Hệ Thống Thang Bảng Lương 2022 Mới Nhất? - Luật Hoàng Phi

Mục lục bài viết

Toggle
  • Thang bảng lương là gì?
  • Khi nào phải đăng ký thang bảng lương?
  • Đăng ký thang bảng lương ở đâu?
  • Cách xây dựng thang bảng lương?
  • Mẫu thang bảng lương 2024

Thang bảng lương là gì? Tại sao doanh nghiệp phải xây dựng thang bảng lương? Trong nội dung bài viết quy định thang bảng lương 2024 chúng tôi sẽ hỗ trợ tư vấn, giải đáp các thắc mắc trên của Quý vị cũng như hướng dẫn về việc xây dựng thang bảng lương sao cho đúng quy định.

Thang bảng lương là gì?

Thang bảng lương là hệ thống nhóm lương, ngạch lương và các bậc lương được thiết kế làm cơ sở trả lương cho người lao động, tùy theo năng lực của người lao động và mức độ phức tạp của công việc doanh nghiệp sẽ trả lương cho người lao động theo bảng lương đã xây dựng.

Với những lý do sau đây, doanh nghiệp cấn phải xây dựng thang bảng lương cho đơn vị của mình:

– Doanh nghiệp phải nộp thang bảng lương cho cơ quan nhà nước.

– Việc xây dựng thang bảng lương sẽ thể hiện sự minh bạch trong việc trả lương cho người lao động theo đúng năng lực, nhà quản lý sẽ dễ dàng trong việc tính và trả lương cho người lao động. Bởi vì khi căn cứ vào thang bảng lương mỗi người lao động sẽ được trả theo đúng quy định và năng lực của mình. Điều này giúp tạo động lực cho người lao động phấn đấu để đạt mức lương cao hơn cũng như năng suất lao động sẽ được tăng lên.

– Thông qua thang bảng lương, doanh nghiệp sẽ cho thấy sự chuyên nghiệp của mình rong việc quản lý người lao động cũng như giúp nhà quản lý có thể quản lý chi phí lương một cách hiệu quả.

Trước khi tìm hiểu về quy định thang bảng lương 2023 thì chúng ta cần tìm hiểu về cấu thành của thang bảng lương. Cụ thể, thang bảng lương được cấu thành từ 04 yếu tố là hệ số lương, bậc lương, mức lương thấp nhất và bội số của thang lương.

+ Hệ số lương là chỉ số thể hiện sự chênh lệch mức tiền lương giữa các vị trí, cấp bậc công việc khác nhau dựa trên yếu tố trình độ, bằng cấp; hệ số lương được dùng làm căn cứ để tính mức lương cơ bản, phụ cấp và các chế độ cho người lao động trong doanh nghiệp.

+ Bậc lương là số lượng các mức thăng tiến về tiền lương trong mỗi ngạch lương của người lao động, mỗi một bậc lương sẽ tương ứng với một hệ số lương nhất định.

+ Bội số của thang lương là hệ số chênh lệch giữa mức lương của công việc hoặc chức danh có yêu cầu trình độ kỹ thuật cao nhất so với mức lương của công việc hoặc chức anh có yêu cầu về trình độ kỹ thuật thấp nhất, số bậc củ thang bảng lương phụ thuộc vào độ phức tạp quản lý, cấp bậc công việc, chức danh. Khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề ít nhất phải bằng 5% để khuyến khích người lao động nâng cao trình độ kỹ thuật.

+ Mức lương thấp nhất là mức lương khởi điểm của một vị trí trên thang bảng lương và thường theo quy định về mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

Khi nào phải đăng ký thang bảng lương?

Hiện nay tại Bộ luật Lao động năm 2019 và văn bản hướng dẫn thi hành chưa có nội dung hướng dẫn cụ thể về thang bảng lương, Vì thế, quy định thang bảng lương 2024 tạm thời vẫn áp dụng những quy định hiện hành.

Khi xây dựng hay sửa đổi thang bảng lương doanh nghiệp phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể người lao động đồng thời gửi đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động.

Tuy nhiên, theo Điều 93 Bộ luật Lao đồng năm 2019 có hiệu lực bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 không có nội dung yêu cầu doanh nghiệp phải gửi thang bảng lương đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện. Vì thế, từ năm 2021 doanh nghiệp sẽ không phải đăng ký thang bảng lương với cơ quan nhà nước.

Đăng ký thang bảng lương ở đâu?

Theo quy định tại Quyết định 636/QĐ-LĐTBXH quy định về việc công bố các thủ tục hành chính mới ban hành, được sửa đổi, bổ sung và bị bãi bỏ của lĩnh vực lao động, tiền lương thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội, quy định cơ quan tiếp nhận đăng ký thang bảng lương là cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện. Tức là tại Phòng Lao động – Thương binh và xã hội hoặc trực tiếp tại ủy ban nhân dân cấp huyện.

