Cách Xây Dựng Thang Bảng Lương Doanh Nghiệp Nhà Nước Chuẩn Nhất

Có không ít doanh nghiệp nhà nước còn mơ hồ về cách xây dựng thang bảng lương doanh nghiệp nhà nước cho nhân viên. Sau đây AZTAX sẽ hướng dẫn cách xây dựng thang bảng lương chuẩn nhất hiện nay, theo đúng nguyên tắc xây dựng thang bảng lương (quy định ở Điều , Nghị định 49/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013) của Chính phủ.

Nội Dung Bài Viết

  • 1. Quy định mới về thang bảng lương doanh nghiệp nhà nước
  • 2. Cách tính lương doanh nghiệp nhà nước
  • 3. Tại sao các doanh nghiệp nhà nước phải xây dựng thang bảng lương?
  • 4. Không xây dựng thang bảng lương, doanh nghiệp nhà nước bị xử phạt thế nào?
  • 5. Hướng dẫn xây dựng thang bảng lương doanh nghiệp nhà nước chi tiết nhất
    • 5.1 Hồ sơ đăng ký thang bảng lương
    • 5.2 Cách xây dựng thang bảng lương doanh nghiệp nhà nước
    • 5.3 Thang bảng lương doanh nghiệp nhà nước mẫu

1. Quy định mới về thang bảng lương doanh nghiệp nhà nước

Quy định về thang bảng lương doanh nghiệp nhà nước?
Quy định về thang bảng lương doanh nghiệp nhà nước?

Thông tư 06/2024/TT-BLĐTBXH, được ban hành vào ngày 30 tháng 7 năm 2024 và có hiệu lực từ ngày 15 tháng 9 năm 2024, đã bổ sung Điều 9a về thang lương, bảng lương và phụ cấp cho người lao động tại các công ty TNHH một thành viên mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ (doanh nghiệp nhà nước) với những quy định cụ thể như sau:

  • Dựa trên cấu trúc sản xuất và tổ chức lao động, các công ty cần tiến hành rà soát để quyết định việc duy trì, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới thang lương, bảng lương và phụ cấp (cùng với các tiêu chuẩn áp dụng). Điều này phải tuân thủ khoản 2 Điều 9a của Thông tư 26/2016/TT-BLĐTBXH (đã được sửa đổi và bổ sung bởi Thông tư 06/2024/TT-BLĐTBXH) làm căn cứ cho việc xếp hạng lương, thanh toán lương và thực hiện các chế độ đối với người lao động theo quy định của pháp luật.
  • Mức lương trong thang lương, bảng lương và phụ cấp sẽ do công ty tự quyết định, với điều kiện tổng quỹ lương hàng năm cho toàn bộ người lao động không vượt quá quỹ tiền lương kế hoạch đã được xác định theo các mức lương trong thang lương, bảng lương và phụ cấp của công ty, phù hợp với quy định tại Thông tư 26/2016/TT-BLĐTBXH (sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 06/2024/TT-BLĐTBXH).
  • Trong quá trình sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các thang lương, bảng lương và phụ cấp, công ty phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, tổ chức đối thoại theo quy định của Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn thực hiện. Đồng thời, công ty cần báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu để xin ý kiến và công khai thông tin này trước khi thực hiện.

2. Cách tính lương doanh nghiệp nhà nước

Cách tính lương doanh nghiệp nhà nước
Cách tính lương doanh nghiệp nhà nước

Xác định mức lương cơ sở

  • Mức lương cơ sở được Nhà nước quy định và thay đổi tùy theo từng năm. Ví dụ, mức lương cơ sở từ ngày 01/07/2020 là 1.490.000 đồng/tháng.

Hệ số lương

  • Hệ số lương của từng vị trí công việc được quy định trong các bảng lương của Nhà nước. Hệ số lương phụ thuộc vào chức danh, bậc lương và thâm niên công tác.

Tính lương cơ bản

  • Lương cơ bản = Mức lương cơ sở x Hệ số lương

Các khoản phụ cấp (nếu có)

Phụ cấp là các khoản bổ sung thêm vào lương cơ bản và có thể bao gồm:

  • Phụ cấp chức vụ
  • Phụ cấp trách nhiệm
  • Phụ cấp khu vực
  • Phụ cấp thu hút
  • Phụ cấp đặc biệt

Tính tổng lương

  • Tổng lương = Lương cơ bản + Các khoản phụ cấp

Khấu trừ các khoản bảo hiểm và thuế

  • Các khoản phải khấu trừ từ tổng lương bao gồm:
    • Bảo hiểm xã hội: 8% lương cơ bản
    • Bảo hiểm y tế: 1.5% lương cơ bản
    • Bảo hiểm thất nghiệp: 1% lương cơ bản
    • Thuế thu nhập cá nhân (tùy vào mức thu nhập và các khoản giảm trừ gia cảnh)

Ví dụ cụ thể

  • Giả sử, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng và hệ số lương của nhân viên là 3.0. Nhân viên này có phụ cấp chức vụ là 500.000 đồng/tháng.

