Thang Lương Là Gì? Cách Xây Dựng Thang Bảng Lương Trong Doanh ...

Thang lương là gì? Cách xây dựng thang bảng lương trong doanh nghiệp Tweet

Thang lương đóng vai trò quan trọng trong mỗi đơn vị và doanh nghiệp, đảm bảo cho doanh nghiệp có một cơ chế lương thưởng minh bạch, rõ ràng. Đồng thời, thang lương giúp tạo cơ chế làm việc cạnh tranh giúp người lao động luôn nỗ lực phấn đấu làm việc.

Thang lương là một hệ thống xây dựng từ ngạch lương, nhóm lương, bậc lương.

Thang lương là một hệ thống xây dựng từ ngạch lương, nhóm lương, bậc lương.

1. Thang bảng lương là gì?

Thang lương (hay thang bảng lương) là một hệ thống xây dựng từ ngạch lương, nhóm lương, bậc lương để làm cơ sở trả lương cho người lao động. Căn cứ vào thang bảng lương, người quản lý sẽ dễ dàng phân loại được từng nhóm và năng lực lao động trong đơn vị/ doanh nghiệp của mình. Căn cứ theo thang bảng lương đơn vị/ doanh nghiệp trả lương cho người lao động, mức độ, năng lực, khả năng hoàn thành công việc của người lao động.

Tại sao phải xây dựng thang lương?

Thang lương nhằm đảm bảo cho việc sử dụng lao động hợp pháp và đáp ứng tính minh bạch trong thanh toán lương, doanh nghiệp tất yếu phải xây dựng thang bảng lương hàng năm.

Việc xây dựng thang bảng lương nhà nước cho người lao động quy định, dựa trên thỏa thuận và năng lực của người lao động để làm căn cứ hợp pháp cho việc trả lương, đồng thời cũng để thể hiện sự chuyên nghiệp trong việc quản lý chi phí và tạo động lực cho người lao động phấn đấu.

2. Xây dựng thang lương bảng lương trong doanh nghiệp

Xây dựng thang bảng lương trong đơn vị và doanh nghiệp như thế nào? rất nhiều đơn vị còn lúng túng và chưa biết cách xử lý.

2.1 Cách xây dựng thang bảng lương doanh nghiệp nhà nước

Thực tế có rất nhiều đơn vị/ doanh nghiệp còn đang lúng túng không biết cách xây dựng thang bảng lương nhà nước cho người lao động. Do đó, đơn vị/ doanh nghiệp có thể tham khảo hướng dẫn về cách xây dựng thang bảng lương ngay sau đây.

Hướng dẫn xây dựng thang bảng lương cho đơn vị/ doanh nghiệp.

Cách xây dựng thang bảng lương cho đơn vị/ doanh nghiệp

Theo quy định, mức lương được trả cho người lao động thấp nhất phải bằng với mức lương tối thiểu vùng. Đơn vị/ doanh nghiệp phải xác định được mức lương tối thiểu vùng đối với từng giai đoạn để xây dựng thang bảng lương. Trường hợp trả lương thấp hơn so với mức lương tối thiểu vùng doanh nghiệp sẽ bị sẽ bị xử phạt theo quy định tại Khoản 4, Điều 13, Nghị định 95/2013/NĐ-CP)

Mức lương tối thiểu vùng năm 2021 tiếp tục thực hiện theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP. Cụ thể mức lương tối thiểu như sau:

  • Vùng I: 4.420.000 đồng/tháng

  • Vùng II: 3.920.000 đồng/tháng

  • Vùng III: 3.430.000 đồng/tháng

  • Vùng IV: 3.070.000 đồng/tháng

Đơn vị/ doanh nghiệp đối chiếu với Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP để xác định được địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng được quy định theo đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh doanh nghiệp.

Sau khi xác định được mức lương tối thiểu vùng, đơn vị xây dựng thang bảng lương theo mẫu tại Nghị định 49/2013/NĐ-CP. Đồng thời, việc xây dựng thang bảng lương theo vị trí làm việc là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp phát huy động lực cho người lao động trong doanh nghiệp.

