Làm Gì Khi Trẻ Nói Dối? - Dạy Con Kiểu Nhật
Có thể bạn quan tâm
Dạy con kiểu nhật
Cách dạy con theo phương pháp Nhật Bản
Đăng ký Đăng nhậpĐăng nhập với:
Connect with
Login with Facebook Login with Google Đăng nhập với facebook Đăng nhập với GoogleBạn đã có tài khoản:
Tên người dùng hoặc Địa chỉ Email
Mật khẩu
Tự động đăng nhập
Đăng ký với:
Đăng ký với facebook Đăng ký với GoogleĐăng ký:
Chào các bạn Tên đăng nhập * Địa chỉ email * Nhập password * Nhập lại password * Đăng ký Làm gì khi trẻ nói dối? bap 26765Hầu hết trẻ nói dối ở một vài thời điểm, nhưng bạn sẽ ngạc nhiên khi lần đầu tiên nghe con nói dối. Nói dối là một phần trong sự phát triển của trẻ – nhưng có nên để con nói dối?
Tại sao bé nói dối?
Trẻ thường nói dối để:
– Bao biện hết mọi thứ và trẻ sẽ không gặp vấn đề gì cả
– Để xem bạn phản ứng như thế nào khi chúng nói dối
– Làm cho câu chuyện hào hứng hơn và làm cho chúng cảm thấy tốt hơn
– Tạo sự chú ý, thậm chí ngay cả khi chúng biết bạn biết sự thật
– Có được thứ mà trẻ muốn – ví dụ – trẻ nói với bà nội “mẹ cháu thường cho ăn kẹo trước khi ăn tối”.
Khi nào thì trẻ bắt đầu nói dối?
Trẻ có thể học được cách nói dối từ rất nhỏ, thường là lúc 3 tuổi. Đó là khi trẻ nhận ra bạn không thể đọc được suy nghĩ của chúng, vì vậy trẻ có thể nói những thứ không đúng sự thật khi trẻ nhận ra bạn không biết về những thứ đó.
Giai đoạn trẻ 4-6 tuổi, lúc này bé nói dối nhiều hơn. Trẻ cảm thấy tốt hơn khi nói dối bằng cách điều chỉnh những biểu cảm trên mặt và giọng nói sao cho phù hợp với cái trẻ đang nói. Nếu bạn đề nghị trẻ giải thích cái trẻ đang nói, trẻ thường sẽ thú nhận.
Khi trẻ bước vào độ tuổi đến trường, chúng sẽ nói dối thường xuyên hơn và có thể cảm thấy nói dối sẽ tốt hơn. Những lời nói dối sẽ ngày càng phức tạp, bởi vì trẻ biết được nhiều từ vựng hơn và hiểu hơn về việc người khác suy nghĩ như thế nào.
Lúc lên 8 tuổi, trẻ có thể nói dối điêu luyện không có chút sơ hở nào.
Bạn nên khuyến khích trẻ nói thật
Khi trẻ đủ lớn, chúng có thể hiểu sự khác biệt giữa sự thật và giả dối, vì vậy khuyến khích và ủng hộ trẻ nói thật là rất tốt cho trẻ.
Bạn có thể làm điều này bằng cách nhấn mạnh tầm quan trọng của sự trung thực trong gia đình và ca ngợi trẻ vì sự trung thực của trẻ và thậm chí đôi lúc bạn phải mất thời gian để làm điều này.
Bạn cũng có thể nói cho trẻ biết rằng bạn không thích trẻ nói dối. Ví dụ, bạn có thể nói những điều như là “Khi con nói dối, mẹ cảm thấy rất buồn và thất vọng.”
Những gợi ý để khuyết khích sự trung thực cho trẻ:
Khi con của bạn đang dựng chuyện, bạn có thể phản ứng bằng cách nói “Đó là một câu chuyện hay – và chúng ta nên viết thành sách”. Điều này sẽ khuyến khích trí tưởng tưởng của trẻ, không phải khuyến khích việc nói dối của trẻ.
Giúp trẻ tránh những tình huống mà trẻ cần phải nói dối. Ví dụ, nếu con bạn làm đổ sữa và bạn hỏi có phải trẻ làm không, thì trẻ sẽ cảm thấy sợ hãi và phải nói dối. Để tránh những tình huống như thế này, bạn có thể nói với con “Mẹ nhìn thấy sữa bị đổ. Con hãy lau sạch nó nhé”.
