Cách Viết Bài Vị đám Tang - Hỏi Đáp

Đối với những gia đình Việt Nam, việc có mẫu bài vị thờ gia tiên trong gia đình là điều cực kỳ cần thiết. Đây là phương tiện được sử dụng để cúng bái, lễ lạt mỗi dịp quan trọng trong gia đình. Nếu như các bạn đang thắc mắc không biết bài vị thờ là gì, các cách viết bài vị để thờ hay lập bài vị cần chú ý những điều gì, cùng đọc tiếp bài viết dưới đây của chúng tôi nhé. Tin rằng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ tới bạn đọc sẽ đem lại cho bạn những kinh nghiệm thú vị, giúp bạn có thể lựa chọn được nhiều thông tin cần thiết cho cuộc sống hơn.

Nội dung chính Show
  • Các mẫu bài vị thờ gia tiên là gì?
  • Lập mẫu bài vị thờ gia tiên cần chú ý những gì?
  • Chất liệu để làm bài vị thờ tổ tiên là gì?
  • Kích thước để tạo nên bài vị trên bàn thờ
  • Cách viết của bài vị tổ tiên
  • Vai vế trên bài vị tổ tiên 
  • Điều cấm kỵ gì khi đặt bài vị gia tiên?
  • Đặt bài vị thờ gia tiên đúng cách là như thế nào?
  • Video liên quan
Mẫu bài vị thờ gia tiên là gì bạn có biết?

Các mẫu bài vị thờ gia tiên là gì?

Nhiều người phân vân không biết mẫu bài vị thờ gia tiên là gì. Thực tế, các bài vị thờ gia tiên được sử dụng để có thể ghi tên người đã mất, giống với di ảnh. Những bài vị này thường là tấm thẻ với chất liệu bằng giấy hoặc bằng gỗ. Ở giữa của bài vị sẽ có khi đầy đủ những thông tin như họ tên của người mất, chức vị của người đó. Ngoài ra, ở hai bên sẽ ghi đầy đủ ngày tháng năm sinh, cũng như ngày tháng năm tử của thần chủ. 

Lập mẫu bài vị thờ gia tiên cần chú ý những gì?

Có rất nhiều điều mà bạn cần chú ý trong quá trình lập nên mẫu bài vị thờ gia tiên. Chúng tôi chia sẻ cho bạn vài điều dưới đây để bạn có thể an tâm và tìm hiểu kỹ càng: 

Chất liệu để làm bài vị thờ tổ tiên là gì?

Có thể thấy rằng, các mẫu bài vị thờ gia tiên có thể được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau. Bạn có thể sử dụng kim loại, gỗ.. để tạo nên những bài vị ấn tượng nhất. Nhiều người cho biết những tấm bài vị này có một tầm quan trọng nhất định trong việc tâm linh, bởi thế mà chúng thường được chọn lựa tạo thành từ những nguyên liệu gỗ quý. 

Thế nhưng nếu như gia đình bạn không dư dả kinh tế, bạn không cần phải bỏ ra một số tiền lớn chỉ để sử dụng chất liệu gỗ quý cho những tấm bài vị này. Bạn có thể chọn mẫu bài vị làm từ chất liệu gỗ phù hợp để đảm bảo tấm bài vị luôn sạch sẽ và đem lại cảm giác an tâm mỗi khi mình thờ cúng.

Ngoài ra, hãy cố gắng lựa chọn màu sắc và chất liệu phù hợp với tone màu của bàn thờ, để đem lại sự trang nghiêm và không bị lộn xộn màu sắc bạn nhé.

