Kinh Nghiệm để Chị Em đối Phó Với Hành động Tán Tỉnh Của Sếp

Sếp thường xuyên “tấn công” bạn với những lời có cánh, những ánh mắt “đưa tình” hoặc liên tục tặng hoa, quà để tán tỉnh bạn, nhưng bạn không thích với nhiều lý do. Bạn không biết nên làm thế nào “đối phó” với sếp một cách êm ấm. Kinh nghiệm dưới đây sẽ là câu trả lời giúp bạn.

Chuyện công sở: Giúp chị em đối phó với hành động tán tỉnh của sếp
Sếp đẹp trai, thành đạt nhưng thường xuyên có những hành động “thả thính”

Có một thực tế rằng đa số đàn ông, dù đã có gia đình hay chưa, thường luôn muốn khẳng định vịu của mình. Có người khẳng định bằng bằng quyền lực, tiền bạc hay địa vị xã hội, nhưng cũng không ít người muốn thể hiện bằng cách chinh phục những người đàn bà vây quanh.

Đàn ông họ hãnh diện khi chinh phục được các cô gái, nhất là người trẻ, đẹp. Về tình dục, với họ đó được coi là “của lạ” khi có thêm một người phụ nữ, một sự kích thích mới mẻ sau một thời gian hôn nhân đã trở thành lối mòn.

Việc bị sếp thường xuyên tán tỉnh nơi công sở đôi khi khiến các chị em rất khó chịu trong mỗi ngày làm việc. Có thể vì chị em là “hoa đã có chủ“,  hoặc sếp đã có vợ nhưng vẫn lăng nhăng hoặc bất cứ lý do nào mà bạn không muốn tiếp nhận tình cảm của sêp. Có những lúc chị em phải tránh né chạm mặt sếp, tuy nhiên chiến thuật im lặng hoặc “giả vờ ngó lơ” lại tỏ ra không có tác dụng trong những trường hợp này.

Ngược lại, nếu quá thẳng thắn, phản ứng thái quá, hoặc không mềm dẻo, lại làm ảnh hưởng đến công việc mà bạn đang gửi gắm cả tiền đồ của mình.

Vậy phải làm thế nào để từ chối tình cảm của sếp đây?

Có thể bạn đang hiểu nhầm

Việc bạn hoàn thành tốt công việc của mình và nhận được sự ngưỡng mộ của mọi người đều là điều dễ hiểu. Và sếp bạn cũng là một trong số đó, không có gì đáng ngạc nhiên. Có thể chính năng lực, cách nói chuyện hay phong cách làm việc của bạn đã “thu hút” sếp. Tuy nhiên, đừng ngộ nhận đó là tình cảm khác thường bởi đó có thể chỉ là ngưỡng mộ, tôn thờ và ghi nhận đúng công sức đóng góp của bạn mà thôi.

Có thể bạn đang biến “gió thành bão”, sự hiểu nhầm làm cho mọi việc trở nên phức tạp hơn. Rõ ràng, được sếp quý tốt hơn bị sếp ghét nhiều. Hãy trân trọng tình cảm sếp dành cho bạn. Song, bạn phải xem xét mối quan hệ của bạn và sếp là như thế nào, tình cảm đó là gì? Nếu cả hai cùng “chưa có gì” thì tình cảm đó cũng tốt chứ sao, sếp đẹp trai, thành đạt mà (bạn không thích thì comment profile sếp bạn bên dưới để lại cho mình nhé).

Đọc thêm: Cẩm nang học tốt: cách học bất cứ điều gì nhanh hơn 10 lần

Còn nếu bạn hoặc sếp đã có gia đình, mà tình cảm đó vượt quá giới hạn cho phép của bạn thì phải xem xét lại. Điều quan trọng là bạn phải luôn cố giữ được tình cảm đồng nghiệp, đừng chỉ vì được sếp quan tâm mà coi thường hay lảng tránh sếp.

Không nhận quà một cách vô cớ

Nếu sếp tặng bạn quà vào dịp đặc biệt (sinh nhật bạn) thì việc nhận sẽ không có gì đáng nói. Bởi đơn giản sếp muốn cảm ơn bạn, đó có thể chỉ là phần thưởng hoặc là chế độ đãi ngộ của công ty đối với nhân viên. Nhưng nếu tần xuất tặng quà của sếp tăng theo cấp số cộng cùng những lý do “không liên quan” thì bạn cần có thái độ và hành động ngay lập tức.

