Cách ứng Xử Khôn Ngoan Khi Con Nói Dối - VnExpress Đời Sống
Có thể bạn quan tâm
Dưới đây là bài viết của tiến sĩ Vũ Thu Hương, chuyên gia giáo dục kỹ năng sống cho trẻ:
Nói dối hẳn nhiên không phải là vấn đề nhỏ. Nói dối tạm chia thành ba loại:
1. Thông tin nói dối có nhiều điểm có lợi cho người nói.2. Nói giảm nói tránh để người nghe đỡ bị tổn thương.3. Sử dụng thông tin sai để bao biện cho lỗi lầm của chính mình.
Nhiều khi trẻ nói dối nhưng hoàn toàn không nhận thức được mình đang nói dối. Lý do bao gồm:
- Trẻ thường tự xây dựng cho mình một thế giới tưởng tượng. Trong thế giới đó, đôi khi trẻ là công chúa, nàng tiên hoặc siêu nhân. Vì thế, nhiều khi con thốt ra một câu nói dối rất tự nhiên vì lúc đó con đang ở trong thế giới tưởng tượng của mình chứ không phải ngoài đời thực.
- Khi bị cha mẹ chất vấn về tội lỗi gây ra, con luống cuống nên nghĩ ngay ra cái gì đó để bao biện cho chính mình. Đây chính là hành động tự vệ.
- Con nghe bố mẹ, người xung quanh nói dối và con học theo. Trẻ nhỏ bắt chước rất nhiều nên việc học theo người lớn mà nói dối cũng không phải chuyện hiếm.
Vì thế, để tránh tình trạng con nói dối, cha mẹ cần:
Tránh tuyệt đối việc nói dối. Nếu có trường hợp cần nói giảm nói tránh, cha mẹ nên nói khi không có mặt con ở đó. Tốt nhất là hạn chế tối đa mọi việc phát ngôn những thông tin không đúng sự thật.
Khi cần nói giảm nói tránh, tốt nhất cha mẹ chuyển hướng sang cách trả lời: “Tôi rất tiếc là không thể cho bạn biết thông tin”, “Xin phép bạn cho tôi giữ điều này cho riêng mình”, “Thông tin đó tôi không muốn chia sẻ”… Khi đó trẻ sẽ hiểu, nếu buộc phải nói dối, tốt nhất tuyên bố thẳng là sẽ không phát ngôn. Như vậy lời nói của chúng ta là thật chứ không hề dối chút nào.
Tuyệt đối tránh mắng con ầm ĩ, chất vấn con những câu như: "Tại sao con lại làm như thế?" Nếu con đã làm điều gì đó không ổn, cha mẹ nên nói luôn vào hậu quả và theo quy định trước để xử phạt. Cha mẹ không chất vấn con thì con sẽ tránh được việc phải bao biện cho hành động của mình và con sẽ không phải nói ra những câu nói không có thật.
Vậy nếu con đã nói dối, cha mẹ cần cư xử ra sao?
Trước tiên, cha mẹ hãy ngừng cuộc nói chuyện lại, uống nước và suy tính kĩ rồi hãy phản ứng. Việc chúng ta lập tức quát mắng con, chất vấn con sẽ làm con hoảng sợ và lần sau còn nói dối nhiều hơn. Khi chúng ta thật bình tĩnh, chúng ta sẽ tìm ra được cách xử sự đúng đắn nhất.
Ngoài ra, cha mẹ nên công bố ngay lập tức cho con thông tin chính xác để con biết rằng con không thể lừa dối cha mẹ được. Bất kể sự thật nào của con thì cha mẹ cũng biết cả.
Khi con nói dối, cha mẹ không nên xử phạt này nọ. Thay vì quát mắng, cha mẹ hãy tỏ ý buồn, bị tổn thương, con sẽ cảm nhận được điều đó và con sẽ tự thấy ân hận vì đã làm cho bố mẹ buồn. Một câu nói: "Con nói dối làm bố rất buồn" sẽ có tác dụng tốt hơn hẳn là câu quát "Tại sao con lại nói dối như vậy".
Tóm lại, cha mẹ đừng trầm trọng hóa vấn đề. Thế giới có 9 tỉ người thì có 9 tỉ người nói dối. Quan trọng là cha mẹ cần làm sao để giảm bớt tình trạng con nói dối đi, để không tạo thành tính cách xấu mà thôi.
Vũ Thu Hương
Từ khóa » Cách Dạy Trẻ Hay Nói Dối
-
Cách Dạy Con Trẻ Không Nói Dối | VOV.VN
-
4 Cách Xử Lý Của Ba Mẹ Thông Thái Khi Trẻ Nói Dối - POH Thai Giáo
-
Chuyên Gia Tâm Lý Nổi Tiếng Chỉ Cách đơn Giản Sửa Tật Nói Dối Của Con
-
Chia Sẻ Cách Dạy Trẻ Không Nói Dối Của Các Bậc Phụ Huynh Thông Thái
-
Làm Gì Khi Trẻ Nói Dối? - Dạy Con Kiểu Nhật
-
7 Cách Giúp Cha Mẹ Nuôi Dạy Con Không Nói Dối Và Trung Thực
-
Con Nói Dối Phải Làm Sao? - Cách Xử Trí Của Ba Mẹ Thông Thái
-
Bí Quyết Dạy Con Trẻ Không Nói Dối - VTC News
-
Nói Dối Và Hành Trình Phát Triển Nhận Thức Của Trẻ | Prudential Việt Nam
-
Dạy đúng Cách Khi Con Trẻ Nói Dối - Báo Lao động
-
Làm Gì Khi Trẻ Nói Dối | Giáo Dục Chuyên Biệt Hy Vọng
-
Cách Hay Giúp Bố Mẹ ứng Xử Khi Trẻ Nói Dối - Co.opmart
-
Dạy Trẻ Không Nói Dối
-
4 Cách Trị Tận Gốc Tật Nói Dối Của Con Trẻ Mà Bố Mẹ Thông Thái Nên ...