Kích thước để tạo nên bài vị trên bàn thờ

Bạn có thể đặt làm bài vị thờ gia tiên với kích thước tùy mình mong muốn sao cho phù hợp với kích cỡ của bàn thờ. Thế nhưng nếu như bạn muốn tham khảo kích thước tiêu chuẩn nhất, đây là thông tin mà bạn nên tìm hiểu, chúng bao gồm:

  • Chiều ngang chân đế là: 21, 23 (cm).
  • Chiều cao tổng thể là: 61, 47, 69 (cm)
  • Khung của chiều dài trong lòng sẽ dài từ 12-21 (cm)
  • Trong lòng bài vị rộng từ 3-4 (cm), đây là chiều rộng phù hợp sử dụng để viết chữ.
Chia sẻ về nơi thờ cúng tổ tiên

Cách viết của bài vị tổ tiên

Nhiều người tò mò không biết cách viết bài vị để thờ chuẩn là như thế nào. Bạn nên chú ý rằng bài vị của gia tiên sẽ được lưu giữ trong vòng 5 đời, tính từ người chủ cúng ở tù thờ. Cho đến đời thứ 6, bạn có thể đem đốt hoặc di chuyển (thiên di) vào trong nhà thờ của tộc họ để có thể thờ chung. 

Lưu ý khi viết, số chữ trên bài vị phải là số có thể chia hết cho 4 hoặc chia cho 4 dư 3. Tuyệt đối không được để chia cho 3 dư 1 hoặc dư 2. Thứ tự cách đếm các chữ là Quỷ – Khốc – Linh – Thính.

Nếu như người được làm bài vị là nam, tên trên bài vị cần phải vào chữ Linh, hay nói cách khác là số chữ sẽ chia cho 4 dư 3. Còn nếu như người được làm bài vị là nữ, số chữ sẽ chia hết cho 4 và rơi vào chữ Thính. 

Chú ý khi lập bài vị trên bàn thờ, bạn nên mời đến các thầy cúng hoặc sư thầy, những người có chuyên môn trong lĩnh vực này. Chắc chắn họ sẽ biết phải lập bài vị như thế nào để chuẩn xác nhất, giữ được đúng những quy định, nguyên tắc tốt trong tâm linh của thờ phụng. 

Khi đặt bàn thờ gia tiên, thông thường trên bàn thờ sẽ có 2 lớp bài vị. Lớp ở bên trong sẽ kê sát vào tường, sau đó được bài trí bằng đồng, nếu có điều kiện hơn bạn có thể sử dụng cỗ ngai.

Vai vế trên bài vị tổ tiên 

Nhắc đến vai vế của mẫu bài vị thờ gia tiên, đây là điều cần chú ý khi thờ cúng trong dòng họ, gia đình. Đối với các chủ nhà, người được coi là trưởng chi, trưởng họ, thần chủ sẽ không có sự thay đổi. Thần chủ của gia đình thay đổi theo những phong tục từ ngày xưa. Đó là lý do tại sao mà trên bàn thờ thường chỉ xuất hiện bốn bài vị, có ghi tên bốn thần chủ theo đúng thứ tự các bậc. 

Hiện nay khi cuộc sống trở nên hiện đại hơn, nhiều gia đình đã quyết định thay những tấm bài vị thành những bức tượng hoặc bức chân dung để đảm bảo vừa vẫn linh thiêng mà còn khiến con cháu có thể nhớ được hình ảnh của người đi trước.

Mẫu bài vị thờ gia tiên cần những gì?

Điều cấm kỵ gì khi đặt bài vị gia tiên?

Chúng tôi muốn nhắc một số điều tuyệt đối không được làm để đảm bảo gia đình bạn không gặp phải những bất trắc gì trong cuộc sống, đó là:

  • Bạn không được để bài vị trong gia đình giáp với gian bếp hoặc gần nhà vệ sinh. Điều này có thể giúp giữ tài lộc cho bạn, tránh cho bạn gặp hậu quả xấu, tai ương không mong muốn.
  • Không nên đặt bài vị ở bên dưới thanh xà ngang, bởi chúng sẽ khiến góc thờ trở nên bí bách, nặng nề.
  • Dưới chân bài vị, bạn không nên để những thiết bị ví dụ như máy tính, tivi, loa đài. Ngoài ra, việc đặt bài vị đối diện những mặt có thể phản chiếu như bể cá, gương cũng được coi là nên tránh.
  • Thần linh và gia tiên luôn được ông bà ta coi như là những vị khách quý. Thế nên khi làm nhà, gia đình nên ưu tiên những vị trí đặt bàn thờ gia tiên. Với những gia đình thờ chung trên một ban, bài vị của thần linh hãy đặt bên trái, của bài vị của ông bà tổ tiên ta đặt ở bên phải. Cố gắng không làm trái với điều này để có thể không xảy ra những hậu quả nghiêm trọng mình không lường trước được bạn nhé.

Đặt bài vị thờ gia tiên đúng cách là như thế nào?

Đối với việc đặt các mẫu bài vị thờ gia tiên, bài vị sẽ được đặt riêng ở những ngai thờ hoặc ở bên trong khám. Những vị trí thích hợp khác có thể là nơi có khi luôn thông thoáng, tiền đường hoặc vị trí ở trước nhà. Đối với những gia đình sống trong nhà tầng, nên đặt bàn thờ và bài vị ở nơi cao nhất. Việc làm đúng theo những lời chỉ dẫn này có thể giúp cho gia đình bạn thêm an lành, sự thành công, may mắn sẽ đến với các thành viên trong gia đình.

Người Việt Nam quan trọng việc thờ cúng

Trên đây là những thông tin mà chúng tôi cung cấp đến cho bạn về mẫu bài vị thờ gia tiên là gì, ngoài ra là những lưu ý trong quá trình đặt bài vị để đảm bảo rằng mọi thứ đúng với chỉ dẫn. Chúng tôi mong rằng bất cứ gia đình nào cũng nhận được sự may mắn và phù hộ độ trì của tổ tiên ông bà. Nếu như các bạn còn những điều gì thắc mắc về dịch vụ tang lễ, hãy tham khảo những bài viết của chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết nhé. Chia sẻ thêm thông tin cho bạn về thông tin về bị sài đám ma rất hay và bổ ích, cùng đọc ngay nhé!

I. Thờ bài vị là nét đẹp trong tục thờ cúng tổ tiên của người Việt

Trước năm 1945, hầu hết các gia đình và nhà thờ họ đều thờ bài vị (còn gọi là thần vị, thần chủ, mộc chủ). Đó là “Thẻ giấy hoặc ván mỏng ghi tên tuổi, chức vụ người chết để thờ”(1). Tất cả các bài vị đều được viết theo một chuẩn mực được truyền từ đời này qua đời khác. Chuẩn mực đó được chép trong sách “Thọ Mai gia lễ”, tác giả là Thọ Mai cư sỹ Hồ Gia Tân (tức Hồ Sỹ Tân)(2). Bài vị được viết khi một người mới qua đời, để thờ tại nhà cho đến 5 đời thì chôn đi (Ngũ đại mai thần chủ). Người được mời viết bài vị thường là quan chức hoặc người hay chữ. Linh hồn tổ đời thứ 6 được rước thờ chung tại nhà thờ họ. Trên bàn thờ gia tiên, nếu có bài vị được chế tác, viết đúng phép tắc và sắp xếp bài bản thì việc cúng giỗ sẽ tăng thêm vẻ trang nghiêm. Con cháu sẽ biết được hôm nay giỗ ai. Người đó từng có địa vị, công trạng gì trong xã hội.

