Làm Gì Khi Trẻ Nói Dối | Giáo Dục Chuyên Biệt Hy Vọng

Các thiên thần nhỏ của chúng ta rất đáng yêu, nhưng một ngày ba mẹ đột nhiên phát hiện con biết nói dối. Hầu hết các cha mẹ trong trường hợp này đều giật mình, băn khoăn, thậm chí tức giận vì không hiểu là con đã học thói quen xấu đó từ khi nào. Chia sẻ dưới góc nhìn của chuyên gia iSmartKids dưới đây sẽ giúp các ba mẹ hiểu con hơn và biết cách tạo ra một môi trường yêu thương, để khuyến khích con suy nghĩ tích cực, trung thực và sẵn sàng chia sẻ với ba mẹ bất cứ điều gì. Dưới một góc nhìn khác, ba mẹ nên thấy việc bé biết nói dối là sự thể hiện của việc bé đã khôn lớn hơn. Bé đã bắt đầu biết nhìn nhận, suy nghĩ. Tuy nhiên đã đến lúc ba mẹ cần bình tĩnh tìm nguyên nhân và phương pháp để uốn nắn bé.

Nguyên nhân nào dẫn tới trẻ nói dối?

1.Sợ làm bố mẹ thất vọng:

Tâm lý quá kỳ vọng của cha mẹ vào con, muốn con luôn luôn làm tốt mọi việc, luôn luôn được thành tích cao…Tôi đã gặp một vài trường hợp, vì quá kì vọng vào con muốn con vào các trường điểm mà trong khi đó sức học của con không thể đáp ứng được. Nên cứ bắt con đi học thêm hết lớp này đến lớp khác, khiến cho trẻ áp lực nặng nề nên khi đi học con thường không tập trung, kết quả không được như bố mẹ mong muốn,.Nên khi được cha mẹ hỏi con thường nói dối không đúng sự thật

Chính cha mẹ đã tạo áp lực tâm lý cho trẻ sợ bố mẹ thất vọng, nên nhiều đứa trẻ đã chọn giải pháp nói dối.

2.Sợ bị đánh đòn:

Nhiều bậc phụ huynh áp dụng phương pháp giáo dục “ Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” Nên khi trẻ phạm bất cứ một lỗi nào đó cũng lấy phương pháp này ra để áp dụng. Ngẫu nhiên trẻ phải nói dối để tránh bị la mắng, đánh đòn.

3.Bắt chước người khác:

Tất cả các bậc cha mẹ đều khuyên con phải trung thực, không được nói dối. Nhưng rất nhiều cha mẹ lại ngang nhiên nói dối trước mặt con, và còn nói dối với chính con.Ví dụ như: Thuốc này ngon lắm ngọt lắm, hay Con ngoan thì bố mẹ sẽ thưởng cho cái này, cái nó mà khi trẻ làm tốt mà bố mẹ lại không thực hiện…vv.

Tại trung tâm Ismartkids đã từng test một trường hợp là một bạn nhỏ, bạn nhỏ này mới được 3 tuổi nhưng mà bạn dã biết nói dối, mà cách nói dối của bạn ấy là nói dối có ảnh hưởng từ bà nội. Vì khi nào con đòi bố thì bà nội thường hay nói dối là “Con ngoan thì bố sẽ về và sẽ mua quà cho con”, nhưng nhiều lần như vậy bé đều không nhận được bất cứ món quà nào từ bố nên trong suy nghĩ của con nói dối là không sao cả. Mà trẻ học nhiều nhất qua sự quan sát và bắt chước người lơn trong gia đình chứ không qua các lời khuyên hay bất cứ sách vở nào cả.

4.Trẻ muốn được người khác chú ý đến mình:

Một số trẻ có tâm lý hiếu thắng, luôn muốn mình trở thành trung tâm của sự chú ý, nên đã tìm cách nói dối để được mọi người chú ý đến mình.

Đôi khi nói dối là sản phẩm của trí tưởng tượng. Đối với những trẻ có trí tưởng tượng phong phú, trẻ đôi khi ngỡ sự việc tưởng tượng là có thật. Giống như việc một đứa trẻ nghĩ rằng ông già tuyết là có thật và nói với ba mẹ rằng đã gặp ông vào đêm hôm qua. Đôi khi nói dối bắt nguồn từ việc trẻ cảm thấy sợ hãi. Một đứa trẻ sợ ở một mình có thể tưởng tượng rằng bé bị ốm mệt để được người lớn quan tâm và ở bên.

Phương pháp giải quyết khi trẻ nói dối:

1.Bố mẹ cần noi gương cho trẻ:

Nhiều khi trẻ cho rằng nói dối là chuyện bình thường mà “Con thấy bố mẹ con nói dối suốt có làm sao đâu”.