Cách ghi bậc 1:

Mức lương bậc 1 là mức lương khởi điểm cũng là mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh trong thang lương, bảng lương do công ty xác định trên cơ sở mức độ phức tạp của công việc hoặc chức danh tương ứng với trình độ, kỹ năng, trách nhiệm, kinh nghiệm để thực hiện công việc hoặc chức danh.

Theo nguyên tắc, bậc 1 phải bằng hoặc lớn hơn mức lương tối thiểu vùng và bậc sau phải lớn hơn các bậc trước tối thiểu là 5%. Theo đó cách ghi bậc 1 thực hiện như sau:

Đối với mức lương thấp nhất, chức danh đơn giản nhất trong điều kiện lao động bình thường không được để ở mức thấp hơn mức lương tối thiểu.

Căn cứ theo Điều 7, Nghị định 90/2019/NĐ-CP, nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương thì đơn vị/ doanh nghiệp phải điều chỉnh hoặc xây dựng bảng lương và hợp đồng sao cho phù hợp.

(1) Đối với mức lương thấp nhất của công việc, chức danh yêu cầu người lao động có học nghề (gồm cả nhân viên do doanh nghiệp tự đào tạo) phải có mức lương cao hơn ít nhất là 7% so với mức lương tối thiểu, cụ thể:

  • Vùng I: 4.420.00 + (4.420.00 x 7%) = 4.729.400

  • Vùng II: 3.920.000 + (3.920.000 x 7%) = 4.194.400

  • Vùng III: 3.430.000 + (3.430.000 x 7%) = 3.670.100

  • Vùng IV: 3.070.000 + (3.070.000 x 7%) = 3.284.900

(2) Đối với mức lương thấp nhất của công việc – chức danh có điều kiện lao động vất vả, nguy hiểm, hóa chất độc hại thì phải cao hơn 5% so với mức lương có mức độ phức tạp bằng trong môi trường, không gian làm việc bình thường, cụ thể:

  • Vùng I: 4.729.400 + (4.729.400 x 5%) = 4.965.870

  • Vùng II: 4.194.400 + (4.194.400 x 5%) = 4.404.120

  • Vùng III: 3.670.100 + (3.670.100x 5%) = 3.853.605

  • Vùng IV: 3.284.900 + (3.284.900 x 5%) = 3.449.145

Trường hợp người lao động làm công việc – chức danh trong môi trường làm việc đặc biệt nguy hiểm, độc hại, nặng nhọc thì mức lương phải cao hơn mức lương của công việc có độ khó tương đương ở môi trường làm việc bình thường là 7%.

Cách ghi từ bậc 2 trở lên:

Để tạo động lực cho nhân viên có trình độ cao, kỹ thuật, nghiệp vụ… thì khoảng phải có khoảng cách chênh lệch giữa 2 bậc lương liền kề nhưng tối thiểu 5% so với mức lương trước đó.

Bên cạnh đó, tùy thuộc vào cấp bậc của mỗi công việc, chức danh, tính phức tạp quản lý mà thang lương, bảng lương sẽ khác nhau.

Khi xây dựng thang lương, bảng lương cần đảm bảo các yếu tố:

  • Bảo đảm bình đẳng, không phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, màu da… đồng thời phải xây dựng tiêu chuẩn để xếp lương, điều kiện nâng bậc lương.

  • Thang lương, bảng lương theo định kỳ phải được rà soát để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế, bảo đảm các quy định của pháp luật lao động Kiểm tra thường kỳ nhằm bổ sung, sửa đổi nhằm cập nhật đúng quy định mới của nhà nước và điều kiện thực tế của doanh nghiệp.

  • thang bảng lương hải công bố công khai, minh bạch trước người lao động khi tiến hành ký duyệt và thực hiện, cần tham khảo ý kiến của đại diện người lao động khi sửa đổi, x.

Theo đó, việc xây dựng thang bảng lương không quá phức tạp. Kế toán doanh nghiệp cần xây dựng thang bảng lương doanh nghiệp nhà nước theo quy định 49/2013/NĐ-CP, Nghị định 90/2019/NĐ-CP và xây dựng thang bảng lương theo vị trí làm việc.