Hiện nay, trong một số gia đình, còn giữ được mộc chủ của tổ tiên, được chế tác cẩn thận, sơn màu son và viết bài vị chữ Hán Nôm, bằng nhũ vàng. Một số gia đình đã viết bài vị mới bằng chữ Quốc ngữ. Tuy nhiên nội dung bài vị mới viết đã không còn theo chuẩn mực truyền thống. Bài vị hiện nay chủ yếu do thầy cúng viết, thường dài dòng và không viết chức vụ. Tìm hiểu nguyên nhân sự thất truyền cách viết bài vị, chúng tôi phát hiện loại sách tương tự “Thọ Mai gia lễ” dùng cho nhân dân miền Nam trước ngày thống nhất, nay tái bản nhiều lần, bán tràn lan trên thị trường. Các sách loại này đã làm cho người đọc tưởng lầm là sách “Thọ Mai gia lễ” của Hồ Sỹ Tân, người Quỳnh Lưu và làm theo không cần do dự.

II. Viết minh tinh và thần chủ theo sách “Thọ Mai gia lễ”

1. Nội dung minh tinh (ảnh 1)

Minh tinh còn được gọi là triệu, là cái cờ bằng lụa đỏ hoặc giấy vàng, viết chữ bằng mực hoặc phấn màu để ghi họ tên, chức vụ người quá cố khi  đưa tang. Cách ghi như sau.

Phiên âm:

           - Phụ viết mỗ quan, tính công, thụy mỗ thụy Phủ quân chi cữu.

           - Mẫu xưng phụ, xưng mỗ, xưng thất, mỗ thị, mỗ Nhụ nhân chi cữu.

Dịch nghĩa:

          - Cha: Đây là quan tài của cố phụ: chức vụ, họ..., tên thụy.. Phủ quân.

          - Mẹ: Đây là quan tài của cố mẫu, Chức vụ phẩm trật của chồng, họ chồng...chính (thứ),  họ và tên... Nhụ nhân.

Vận dụng sách Thọ Mai gia lễ, ngày nay có thể viết minh tinh (triệu) như sau:

- Viết cho cha: Cố phụ học hàm, học vị, họ và tên, chức vụ, khen thưởng cấp cao, Phủ quân. Ví dụ: Cố phụ Thạc sỹ Nguyễn Văn A, Trưởng phòng Tài chính huyện, Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng, Phủ quân.

 - Viết cho mẹ: Cố mẫu, họ chồng chính (thứ) thất, học hàm, học vị, họ tên, chức vụ, khen thưởng cấp cao, Nhụ nhân. Ví dụ: Cố mẫu Nguyễn chính thất, Cử nhân Nguyễn Thị B, Chủ tịch Hội phụ nữ xã, Huy chương kháng chiến hạng Nhất, Nhụ nhân. (Cụm từ “chi cửu” nghĩa là cái quan tài, không cần viết. Xưa phụ nữ không được học hành và làm quan, khi nào cũng ghi theo chức vụ chồng (mỗ phong), nay ghi chức vụ bản thân các bà, nếu có).

2. Nội dung thần chủ (ảnh 2).

Thần chủ làm bằng gỗ, ngày xưa có 2 phần, hàm trung ở phía trong, phấn diện ở mặt ngoài.

Phiên âm hướng dẫn viết thần chủ:

a) Hàm trung

- Phụ tắc viết: Cố mỗ quan, mỗ công húy, mỗ tự, mỗ hạng kỷ, thần chủ.

- Mẫu tắc viết: Cố mỗ phong, mỗ thị húy, mỗ hiệu, mỗ hạng kỷ, thần chủ.

b) Phấn diện

- Phụ tắc viết: Hiển khảo, mỗ quan, mỗ công tự, mỗ Phủ quân, thần chủ.

- Mẫu tắc viết: Hiển tỉ mỗ phong, mỗ thị hiệu, mỗ Nhụ nhân, thần chủ.

c) Hàm trung lưỡng ngoại biên: Tả thì viết: Sinh ư mỗ niên, nguyệt, nhật, thời. Hưởng thọ kỷ niên. Hữu viết: Tốt ư mỗ niên, nguyệt, nhật, thời.

d) Phấn diện hạ tả bàng viết: Hiếu tử mỗ phụng tự.