Lương cơ bản:

  • Lương cơ bản = 1.490.000 x 3.0 = 4.470.000 đồng

Tổng lương:

  • Tổng lương = 4.470.000 + 500.000 = 4.970.000 đồng

Các khoản khấu trừ:

  • Bảo hiểm xã hội: 4.470.000 x 8% = 357.600 đồng.
  • Bảo hiểm y tế: 4.470.000 x 1.5% = 67.050 đồng.
  • Bảo hiểm thất nghiệp: 4.470.000 x 1% = 44.700 đồng.

Lương thực nhận:

  • Lương thực nhận = 4.970.000 – 357.600 – 67.050 – 44.700 = 4.500.650 đồng

Xem thêm: Cách xây dựng thang bảng lương mới nhất 2024

3. Tại sao các doanh nghiệp nhà nước phải xây dựng thang bảng lương?

Từ ngày 01/01/2018, áp dụng mức lương tối thiểu vùng mới và các quy định đóng bảo hiểm xã hội căn cứ trên mức lương, phụ cấp và các khoản bổ sung đối với đơn vị sử dụng lao động.

Vì vậy mỗi doanh nghiệp nhà nước cần xây dựng thang bảng lương mới để định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thoả thuận mức lương ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động phù hợp với quy định của pháp luật.

Tại sao doanh nghiệp nhà nước phải xây dựng thang bảng lương
Tại sao doanh nghiệp nhà nước phải xây dựng thang bảng lương

4. Không xây dựng thang bảng lương, doanh nghiệp nhà nước bị xử phạt thế nào?

Theo luật lao động và các quy định của cơ quan quản lý nhà nước, việc thiếu thang bảng lương hoặc vi phạm trong quá trình xây dựng và thực thi thang bảng lương có thể dẫn đến các biện pháp xử phạt nghiêm ngặt từ phía cơ quan chức năng.

Nếu không xây dựng thang bảng lương thì doanh nghiệp nhà nước sẽ bị xử phạt như thế nào?
Nếu không xây dựng thang bảng lương thì doanh nghiệp nhà nước sẽ bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ khoản 10, Điều 1, Nghị định 88/2015/NĐ-CP quy định sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 95/2013/NĐ-CP như sau:

Phạt cảnh báo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không gửi thang lương, bảng lương, định mức lao động đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện theo quy định.

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây.

  • Không xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động hoặc xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động không đúng quy định pháp luật.
  • Sử dụng thang lương, bảng lương, định mức lao động không đúng quy định khi đã có ý kiến sửa đổi, bổ sung của cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện.
  • Không công bố công khai tại nơi làm việc thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế thưởng.
  • Không thông báo cho người lao động biết trước về hình thức trả lương ít nhất 10 ngày trước khi thực hiện.

Tuy nhiên, theo quy định mới nhất tại khoản 3 Điều 93 Bộ luật Lao động 2019 thì doanh nghiệp khi xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động thì chỉ cần công bố công khai tại nơi làm việc mà không cần gửi cơ quan quản lý nhà nước cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh.

5. Hướng dẫn xây dựng thang bảng lương doanh nghiệp nhà nước chi tiết nhất

5.1 Hồ sơ đăng ký thang bảng lương

2 trường hợp đăng ký thang bảng lương, mỗi trường hợp doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký khác nhau:

Hồ sơ đăng ký thang bảng lương
Hồ sơ đăng ký thang bảng lương

Hồ sơ đăng ký thang bảng lương lần đầu:

Đối với các đơn vị, doanh nghiệp làm hồ sơ đăng ký thang bảng lương lần đầu cần phải chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ sau:

  1. Giấy ủy quyền: Đối với các đơn vị không có tổ chức công đoàn cơ sở, cần có giấy ủy quyền của tập thể người lao động cho 1 cá nhân. Danh sách người lao động được ủy quyền cũng cần được kèm theo.
  2. Quyết định thành lập hội đồng xét duyệt thang bảng lương: Đây là quyết định của doanh nghiệp về việc thành lập hội đồng xét duyệt thang bảng lương.
  3. Thang lương và bảng lương: Chuẩn bị 02 bản của cả thang lương và bảng lương.
  4. Bản phụ cấp lương: Nếu có phụ cấp lương, cần chuẩn bị bản này.
  5. Quy định chi tiết mô tả chức danh công việc: Bản này mô tả chi tiết về các chức danh công việc trong doanh nghiệp.
  6. Quyết định ban hành hệ thống thang bảng lương: Đây là quyết định của doanh nghiệp về việc ban hành hệ thống thang bảng lương.
  7. Biên bản họp hội đồng xét duyệt thang bảng lương: Ghi lại các quyết định và thảo luận của hội đồng trong quá trình xét duyệt.
  8. Biên bản thỏa thuận giữa người lao động và chủ sử dụng lao động: Ghi lại thỏa thuận giữa người lao động và doanh nghiệp về thang bảng lương.
  9. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Bản sao công chứng của giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.
  10. Công văn thông báo và đăng ký thang bảng lương: Công văn thông báo và đăng ký hệ thống thang bảng lương đến cơ quan chức năng.