3. Thủ tục xây dựng thang bảng lương của công ty

Đơn vị/ doanh nghiệp khi thành lập cần đăng ký thang bảng lương theo quy định của pháp luật. Hồ sơ đăng ký thang bảng lương lần đầu và lần thứ 2 sẽ khác nhau cụ thể như sau:

Hồ sơ đăng ký thang bảng lương lần đầu:

Đối với đơn vị, doanh nghiệp làm hồ sơ đăng ký thang bảng lương lần đầu cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:

- Giấy ủy quyền của tập thể người lao động cho 1 cá nhân (đơn vị không có tổ chức công đoàn cơ sở). Kèm theo danh sách người lao động ủy quyền.

- Quyết định thành thành lập hội đồng xét duyệt thang bảng lương.

- Chuẩn bị 02 bản Thang lương, bảng lương.

- Bản phụ cấp lương (nếu có).

- Bản quy định chi tiết mô tả chức danh công việc.

- Quyết định ban hành hệ thống thang bảng lương.

- Biên bản họp hội đồng xét duyệt thang bảng lương.

- Biên bản thỏa thuận giữa người lao động và chủ sử dụng lao động.

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao công chứng).

- Công văn thông báo thang bảng lương.

- Công văn đăng ký hệ thống thang lương, bảng lương.

Hồ sơ đăng ký thang bảng lương đối với doanh nghiệp đăng ký khi lại thay đổi, điều chỉnh lại mức lương:

- 01 bản thang lương, bảng lương cũ (Phòng Lao động-TB&XH quận, huyện, thị xã đã xác nhận).

- 03 bản thang lương, bảng lương mới.

- 03 bản phụ cấp lương (nếu có).

Thủ tục xây dựng thang bảng lương:

Bước 1: Hoàn thành công văn xin đăng ký thang bảng lương theo mẫu của quy định để gửi Phòng lao động thương binh và xã hội

Bước 2: Lập biên bản thông qua hệ thống thang bảng lương (biên bản cần có đầy đủ chữ ký của giám đốc)

Bước 3: Doanh nghiệp tự thực hiện xây dựng hệ thống thang bảng lương dựa theo quy định riêng của doanh nghiệp

Bước 4: Khai trình sử dụng lao động bao gồm:

Khai trình sử dụng lao động khi doanh nghiệp mới bắt đầu sử dụng (nếu doanh nghiệp chưa nộp khai trình sử dụng lao động)

Báo cáo biến động lao động 6 tháng cuối năm hoặc 6 tháng đầu năm của doanh nghiệp

Bước 5: Xây dựng quy chế tiền lương, thưởng và các chế độ khác cho người lao động theo đặc thù kinh doanh sản xuất, quy chế tài chính hay định mức doanh nghiệp

Bước 6: In hồ sơ và gửi tới Phòng Lao động thương binh và xã hội của quận/huyện. Hồ sơ được in thành 2 bộ và đóng thành từng quyển theo thứ tự các thủ tục nêu trên, đóng dấu giáp lai giữa các trang

Xem thêm >> Hướng dẫn đăng ký thang bảng lương

Quý bạn đọc có bất cứ thắc mắc cần được hỗ trợ và tư vấn thêm xin vui lòng liên hệ:

BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐIỆN TỬ eBH

☎️ Tel: 024.37545222 - Fax: 024.37545223

🌎 Website: https://ebh.vn/

🏢 Địa chỉ: Số 11, Đặng Thùy Trâm, Cổ Nhuế, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Bài viết liên quan Văn phòng điện tử CloudOffice – Giải pháp văn phòng trong xã hội hiện đạiCloudOffice - Phần mềm quản lý điều hành công việc từ xa hiệu quảCloudOffice – Phần mềm quản lý tài liệu chuyên nghiệpCloudOffice - Điều hành công việc từ xa bằng thiết bị thông minh SmartphoneCloudOffice – Giải pháp quản lý chuyên nghiệp cho công tác văn thư lưu trữCơ chế ủy nhiệm trong CloudOfficeChức năng Thư mục ảo cá nhân trong CloudOfficeChức năng Bảng lịch trong CloudOfficeGiới thiệu chức năng quản lý tờ trìnhCách chỉ đạo công việc trong CloudOffice

Từ khóa » Hệ Thống Thang Bảng Lương Của Doanh Nghiệp Nhà Nước