Dịch nghĩa:

a) Mặt trong

- Cha: Thần chủ của Cố phụ, làm quan gì, tên húy, tên chữ, thứ mấy.

- Mẹ: Thần chủ của Cố mẫu, chức của chồng, tên húy, tên hiệu, thứ mấy.

b) Mặt ngoài

- Cha: Thần chủ của Hiển khảo, làm quan gì, họ và tên chữ, Phủ quân.

- Mẹ: Thần chủ của Hiển tỉ, chức quan của chồng, họ chồng... chính (thứ) thất, họ, thứ mấy, hiệu Nhụ nhân.

c) Hai bên mặt trong: Bên trái: Giờ, ngày, tháng, năm sinh. Hưởng thọ bao nhiêu tuổi. Bên phải: Giờ, ngày, tháng, năm mất.

d) Phía dưới bên trái mặt ngoài: Người thờ cúng.

Hàm trung và Phấn diện khác nhau ở 3 chỗ, xem bảng dưới đây

 

Từ đầu dòng

Húy

Phủ quân, Nhụ nhân

Hàm trung

Cố phụ, (mẫu)

           Không

Phấn diện

Hiển khảo (tỷ)

Không

              Có

Vận dụng sách Thọ Mai gia lễ: ngày nay có thể viết bài vị (thần chủ) như sau: Thần chủ chỉ cần làm một mặt. Nội dung chính viết chữ to, một hoặc 2 hàng, chính giữa. Hai bên có hai hàng chữ nhỏ.

a) Khi mới mất, chưa mai táng, viết chữ đen trên giấy trắng, nội dung tương tự minh tinh ở trên.

- Cha: Cố phụ, học hàm, học vị, họ và tên, chức vụ, khen thưởng cấp cao, Phủ quân.

- Mẹ: Cố mẫu, họ chồng, chính (thứ) thất, họ và tên, chức vụ, khen thưởng cấp cao, Nhụ nhân..

b) Sau mai táng viết chữ đen (hoặc vàng) trên nền gỗ mộc (hoặc sơn đỏ). Nội dung như sau:

- Cha: Hiển khảo, học hàm, học vị, họ và tên, chức vụ, khen thưởng cấp cao, Phủ quân. (bỏ bớt chữ “Thần chủ” ở đầu dòng).

- Mẹ: Hiển tỉ, họ chồng, chính (thứ) thất, họ và tên, chức vụ, khen thưởng cấp cao, Nhụ nhân.

c) Hai bên mộc chủ:

Bên trái viết: Ngày, tháng, năm sinh. Hưởng thọ bao nhiêu tuổi.

Bên phải viết: Ngày, tháng, năm mất. Người thờ cúng.

Ví dụ viết thần chủ bằng Quốc ngữ

Thần chủ của cha,

Dòng ở giữa (chữ to): - Hiển khảo Thạc sỹ Nguyễn Văn A, nguyên Trưởng phòng Tài chính huyện, Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng, Phủ quân.

          Dòng bên trái (chữ nhỏ): Sinh ngày..., tháng..., năm Tân Mùi. Hưởng thọ 85 tuổi. 

          Dòng bên phải (chữ nhỏ): Mất ngày..., tháng..., năm Ất Mùi. Con trai cả Nguyễn Văn C. thờ cúng.

Thần chủ của mẹ,

Dòng ở giữa (chữ to): - Hiển tỉ Nguyễn chính thất, Cử nhân Nguyễn Thị B, Chủ tịch Hội phụ nữ xã, Huân chương kháng chiến hạng Ba, Nhụ nhân.

Dòng bên trái (chữ nhỏ): Sinh ngày..., tháng..., năm Ất Hợi. Hưởng thọ 82 tuổi. 

Dòng bên phải (chữ nhỏ): Mất ngày..., tháng..., năm Bính Thân. Con trai cả Nguyễn Văn C. thờ cúng.

