với bạn biết chừng nào. Hoặc nếu sếp mời bạn đi ăn cơm, bạn có thể nói rằng: “Tôi nghĩ nếu sếp mời thêm vài nhân viên nữa đi ăn cùng thì thoải mái hơn, dẫu sao cũng chỉ là thêm bát thêm đũa nhưng lại vui vẻ hơn rất nhiều”. Tóm lại, khi sếp có tình ý với bạn hay có những đề nghị gì khác ngoài công việc, bạn nên dùng thái độ mềm mỏng nhưng dứt khoát để “đối đầu” với sếp.

5. Tạo thế chủ động

Tất cả những phương án trên đều dành cho tình huống bạn ở thế bị động. Nếu bạn tin vào khả năng giao tiếp của mình, hãy biến thế bị động thành chủ động. Có câu chuyện như sau:

Ông sếp nọ có tình ý với cô thư ký của mình. Nhân ngày 8-3, ông ta tặng cô thư ký một món quà rất có giá trị kèm theo một bức thư bày tỏ tình cảm. Rồi đến ngày 1-6, cô thư ký đó cùng chồng đến nhà sếp. Khi mở cửa đón khách, ông sếp không hiểu cô này có âm mưu gì. Nhưng cô thư ký cư xử rất hoà nhã, trình bày nguyên nhân đến nhà sếp chơi là để tặng quà cho con gái sếp nhân dịp tết thiếu nhi. Cô còn nói thêm, ở cơ quan sếp hay quan tâm đến mọi người và thường ca ngợi vợ cùng con gái trước mặt nhân viên, nay được gặp mặt thì quả là vinh dự cho cô. Đồng thời, cô tặng lại vợ sếp món quà mà trước đây sếp tặng (đương nhiên chỉ cô và sếp biết mà thôi) và không quên nói là nếu được làm bạn của vợ chồng sếp thì thật vinh dự. Từ đó, vợ sếp quý cô như chị em trong gia đình, vị sếp kia cũng không có thái độ đặc biệt nào khác với cô nữa. Ông tôn trọng và ngưỡng mộ cô hơn. Cũng từ đấy, tình cảm hai người dành cho nhau đơn thuần chỉ là tình đồng nghiệp và bạn bè.

Bạn thấy đấy, từ thế bị động cô thư ký đã tạo ra thế chủ động nhờ trí thông minh và cách cư xử khéo léo. Bí quyết để được sếp tăng lươngNghệ thuật từ chối trong công việcNghệ thuật ứng xử với cấp trênGiải quyết mâu thuẫn với sếp khó hay dễBí quyết để được sếp tin tưởngCách giao tiếp với cấp trên khéo léoĐể công việc hiệu quả khiến sếp luôn hài lòng về bạn (ST)

Từ khóa » Cách Từ Chối Khéo Tình Cảm Của Sếp