Những câu chuyện khoác loác là một cách để trẻ có có được sự ngưỡng mộ và tôn trọng từ những người khác. Nếu trẻ thường xuyên khoác loác như vậy, dạy con kiểu Nhật khuyên bạn hãy thử ca ngợi trẻ nhiều hơn – ví dụ, khi trẻ học được thứ gì mới, bạn hãy ca ngợi trẻ. Điều này có thể thúc đẩy sự tự nhận thức của trẻ.
Một điều bạn được không quên chính là bạn phải có những kỉ luật và hình phạt rõ ràng về những hành vi có thể và không thể chấp nhận được trong gia đình.
Khi trẻ thú nhận làm sai điều gì, hãy ca ngợi trẻ về sự thành khẩn của trẻ bằng cách nói với trẻ “Mẹ rất vui vì con đã nói sự thật và mẹ thích sự thành thực của con”. Điều này đã gửi một thông điệp đến bạn rằng bạn không nên bực mình nếu con bạn thú nhận đã làm sai điều gì.
Hãy đọc sách hoặc kể những câu chuyện về lòng trung thực cho trẻ nghe. Ví dụ, “Cậu bé chăn cừu” là một câu chuyện hay về tác hại của những lời nói dối.
Làm gì để trẻ không nói dối?
Nếu bé cố ý nói dối, đầu tiên hãy để bé biết nói dối là không tốt chút nào. Sau đó hãy giải thích tại sao nó lại không tốt và cho bé biết bạn không thể tin tưởng bé về lâu dài nếu bé tiếp tục nói dối như vậy.
Bước tiếp theo là sử dụng hình phạt thích hợp với bé. Ví dụ, nếu bé vẽ bậy lên tường và nói dối với bạn là không phải, hãy bắt bé làm sạch tường.
Giải quyết riêng lẻ lời nói dối và hành vi nói dối dẫn đến nói dối là rất quan trọng. Nếu bé đang nói dối để gây sự chú ý, thì bạn hãy sử dụng những cách tích cực để cho bé chú ý.
Nếu con nói dối để có được thứ mà con muốn – ví dụ – một quyển sách mới – hãy làm một danh sách phần thưởng để con học cách có được những thứ chúng muốn.
Bạn cũng cần chú ý thay đổi môi trường cho bé để giúp trẻ tránh khỏi những tình huống mà bé cần phải nói dối.
Thông thường các mẹ thường kể chuyện vui hoặc làm nghiêm trọng lên lời nói dối của bé. Ví dụ, một đứa trẻ có thể giải thích món đồ chơi bị vỡ bằng cách nói “Con gấu teddy của con đã làm vỡ nó”.
Thì bạn hãy đáp trả bằng những câu nói ngốc nghếch như “tại sao teddy lại làm điều đó nhỉ?” và tiếp tục hỏi như vậy cho đến khi bé thú nhận. Bằng cách này, bạn có thể biết được sự thật và dạy cho bé một bài học mà không cần hình phạt hay xảy ra bất cứ xung đột nào.
Nếu trẻ vẫn cố tình nói dối, bạn hãy củng cố lại quan điểm nói dối là không tốt bằng cách sử dụng những hình phạt thích hợp.
Không bao giờ nói trẻ là một kẻ nói dối. Điều này làm tổn thương lòng tự trọng của trẻ và thậm chí dẫn đến nói dối nhiều hơn. Bởi vì, nếu trẻ tin trẻ là một kẻ nói dối, trẻ sẽ tiếp tục nói dối. Nói chuyện với trẻ về những hành vi nói dối của trẻ là cách hữu ích nhất.
Làm gì khi những đứa trẻ lớn lên lại nói dối
Khi bé lớn lên, nói dối có thể trở thành một thói quen.
Nếu bé đang nói dối nhiều, hãy bình tĩnh nói chuyện với bé về vấn đề này, Cố gắng sắp xếp thời gian để nói chuyện với bé, và hãy để trẻ biết rằng bạn cảm thấy như thế nào khi bé nói dối, nói dối sẽ ảnh hưởng như thế nào đến mối quan hệ giữa trẻ và bạn, và nói dối có thể làm cho gia đình và bạn bè không tin tưởng trẻ nữa.