 III. Sách tương tự “Thọ Mai gia lễ” do người miền Nam viết      

          Tôi mua hai cuốn sách tương tự “Thọ Mai gia lễ” để dùng trong gia đình, và đinh ninh đây là cuốn sách chuẩn mực. Cho đến khi nghiên cứu di sản Hán Nôm, mới phát hiện ra mình bị nhầm. Rất nhiều người đã bị nhầm. Xin dẫn chứng hai cuốn sách sau đây.

          Cuốn 1: (ảnh 3) “Tục cưới hỏi ma chay của người Việt Nam Thọ Mai gia lễ” của Túy Lang Nguyễn Văn Toàn, NXB Lao Động. QĐ xuất bản số 498/QĐLK-LĐ cấp ngày 28/5/2009.

          Cuốn sách này bỏ hẳn mục: Cách thức viết thần chủ (đề chủ thức). Trang 167, hướng dẫn viết triệu (minh tinh) như sau:

          Mẫu triệu của ông Trần Văn X... (Sách in một hàng dọc):

“Việt Nam Quốc Hoàng Triều Gia Long Nguyên niên Tuế Thứ Canh Tuất Định Tường Tỉnh Điều Hòa Xã Tánh Trần Văn X... Đệ Nhất Hàng Hạ Thọ Thất Thập Tam Tuế Lợi Viết Trung Tín Phủ Quân Chi Cữu”

          Mẫu triệu của bà Lê Thị Y... (Sách in một hàng dọc):

“Việt Nam Quốc Hoàng Triều Gia Long Nguyên niên Tuế Thứ Canh Tuất Định Tường Tỉnh Điều Hòa Xã Xã Trường Trần Phủ Nguyên Phối Tánh Lê Húy Thị Y... Hưởng Thọ Lục Thập Ngũ Tuế Đệ Ngũ  Hàng Biểu Trình Thuật Toàn Nhân  Chi Cữu”

Cuốn 2: (ảnh 3, bên phải) “Thọ Mai gia lễ dẫn - giải” của Gia Khánh, NXB Thanh Hóa. QĐ XB số 235- 201/CXB/78-356/ThaH, ngày 11/3/2010.

Tương tự cuốn trên, sách này cũng không có phần hướng dẫn viết thần chủ. Trang 158, 159  có mẫu viết triệu (minh tinh) như sau:

Mẫu triệu của ông Trần Văn X... (Sách in một hàng dọc):

“Việt Nam Cộng Hòa Tuế Thứ Canh Tuất Định Tường Tỉnh Điếu Điếu Hòa(3) Tánh Trần Văn X... Đệ Thất Hàng Hạ Thọ Thất Thập Tam Tuế Lợi Viết Trung Tín Phủ Quân Chi Cữu”

          Mẫu triệu của bà Lê Thị Y... (Sách in một hàng dọc):

“Việt Nam Cộng Hòa Tuế Thứ Mậu Thân Định Tường Tỉnh Điều Hòa Xã Xã Trưởng Trần Phủ Nguyên Phối Tánh Lê Húy Thị Y... Hưởng Thọ Lục Thập Ngũ Tuế Đệ Ngũ  Hàng Biểu Trình Thuật Toàn Nhân  Chi Cữu”

Điểm chung của hai cuốn sách là cụm từ “THỌ MAI GIA LỄ ” in màu đỏ, chữ lớn nổi bật ngoài bìa sách. Nhưng bên trong, phần viết minh tinh đã làm sai lệch tinh thần Thọ Mai, không phù hợp với chính trị, văn hóa nước ta hiện nay.

1/ Những khác biệt về nội dung viết minh tinh (triệu)

Quốc hiệu

Quê quán

Chức tước

Họ

Thụy, hiệu

Sách “ Thọ Mai gia lễ” của Hồ Sỹ Tân

không

không

姓 (tính)

謚 (thụy)

號 (hiệu)

Sách tương tự “Thọ Mai gia lễ”

Gia Long; Việt Nam Cộng Hòa.