Cụ thể, mục II của Quyết định này quy định về thủ tục như sau:

Bước 1: Doanh nghiệp xây dựng thang, bảng lương theo các nguyên tắc do Chính phủ quy định và gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện.

Bước 2: Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện tiếp nhận thang, bảng lương đăng ký. Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước phát hiện thang, bảng lương của doanh nghiệp vi phạm các nguyên tắc do Chính phủ quy định thì thông báo cho doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung theo đúng quy định.

– Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

– Thành phần, số lượng hồ sơ: Thang, bảng lương, định mức lao động của doanh nghiệp.

– Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Người sử dụng lao động sử dụng từ 10 lao động trở lên.

– Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện

Cách xây dựng thang bảng lương?

Để đi sâu vào tìm hiểu về các quy định thang bảng lương 2024 thì chúng tôi sẽ cung cấp các nguyên tắc để xây dựng thang bảng lương:

– Căn cứ vào tình hình tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, doanh nghiệp sẽ xây dựng và quyết định thang bảng lương đối với lao động quản lý, lao động chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và công nhân sản xuất, kinh doanh, phục vụ.

– Bội số của thang lương là hệ số chênh lệch giữa mức lương của công việc hoặc chức danh có yêu cầu trình độ kỹ thuật cao nhất so với mức lương của công việc hoặc chức danh có yêu cầu trình độ kỹ thuật thấp nhất, số bậc của thang bảng lương phụ thuộc vào độ phức tạp quản lý, cấp bậc công việc hoặc chức danh đòi hỏi. Khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề phải bảo đảm khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm, phát triển tài năng nhưng ít nhất bằng 5%.

– Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh trong thang bảng lương do công ty xác định trên cơ sở mức độ phức tạp của công việc hoặc chức danh tương ứng với trình độ, kỹ năng, trách nhiệm, kinh nghiệm để thực hiện công việc hoặc chức danh, trong đó:

+ Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

+ Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.

+ Mức lương của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

– Bảo đảm bình đẳng, không phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, màu da, thành phần xã hội, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, tôn giáo, nhiễm HIV, khuyết tật hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn đối với người lao động, đồng thời phải xây dựng tiêu chuẩn để xếp lương, điều kiện nâng bậc lương.

– Thang bảng lương phải được định kỳ rà soát để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế về đổi mới công nghệ, tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, mặt bằng tiền lương trên thị trường lao động và bảo đảm các quy định của pháp luật.

– Khi xây dựng, sửa đổi, bổ sung thang bảng lương, doanh nghiệp phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể người lao động tại doanh nghiệp và công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện, đồng thời gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất của doanh nghiệp và một số cơ quan, đơn vị khác tùy từng trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật.

Dựa theo những nguyên tắc trên và quy định thang bảng lương 2024 thì khi xây dựng thang bảng lương quý vị cần lưu ý:

– Đối với bậc 1:

+ Mức lương khởi điểm của công việc, chức danh trong thang bảng lương do doanh nghiệp xác định dưa trên mức độ phức tạp của công việc, chức danh tương ứng với trình độ, kỹ năng, trách nhiệm. Mức lương khởi điểm trong điều kiện lao động bình thường không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

+ Trường hợp người lao động đã qua đào tạo, học nghề phải cao hơn ít nhất 7% đối với mức lương tối thiểu vùng.

+ Trường hợp công việc, chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%. Chức danh, công việc có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm cao hơn ít nhất 7% với chức danh, công việc tương đương nhưng làm việc trong điều kiện bình thường.

Ví dụ: Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội, thuộc khu vực vùng I, mức lương tối thiểu vùng khu vực này là 4.420.000 đồng/ tháng.

Mức lương thấp nhất của người lao động qua đào tạo, học nghề sẽ là:

4.420.000 + (4.420.000 x 7%) = 4.729.400 đồng/ tháng

Mức lương thấp nhất của người lao động qua đào tạo, học nghề làm việc trong môi trường nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm sẽ là:

4.729.400 + (4.729.400 x 5%) = 4.965.870 đồng/ tháng

– Đối với các bậc sau:

 Theo quy định thì khoảng cách giữa các bậc liền kề phải bảo đảm khuyến khích nd nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ, phát triển tài năng, tích lũy kinh nghiệm nhưng ít nhất phải bằng 5%.

Ví dụ: Bậc 1 là 4.420.000 thì bậc 2 là: 4.420.000 + (4.420.000 x 5%) = 4.641.000

Mẫu thang bảng lương 2024

Trên đây là nội dung bài viết quy định thang bảng lương 2024. Và cuối cùng, chúng tôi sẽ cung cấp mẫu thang bảng lương để quý vị có thể tham khảo.

Tải (download) mẫu thang bảng lương 2024

Download Tại Đây

Từ khóa » Hệ Thống Thang Bảng Lương Của Doanh Nghiệp Nhà Nước