Hãy nói với bé rằng bạn sẽ nhận ra khi trẻ nói dối. Trẻ cần biết tầm quan trọng của sự trung thực. Nhưng đừng hỏi nhiều lần khi trẻ đang nói sự thật.
Nếu bạn luôn ca ngợi khi bé nói sự thật và cũng sử dụng những hình phạt thích hợp cho việc nói dối của bé, bé có thể sẽ ít nói dối hơn khi trẻ lớn lên. Điều này có thể mất rất nhiều thời gian cho đến khi trẻ lên 7 tuổi hoặc có thể hơn.
Bé ở mọi lứa tuổi đều có khả năng giao tiếp tốt với bố mẹ của chúng và nói chuyện với họ về cái chúng đang làm. Vì vậy hãy quan tâm và giúp bé tránh khỏi những hành vi chống đối xã hội. Thỉnh thoảng bé sẽ nói dối để giữ bí mật hoặc để bảo vệ ai đó.
Ví dụ, bé bị lạm dụng bởi người lớn thường sẽ nói dối để bảo vệ người đó. Thường thì bé sẽ cảm thấy sợ hãi vì trẻ bị đe dọa.
Những việc bạn cần làm khi bạn nghi ngờ con đang nói dối về những vấn đề nghiêm trọng:
- Cho trẻ sự yên tâm rằng trẻ sẽ an toàn nếu trẻ nói sự thật
- Phải cố gắng hết sức để thuyết phục trẻ nói ra và cho trẻ biết rằng bạn có thể làm cho tình hình tốt hơn.
- Nếu bạn quan tâm đến sự an toàn của trẻ, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia sớm nhất có thể.
Thế nào là lời nói dối vô hại?
Lời nói dối vô hại là lời nói dối với ý định tốt – thường là để bảo vệ cảm giác của người khác.
Ví dụ, khi con bạn nhận quà, trẻ sẽ nói cám ơn bạn. Trong một số tình huống, trẻ thật sự không thích nhưng lại nói là thích,trẻ làm vậy vì trẻ không muốn làm tổn thương bạn. Đây là giai đoạn trẻ bắt đầu phát triển về đạo đức, điều này sẽ khuyên khích trẻ nói thật.
Bố mẹ đang nói dối vô hại
Nói dối vô hại trong một số trường hợp có thể bảo vệ một đứa bé vô tội, thúc đẩy sự phát triển sáng tạo hoặc dạy chúng những kỹ năng quan trọng.
Ví dụ, bạn có thể nói với trẻ rằng sự âu yếm của mẹ có năng lượng kỳ diệu có thể chữa lành những tổn thương của trẻ. Một vài bố mẹ sẽ chơi game với trẻ giống như game nàng công chúa ngủ trong rừng.
Mặc dù chúng vô hại, nhưng không nên sử dụng lời nói dối vô hại quá thường xuyên.
Bạn hãy khuyên trẻ sử dụng những lời nói dối vô hại để kiểm soát hành vi. Ví dụ, bạn nói: “Mẹ không thể mua kẹo này cho con được vì mẹ không mang theo tiền”. Điều này sẽ có hiệu quả tốt nhưng nó cũng là con dao hai lưỡi nếu bạn mở ra một cái ví có nhiều tiền trong đó, và điều này dẫn đến sự tranh cãi và thiếu sự tin tưởng.
Chúc bạn thành công!
Tags: cách dạy con ngoan, giao duc con cai, mẹ nhật dạy con, trẻ nói dối, Chia sẻ Chia sẻReview
Review bình sữa Chicco có tốt không khi mua cho bé sử dụng
Cá nhân mình là một mẹ bầu mua sắm...[Review] Top 6 sữa công thức tốt nhất cho trẻ sơ sinh.
Sữa nào tốt cho trẻ sơ sinh? Sữa mẹ...[Review] – 11 ghế rung Fisher Price tốt nhất cho bé hiện nay
Ghế rung Fisher Price đang được các mẹ tìm...Review bình sữa Nuk cho bé chi tiết nhất
Bình sữa Nuk có tốt không? Có nên mua...Được quan tâm nhất
Cách dạy bé vẽ con vật siêu đơn giản (Phần 1)
Phụ huynh cứ luôn lo lắng mỗi khi nhắc...Phương pháp dạy bé tập nói theo từng tháng tuổi
Thật hạnh phúc biết bao khi nghe con bập...Phương pháp Glenn Doman giáo dục sớm cho trẻ
Glenn Doman tốt nghiệp ngành vật lí trị liệu...Làm gì khi trẻ nói dối?