Định Tường tỉnh, Điều Hòa xã

không

tánh

Lợi,

biểu

2/ Khác biệt ngữ pháp tiếng Việt

Sách “Thọ Mai gia lễ” của Hồ Sỹ Tân, viết chữ Hán Nôm, ngữ pháp nhiều chỗ vẫn còn ảnh hưởng ngữ pháp chữ Hán. Nay sách in bằng chữ Quốc ngữ thì phải dùng ngữ pháp tiếng Việt, trừ những cụm từ phiên âm chữ Hán. Cụm từ “Chi Cữu” và rất nhiều từ trong bốn mẫu triệu trích dẫn sách tương tự “Thọ Mai gia lễ” người Việt không thể hiểu nổi.

3/ Sách tương tự “Thọ Mai gia lễ”  đi vào cuộc sống (!)

Hiện nay hầu hết thầy cúng viết minh tinh và bài vị theo sách tương tự “Thọ Mai gia lễ” như trên, mặc dù nhiều thầy cũng không hiểu “Chi Cữu” là gì. Người viết bài này đã từng dự đám tang một Cán bộ giảng dạy Đại học Vinh có trình độ Thạc sỹ, thấy thầy cúng viết bài vị như sau:

Cố phụ tiền Quang Trung phường, Đảng viên Cộng sản, Hội viên người cao tuổi, Nguyễn trọng công, tự Văn T. hưởng thọ lục thập tam tuế, thụy Chất Trực Phủ quân chi linh.

(Đúng ra, theo tinh thần “Thọ Mai gia lễ” phải viết như sau:

Hàng chữ lớn: Cố phụ Thạc sỹ Nguyễn Văn T. Cán bộ giảng dạy trường Đại học Vinh, Huân chương kháng chiến hạng Nhì, Phủ quân.

Hai hàng chữ nhỏ hai bên:

Bên trái, ngày, tháng, năm sinh. Hưởng thọ.

Bên phải: ngày, tháng, năm mất. Người thờ cúng.)

Có thể dưới chế độ ngụy quyền Sài Gòn, nhà thông thái Túy lang Nguyễn Văn Toàn đã vận dụng sách “Thọ Mai gia lễ”, viết sách về việc tang để phục vụ nhân dân miền Nam. Nhưng hiện nay không nên dùng sách đó để phổ biến cho cả nước, nhân danh “Thọ Mai gia lễ”. Chế độ chính trị đã khác, phong tục Bắc Nam cũng khác.

IV. Kiến nghị

Việc thờ cúng bài vị (thần vị) là phong tục cổ truyền rất nên phục hồi một cách hợp lý. Các cơ quan quản lý văn hóa, các nhà xuất bản cần xem xét cẩn thận để loại bỏ những cuốn sách không phù hợp như trên. Cần tổ chức biên tập sách viết về việc tang lễ và thờ cúng tổ tiên theo tinh thần kế thừa tinh hoa cổ truyền và phù hợp với nếp sống văn hóa thời đại công nghiệp hóa và hội nhập quốc tế.

Chú thích:

(1). Từ điển từ Hán Việt, Phan Văn Các, NXB T.P. Hồ Chí Minh - 2001, tr 27.

(2). Bản chữ Hán Nôm tàng bản năm Tự Đức thứ 19, tức năm 1866, hiện lưu trữ tại Thư viện tỉnh Nghệ An. Ngoài ra, tại Thư viện còn có bản dịch ra Quốc ngữ của Thái Sơn Nguyễn văn Chiểu, in trước Cách mạng tháng Tám.

(3). “Điếu Điếu Hòa” có lẽ in sai cụm từ “Điều Hòa xã”! Nhiều lỗi chính tả trong các trích dẫn trên, chúng tôi vẫn giữ nguyên.

Thái Huy Bích

Từ khóa » Bài Vị Vong Linh