Khi doanh nghiệp cần đăng ký lại và điều chỉnh mức lương trong thang bảng lương, hồ sơ đăng ký cần bao gồm:

  1. Bản thang lương, bảng lương cũ: Cần có 01 bản của thang lương và bảng lương cũ, đã được xác nhận bởi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội tại địa phương.
  2. Bản thang lương, bảng lương mới: Chuẩn bị 03 bản của thang lương và bảng lương mới, phản ánh các điều chỉnh và thay đổi về mức lương.
  3. Bản phụ cấp lương mới (nếu có): Nếu có các phụ cấp lương mới được điều chỉnh, cần chuẩn bị 03 bản của bản phụ cấp lương mới này.

5.2 Cách xây dựng thang bảng lương doanh nghiệp nhà nước

Cách xây dựng thang bảng lương doanh nghiệp nhà nước
Cách xây dựng thang bảng lương doanh nghiệp nhà nước

Mức lương tối thiểu

Mức lương tối thiểu tại doanh nghiệp nhà nước phải tuân thủ theo quy định của pháp luật, cụ thể là Nghị định 49/2013/NĐ-CP:

Mức lương thấp nhất (khởi điểm) của công việc hoặc chức danh trong thang lương, bảng lương do công ty xác định trên cơ sở mức độ phức tạp của công việc hoặc chức danh tương ứng với trình độ, kỹ năng, trách nhiệm, kinh nghiệm để thực hiện công việc hoặc chức danh, trong đó:

  • Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh đơn giản nhất trong điều kiện lao động bình thường không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do chính phủ quy định.
  • Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải coa hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng do chính phủ quy định.
  • Mức lương của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%.
  • Mức lương của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

Mức lương tối thiểu vùng năm 2024:

Vùng Mức lương tối thiểu vùng
Vùng I 4.960.000 đồng/tháng
Vùng II 4.410.000 đồng/tháng
Vùng III 3.860.000 đồng/tháng
Vùng IV 3.450.000 đồng/tháng

Doanh nghiệp nhà nước trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng sẽ bị xử phạt theo khoản 4, Điều 13, Nghị định 95/2013/NĐ-CP.

Cách xây dựng thang bảng lương doanh nghiệp nhà nước

Bậc lương:

  • Có bao nhiêu bậc lương: Doanh nghiệp nhà nước có thể xây dựng bao nhiêu bậc cũng được. Người lao động khi mới vào làm việc, sẽ là bậc 1 và căn cứ vào quy chế tăng lương của doanh nghiệp, mỗi lần tăng lương sẽ lên một bậc.
  • Mức lương bậc 1 tại các nhóm: Mức lương thấp nhất phải thoả mãn các điều kiện của mức lương tối thiểu đã nếu trên.
  • Chênh lệch giữa 2 bậc lương liền kề: Tuỳ từng công ty nhưng tối thiểu cao ít nhất so với bậc lương liền kề 5%.

Nhóm chức danh, vị trí công việc:

  • Có bao nhiêu chức danh: căn cứ vào chức danh, vị trí công việc thực tế tại doanh nghiệp của bạn.
  • Nên sắp xếp từ cao xuống thấp theo tầm quan trọng, mức lương được hưởng: Giám đốc – phó giám đốc – trưởng phòng – phó phòng…

Xem thêm: Thang bảng lương công chức nhà nước

5.3 Thang bảng lương doanh nghiệp nhà nước mẫu

Bảng lương chức vụ quản lý doanh nghiệp

thang bảng lương doanh nghiệp nhà nước

Bảng lương viên chức chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ

thang bảng lương doanh nghiệp nhà nước

Chú thích:

01: Ngạch lương áp dụng cho các chức danh: trưởng phòng và tương đương.

02: Ngạch lương áp dụng cho các chức danh: nhân viên nghiệp vụ chuyên môn có trình độ đại học.

03: Ngạch lương áp dụng cho các chức danh: nhân viên có trình độ cao đẳng trở lên.

Người lao động khi được tuyển vào làm việc tại công ty tuỳ từng vị trí và chức danh được xếp vào các khung lương và bậc lương khởi điểm theo quy định.

Ngoài ra, hàng năm người lao động sẽ có những tiêu chuẩn tăng bậc lương hàng năm theo quy định của công ty.

Trên đây là cách xây dựng thang bảng lương doanh nghiệp nhà nước chi tiết và mới nhất. Nếu quý doanh nghiệp còn chưa nắm được thì hãy liên hệ ngay với Công ty AZTAX để được hỗ trợ. Công ty chúng tôi cam kết giúp doanh nghiệp giải quyết các vấn đề pháp lý nhanh chóng – hiệu quả giúp doanh nghiệp an tâm hoạt động.

Xem thêm: Thang bảng lương quân nhân chuyên nghiệp?

Xem thêm: Cách xây dựng thang bảng lương hành chính sự nghiệp

5/5 - (3 bình chọn)

Từ khóa » Hệ Thống Thang Bảng Lương Của Doanh Nghiệp Nhà Nước