Giúp chị em từ chối tình cảm của sếp
Không nhận quà một cách vô cớ

Tuyệt đối không nhận quà vô cớ và không quên gửi đến sếp một lời cảm ơn về sự quan tâm “đặc biệt”. “Có qua có lại mới toại lòng nhau”, vì vậy đừng bao giờ nhận quà từ sếp một cách dễ dàng. Hãy nhớ, khi bạn tỏ rõ thái độ, sếp sẽ nhận ra rằng cách hành xử của bạn với sếp chỉ đơn giản là phép lịch sự không cùng tình cảm nam nữ. Điều này giống như một thông điệp ngầm gửi đến sếp cùng lời nhắn “rất xin lỗi”.

Bình tĩnh

Nếu sếp đang đi quá giới hạn, không chỉ là sự tán tỉnh – thả thính mà có những hành động gạ gẫm, việc đầu tiên, bạn gái cần thật bình tĩnh. Có rất nhiều sự ngọt ngào và cám dỗ từ phía những người đã có vợ bởi họ thường là người am hiểu về tâm, sinh lý phụ nữ, biết cách tán tỉnh và lắng nghe, dễ khiến phái đẹp mềm lòng.

Vì thế, khi có ai đó tiếp cận và bày tỏ tình cảm, bạn nữ cần tỉnh táo tìm hiểu thật kỹ về phía đối phương, thu thập nhiều thông tin để xem xét họ đã có gia đình hay chưa. Nếu người đó thực sự đã có vợ, bạn cần thẳng thắn học cách từ chối ngay từ đầu và hạn chế tiếp xúc sau đó, đừng vì cả nể ban đầu mà để mối quan hệ trở nên phức tạp, có thể chuốc lấy những rắc rối về sau.

Thẳng thắn, trực tiếp

Theo ông Dennis Golden, CEO của Công ty tư vấn, giáo dục và đào tạo IM-Safe LLC tại Mỹ, việc sếp “theo đuổi” nhân viên có thể nhanh chóng “leo thang” từ cấp độ để ý “sơ sơ” đến tấn công dồn dập khiến người “bị” theo đuổi cảm thấy khó chịu, đôi lúc có cảm giác như bị quấy rối, “Lời khuyên chúng tôi đưa ra là bạn phải có thái độ rõ ràng, cho thấy rõ là bạn không muốn đón nhận việc tán tỉnh của sếp.”

Đọc thêm: Kinh nghiệm nói không và kỹ năng từ chối khéo léo

Bạn sẽ cảm thấy khó khăn khi phải bày tỏ lập trường với sếp trong chuyện tình cảm cá nhân, nhưng điều này là cần thiết để tránh nhiều sự hiểu lầm không cần thiết, và không để tình hình “leo thang” đến mức khó kiểm soát.

Làm chủ mọi hành vi của bản thân

Một khi phát hiện ra “sếp” có tình ý với mình, bạn cần điều chỉnh lại hành vi cũng như thái độ khi đối diện hay làm việc với sếp, tránh gây thêm những hiểu nhầm không đáng có. Trước mặt sếp, bạn nên tỏ thái độ lễ phép, không nên cười đùa, đặc biệt cần tránh những hành vi khêu gợi.

Luôn luôn tạo khoảng cách giữa bạn và sếp để sếp thấy rằng bạn không muốn thân thiết với sếp. Khi nói chuyện với sếp, bạn nên tránh các đề tài ngoài chuyện công việc, không nên nói đến sở thích, ưu điểm hay nhược điểm của nhau bởi vì những chủ đề đó dễ làm sếp hiểu nhầm rằng bạn đang cố gắng tìm hiểu nhiều hơn về sếp. Nên tránh rơi vào hoàn cảnh chỉ có bạn và sếp ở trong phòng, nếu bất đắc dĩ rơi vào hoàn cảnh đó thì bạn cần tỏ ra “quang minh chính đại” khi làm bất cứ việc gì, không úp mở gây hiểu nhầm cho sếp.

Lời kết

Chuyện tình nơi công sở luôn là chủ đề nhức nhối của không ít chị em. Kinh nghiệm “đối phó” với hành động tán tỉnh của sếp là bạn phải thật bình tĩnh, và nghiêm túc xem xét mối quan hệ giữa 2 người, đừng ngộ nhận việc sếp có tình cảm đặc biệt với bạn (oan cho sếp đó).

Nếu chắc chắn cả 2 đều chưa có gia đình, và sếp bạn thật lòng, nghiêm túc đến với bạn, bạn cũng có thể cân nhắc chuyện tình cảm này, vì sếp bạn ít nhiều cũng thành đạt, và không có gì xấu khi tiến xa hơn.

Nếu một trong 2 đã có gia đình, bạn cần khéo léo từ chối ngay từ đầu, tuyệt đối không để chuyện tình cảm đi quá giới hạn, và luôn nhớ làm chủ mọi hành vi của bản thân.

Từ khóa » Cách Từ Chối Khéo Tình Cảm Của Sếp