Chính vì vậy để con không nói dối, thì bố mẹ là người thực hiện đức tính trung thực trước để trẻ noi theo. Vì trẻ còn nhỏ và rất hay học theo người lớn. vậy nên bố mẹ tuyệt đối không được nói dối trước mặt trẻ hay nói dối với chính trẻ.

2.Có hình phạt nhẹ nhàng khi trẻ nói dối:

Khi trẻ nói dối chúng ta không chỉ dùng cách phân tích mà cần áp dụng thêm hình phạt để trẻ ghi nhớ.Vậy, sử dụng hình phạt như thế nào là phù hợp để trẻ không lặp lại nữa? Có nên dùng hình phát thật nặng không?

Nhưng nếu muốn trẻ ghi nhớ và không nói dối nữa mà chúng ta lại dùng hình phạt quá nặng thì phương pháp này sẽ tác dụng ngược lại.

Vậy các bậc cha mẹ có thể áp dụng hình phạt nhẹ nhàng như: Bắt bé đứng khoanh tay 20 phút, suy nghĩ về lỗi của mình và hứa từ nay không nói dối nữa; Hay có thể là bắt trẻ chép phạt ghi ra mình đã nói dối điều gì và hứa sẽ không nói dối nữa,…hình phạt tuy nhẹ nhàng nhưng sẽ giúp trẻ khắc sâu vào suy nghĩ không nói dối nữa.

3.Hãy “ Vờ” như đã quên lỗi của trẻ:

Khi đã có hình phạt nhẹ nhàng cho trẻ và yêu cầu con hứa sẽ không nói dối nữa thì các bậc cha mẹ cần thể hiện lòng tin với con rằng con sẽ không mắc lỗi nữa. Nên, cha mẹ cần “ vờ” như quên và không nhớ lỗi nói dối của con nữa. Tuyệt đối không nên nhắc đi nhắc lại và chỉ trích bé, như vậy sẽ làm bé sợ hãi và cảm thấy mặc cảm và đôi khi khiến trẻ mất lòng tin vào bố mẹ.

4.Khuyến khích con trung thực:

Cha mẹ sử dụng nhiều cách nhưng con cố tình che giấu sự thật và nói không đúng thì cha mẹ sẽ có hình phạt rất nặng. Tiếp đó, cha mẹ cần thỏa thuận với con, khi con mắc lỗi mà con thành thật nhận ra lỗi của mình thì cha mẹ sẽ tha thứ và bỏ qua cho con phân tích giúp con nhận ra rằng khi thành thật sẽ được mọi người yêu thương và tôn trọng nhưng nếu ngược lại con nói dối sẽ bị mọi người xa lánh và không ai muốn chơi với con nữa.

Cha mẹ kể cho con nghe các câu chuyện về lòng trung thực và hậu quả người nói dối sẽ nhận được.

5.Không đặt quá nhiều áp lực cho con:

Cha mẹ không nên đặt quá nhiều kì vọng vào con, bắt con phải như thế này hay như thế kia. Mô hình chung chúng ta đã gây áp lực lớn cho con. Vậy nên trẻ muốn bố mẹ vui lòng và khen thưởng nên trẻ phải nói dối.

Hầu như bất kì đứa trẻ nào cũng nói dối ít nhất một lần, là cha mẹ hãy biết cách giúp con bỏ tính xấu này ngay từ khi con còn nhỏ nếu không nó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách sau này của trẻ.Các phương pháp giải quyết khi trẻ nói dối trên đây sẽ giúp các bậc cha mẹ có thêm kinh nghiệm và kỹ năng ứng xử phù hợp và dạy bảo đúng cách khi con nói dối.Nhưng nếu cha mẹ đã dùng rất nhiều cách và biện pháp mà trẻ vẫn duy trì thói quen nói dối ấy thì các bậc cha mẹ cần tham khảo thêm lời khuyên của các chuyên gia để giúp con bỏ thói quen xấu này.

Nói dối

Nói thật

Ánh mắt

Tránh ánh mắt của bố mẹ, hay nhìn xuống đất…

Ánh mắt nhìn thẳng vào bố mẹ, ánh mắt không có sự ngại ngùng.

Giọng nói

Lung tung, ngập ngừng, nói hơi nhỏ và nói lắp…

Nói to, diễn đạt đủ ý của mình muốn nói, thể hiện tính nhất quán trong lời nói.

Cử chỉ

Có các hành động cử chỉ như: Bấm tay, các động tác tay chân không được linh hoạt…

Đứng thẳng, miệng cười tự tin.

Chuyên gia iSmartKids 299 Trung Kính

Từ khóa » Cách Dạy Trẻ Hay Nói Dối