Nghệ Thuật Từ Chối Khôn Khéo Giúp Bạn Thoát "họa" Chốn Công Sở
Có thể bạn quan tâm
Kỹ năng từ chối là gì ?
Kỹ năng từ chối là việc dùng ngôn ngữ hoặc hành động thể hiện không đồng ý với đề nghị từ người khác. Việc từ chối thể hiện bằng nhiều cách khác nhau nhưng vẫn khéo léo khiến người khác vui vẻ chấp nhận.
Trên thực tế, chúng ta không phải lúc nào cũng giúp đỡ được người khác. Nhưng vì tính cả nể nên phải chấp nhận làm theo yêu cầu dù bản thân không thực sự muốn. Khi lời đề nghị vượt quá khả năng cho phép làm sao để nói “không” cho khéo đang là câu hỏi được nhiều người quan tâm.
Từ chối khéo mang lại lợi ích gì ?
Trong mỗi chúng ta luôn tồn tại tinh thần tương thân tương ái rất cao. Chính vì lý do đó, nhiều người không ngại dang tay giúp đỡ người khác khi được yêu cầu. Khi tâm lý đó bị lợi dụng quá nhiều, họ sẽ có yêu cầu thái quá vượt tầm kiểm soát. Im lặng vì sợ mất lòng hay mạnh dạn từ chối luôn là nỗi khó xử của rất nhiều người. Thực tế, chúng ta đã không ít lần bắt gặp trường hợp éo le như: đối tác mời rượu, đồng nghiệp yêu cầu hỗ trợ công việc, sếp giao thêm việc ngoài giờ… dù khả năng không thể đáp ứng nhưng vẫn ậm ừ chấp nhận.
Sẽ có lúc bạn nhận ra, thật ngốc khi cứ mãi chạy theo yêu cầu của người khác. Sự tốt bụng đặt không đúng lúc chỉ biến bạn thành chân sai vặt bị người khác xem thường. Ngoài ra, tính cả nể sẽ khiến bạn bị áp lực vì cứ mãi ôm hết việc vào người.
Thế mới thấy, bạn phải học nói “không” với trường hợp cần thiết. Vì chẳng ai vui vẻ chấp thuận việc mình không muốn làm. Hơn thế nữa, yêu cầu này có thể ảnh hưởng đến công việc của bạn. Nên từ chối bớt đi sẽ giúp bạn có thời gian hoàn thành tốt công việc của mình.
Hành động này không được cho là ích kỷ. Bởi điều này chứng tỏ bạn biết giới hạn và giá trị của bản thân mình. Chỉ khi buộc phải làm việc mình không đồng thuận, bạn sẽ càng nhận ra lợi ích tuyệt vời của kỹ năng này.
Nghệ thuật từ chối dành cho bạn
Thật khó để nói “không” khi ai đó nhờ vả điều gì. Thậm chí, nhiều người còn mang tâm lý day dứt khi không thể hoàn thành yêu cầu của người khác. Đây quả thật là suy nghĩ sai lầm. Bởi chúng ta cũng có mối bận tâm và công việc cần xử lý. Nhất là trong môi trường công sở, tư tưởng ngại từ chối vì sợ mất lòng luôn tồn tại trong tâm trí mọi người. Làm sao để từ chối nhưng vẫn nhận được sự đồng thuận ? Hãy cùng điểm qua những bí quyết sau đây nhé.
Xác định rõ khả năng của mình
Thực tế, không phải lời yêu cầu nào bạn đều đáp ứng được. Vì thế, hãy tìm hiểu kỹ nội dung lời đề nghị trước khi quyết định. Nếu quá bận hoặc không có khả năng giải quyết, từ chối là cách tốt nhất cho bạn và người đề nghị. Trường hợp này, hãy giải thích rõ vì sao bạn từ chối để họ hiểu và chấp nhận. Ngược lại, nói “không” một cách vội vàng sẽ khiến họ đánh giá bạn là người ích kỷ và xa lánh bạn. Nên cần xác định rõ khả năng bản thân trước khi quyết định để có cách trả lời tốt nhất nhé.
Đừng xin lỗi
Trong môi trường làm việc, hỗ trợ lẫn nhau hoàn thành công việc vẫn luôn xảy ra. Với phương châm “có qua, có lại”, giúp đỡ lẫn nhau thúc đẩy công việc giải quyết nhanh hơn còn tăng tính đoàn kết nội bộ doanh nghiệp. Tuy nhiên, chúng ta không phải sứ giả thân thiện mang nhiệm vụ giúp đỡ người khác. Nếu không muốn, hãy tỏ thái độ dứt khoát khi từ chối bạn nhé. Đây không phải nghĩa vụ bắt buộc, bạn không cần cảm thấy ngại và xin lỗi bất kỳ ai.