Hầu hết trẻ nói dối ở một vài thời... Xem thêmBài mới nhất
Các giai đoạn phát triển của trẻ phụ huynh cần lưu ý
Mỗi đứa trẻ sẽ phát triển và biến đổi...Một số dạng toán tư duy cho trẻ mầm non thường gặp
Độ tuổi mầm non là giai đoạn vàng để...Phương pháp giáo dục sớm Montessori và những điều cần biết
Phương pháp Montessori được sáng lập bởi tiến sĩ...Trò chơi vận động kích thích phát triển trí thông minh cho trẻ
Trò chơi vận động ngoài trời giúp thỏa mãn... Xem thêmHãy nhấn ĐĂNG KÝ để bạn có thể cập nhật tin mới thường xuyên hơn nhé
Ngày sinh của béVui lòng chọn ngày sinh (*)
Chúng tôi gửi tin đến cho bạn như thế nào?Vui lòng điền email (*)
Đăng kýCon bạn có bị suy dinh dưỡng không?
Ngày sinh của béVui lòng chọn ngày sinh(*)
Giới tính của bé: Chọn giới tính của bé... Nam NữVui lòng chọn giới tính(*)
Chiều cao của bé (cm)Vui lòng nhập nhập chiều cao(*)
Cân nặng của bé (kg)Vui lòng chọn nhập cân nặng(*)
Xem kết quảBài viết bạn nên đọc
Cách nuôi dạy con kỹ năng giao tiếp, thái độ lễ phép với người lớn
13-12-2017 5569 Trẻ nhỏ bắt đầu từ tuổi đã biết tiếp thu rất tốt những câu nói, hành động từ người lớn. Vì thế ngay từ khi còn nhỏ bạn cần có cách...Rối loạn hành vi ở trẻ nhỏ, bạn nên làm gì?
27-03-2017 3809 VIAM – Rối loạn hành vi ở trẻ là một nhóm các vấn đề về hành vi và cảm xúc thường khởi phát từ thời niên thiếu hoặc vị...12 nguyên tắc giáo dục con cái của bố mẹ Nhật
15-03-2017 3758 12 nguyên tắc nuôi dạy con kiểu Nhật Dạy con kiểu Nhật dường như đã trở thành phương pháp khá quen thuộc của các mẹ Việt. Nhưng quen thuộc...Những cách nuôi dạy con vô cùng sai lầm của bố mẹ Việt
09-03-2017 5463 “Món quà lớn nhất mà bạn có thể trao tặng cho con trẻ của mình là đôi cánh của sự tự lập“. “Làm gì mà lóng ngóng thế, tránh...Từ khóa » Cách Dạy Trẻ Hay Nói Dối
-
Cách Dạy Con Trẻ Không Nói Dối | VOV.VN
-
4 Cách Xử Lý Của Ba Mẹ Thông Thái Khi Trẻ Nói Dối - POH Thai Giáo
-
Chuyên Gia Tâm Lý Nổi Tiếng Chỉ Cách đơn Giản Sửa Tật Nói Dối Của Con
-
Chia Sẻ Cách Dạy Trẻ Không Nói Dối Của Các Bậc Phụ Huynh Thông Thái
-
7 Cách Giúp Cha Mẹ Nuôi Dạy Con Không Nói Dối Và Trung Thực
-
Con Nói Dối Phải Làm Sao? - Cách Xử Trí Của Ba Mẹ Thông Thái
-
Bí Quyết Dạy Con Trẻ Không Nói Dối - VTC News
-
Cách ứng Xử Khôn Ngoan Khi Con Nói Dối - VnExpress Đời Sống
-
Nói Dối Và Hành Trình Phát Triển Nhận Thức Của Trẻ | Prudential Việt Nam
-
Dạy đúng Cách Khi Con Trẻ Nói Dối - Báo Lao động
-
Làm Gì Khi Trẻ Nói Dối | Giáo Dục Chuyên Biệt Hy Vọng
-
Cách Hay Giúp Bố Mẹ ứng Xử Khi Trẻ Nói Dối - Co.opmart
-
Dạy Trẻ Không Nói Dối
-
4 Cách Trị Tận Gốc Tật Nói Dối Của Con Trẻ Mà Bố Mẹ Thông Thái Nên ...