Tìm cách kéo dài thời gian
Trong cuộc sống, mỗi người có cá tính khác nhau. Người sở hữu khả năng ăn nói lưu loát, lắm người không khéo trong cách giao tiếp. Nếu không giỏi trong cách nói chuyện, bạn có thể dùng kế hoãn binh khi nhận được lời đề nghị bất ngờ. Chúng ta có thể nói “để tôi suy nghĩ lại” thực chất là kéo dài thời gian. Nếu không đủ kiên nhẫn chờ đợi, họ sẽ thôi và tìm “chiếc bè cứu sinh” khác. Cách giải quyết này sẽ giúp bạn tránh lời từ chối trực tiếp. Họ sẽ không có lý do gì để ghét hay chê trách vì chính họ tự rời đi trước. Hơn thế nữa, cách từ chối nhẹ nhàng, gián tiếp này sẽ khiến họ ngầm hiểu lời khước từ mà không thể ghét được bạn.
Dập tắt ngay từ lúc đầu
Trong công việc, dẫu biết giúp đỡ đồng nghiệp là cách “làm quen” hiệu quả nhất. Nhưng mỗi người có vai trò và nhiệm vụ cần xử lý riêng. Nếu hàng tá deadline hàng ngày đã đủ khiến bạn áp lực nặng nề, đừng dại rước thêm mệt mỏi cho bản thân. Khi xác định bản thân không muốn, bạn nên dập tắt suy nghĩ nhờ vả từ khi chớm nở, cụ thể như:
Nếu bạn biết đồng nghiệp bên cạnh chuẩn bị nhờ bạn hỗ trợ photo tài liệu cho phòng ban. Bạn có thể lên tiếng trước như : Công việc tôi nhiều quá. Tình trạng này tôi có thể trễ deadline mất. Lời than thở vô ý nhưng thực chất cố tình ra hiệu cho họ thôi ý nghĩ nhờ vả bạn.
Nếu đủ tinh ý, họ sẽ tự hiểu và chuyển hướng đối tượng đề nghị giúp đỡ. Qua đó, bạn cũng không cần mất thời gian suy nghĩ lý do để từ chối.
Qua những phân tích trên, kỹ năng từ chối là một khía cạnh khác rất quan trọng trong giao tiếp. Nhờ vào cách nói “không” khôn khéo này sẽ giúp bạn tránh ôm việc quá mức và tự tạo áp lực cho mình. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ đem lại kiến thức bổ ích và giúp bạn tìm được cách từ chối phù hợp cho bản thân mình.
Xem thêm: Người hướng nội xây dựng thương hiệu cá nhân ra sao?
— HR Insider — VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Post Views: 99,710Từ khóa » Cách Từ Chối Khéo Tình Cảm Của Sếp
-
Làm Sao để Từ Chối “tình ý” Của Sếp? - PLO
-
Làm Sao để Từ Chối “tình ý” Của Sếp? | Báo Dân Trí
-
Cách Từ Chối Lời Mời Của Sếp Khôn Ngoan - Wiki Phununet
-
Từ Chối Lời Tỏ Tình Của Sếp - VnExpress
-
Nghệ Thuật Từ Chối Tình Cảm Của Sếp Hiệu Quả - Cách Viết CV Xin Việc
-
Cách Từ Chối Khéo Tình Cảm Của Sếp - Hàng Hiệu
-
Cách Từ Chối Công Việc Sếp Giao Mà Không Gây Mất Lòng - Glints
-
Đối Phó Trước Lời Tán Tỉnh Của Sếp Một Cách Nghệ Thuật - Gia đình
-
Học Cách Từ Chối Khéo Nhưng Không Mất Lòng Sếp Và đồng Nghiệp
-
6 Cách Từ Chối Nhưng Vẫn Giữ được Hòa Khí Trong Công Việc
-
Kinh Nghiệm để Chị Em đối Phó Với Hành động Tán Tỉnh Của Sếp
-
Mẹo Giúp Bạn Nói "không" Với Sếp - Tuổi Trẻ Online
-
Cách Từ Chối Khéo Khi Nhận Quà Sếp Nữ Không Bao Giờ Bị Từ Chối
-
Từ Chối Lời Tỏ Tình Từ Sếp, 2 Tháng Sau Tôi đứng Hình Trước Quà Cầu ...