Cách Xét Dấu Của Tam Thức Bậc 2 - Học Toán 123
Có thể bạn quan tâm
Trong bài viết này, Học Toán 123 hướng dẫn các em học sinh lớp 10 cách lập bảng xét dấu cho tham thức bậc 2.
ĐỊNH NGHĨA TAM THỨC BẬC 2
Tam thức bậc hai đối với $x$ là biểu thức có dạng $ \displaystyle f(x)=ax^{2}+bx+c$, trong đó $a, b, c$ là những hệ số, $a ≠ 0$.
Ví dụ:
$ \displaystyle f(x)=x^{2}-4x + 5$ là tam thức bậc hai
$f(x) = x^{2}(2x-3)$ không phải là tam thức bậc hai.
ĐỊNH LÝ VỀ DẤU CỦA TAM THỨC BẬC 2
Cho $ \displaystyle f(x)=ax^{2}+bx+c$, $Δ = {b^2} – 4ac$.
– Nếu $Δ<0$ thì $f(x)$ luôn cùng dấu với hệ số $a$ với mọi x ∈ R.
– Nếu $Δ=0$ thì $f(x)$ luôn cùng dấu với hệ số $a$ trừ khi $\displaystyle x\text{ }=-\frac{b}{{2\text{a}}}$.
– Nếu $Δ>0$ thì $f(x)$ luôn cùng dấu với hệ số $a$ khi $x<{{x}_{1}}$ hoặc $x>{{x}_{2}}$ ; trái dấu với hệ số $a$ khi ${{x}_{1}}<x<{{x}_{2}}$ trong đó ${{x}_{1}},{{x}_{2}}$ (với ${{x}_{1}}<{{x}_{2}}$ là hai nghiệm của $f(x)$).
*Chú ý: Mẹo nhớ dấu của tam thức khi có 2 nghiệm: Trong trái ngoài cùng
CÁCH XÉT DẤU CỦA TAM THỨC BẬC 2
– Bước 1: Tìm nghiệm của tam thức
– Bước 2: Lập bảng xét dấu dựa vào dấu của hệ số $a$
– Bước 3: Dựa vào bảng xét dấu và kết luận
BÀI TẬP XÉT DẤU CỦA TAM THỨC BẬC 2
Bài 1: Xét dấu của các tam thức bậc hai dưới đây
a) $ \displaystyle 5x^{2}-3x+1$
b) $ \displaystyle -2x^{2}+3x\text{+}5$
c) $ \displaystyle x^{2}+12x\text{+}36$
d) $ \displaystyle \left( {2x-3} \right)\left( {x+5} \right)$
Lời giải:
a) $ \displaystyle 5x^{2}-3x+1$
– Xét tam thức $ \displaystyle f\left( x \right)=5x^{2}-3x+1$
– Ta có: $\displaystyle \Delta ={{b}^{2}}-4ac=920=11<0$ nên $f(x)$ cùng dấu với hệ số $a$.
– Mà $a = 5 > 0$ ⇒ $f(x) > 0$ với ∀ $x ∈ R$.
b) $ \displaystyle -2x^{2}+3x\text{+}5$
– Xét tam thức $ \displaystyle f\left( x \right)=-2x^{2}+3x\text{+}5$
– Ta có: $\displaystyle \Delta ={{b}^{2}}-4ac=9 40=49>0$.
– Tam thức có hai nghiệm phân biệt $\displaystyle {{x}_{1}}=1;\text{ }{{x}_{2}}~=\frac{5}{2}$, hệ số $a = –2 < 0$.
– Ta có bảng xét dấu:
$f(x) > 0$ khi $\displaystyle x\in \left( {1;\frac{5}{2}} \right)$
– Từ bảng xét dấu ta có:
$f(x) = 0$ khi $\displaystyle x=1\text{ };\text{ }x=\frac{5}{2}$
$f(x) < 0$ khi $\displaystyle x\in \left( {\infty ;1} \right)\text{ }\cup \text{ }\left( {\frac{5}{2}; \infty } \right)$
c) $ \displaystyle x^{2}+12x\text{+}36$
– Xét tam thức $ \displaystyle f\left( x \right)=x^{2}+12x\text{+}36$
– Ta có: $\displaystyle \Delta ={{b}^{2}}-4ac=~144~-144=~0$.
– Tam thức có nghiệm kép $x = –6$, hệ số $a = 1 > 0$.
– Ta có bảng xét dấu:
– Từ bảng xét dấu ta có:
$f(x) > 0$ với $∀x ≠ –6$
$f(x) = 0$ khi $x = –6$
d) $ \displaystyle \left( {2x-3} \right)\left( {x+5} \right)$
– Xét tam thức $ \displaystyle f\left( x \right)=(2x-3)\left( {x+5} \right)$
– Ta có: $\displaystyle \Delta ={{b}^{2}}-4ac=49 + 120=169>0$.
– Tam thức có hai nghiệm phân biệt $\displaystyle {{x}_{1}}~=\frac{3}{2};\text{ }{{x}_{2}}~=-5$, hệ số $a = 2 > 0$.
– Ta có bảng xét dấu:
– Từ bảng xét dấu ta có:
$ f(x) > 0$ khi $\displaystyle x\text{ }\in \text{ }\left( {\infty ;\text{ }-5} \right)\text{ }\cup \text{ }\left( {3/2;\text{ } \infty } \right)$
$ f(x) = 0$ khi $\displaystyle x=-5\text{ };\text{ }x=\frac{3}{2}$
$ f(x) < 0$ khi $\displaystyle x\in \left( {-5;\frac{3}{2}} \right)$
Từ khóa » định Lý Xét Dấu Của Tam Thức Bậc Hai
-
Lý Thuyết Dấu Của Tam Thức Bậc Hai | SGK Toán Lớp 10
-
Lý Thuyết Dấu Của Tam Thức Bậc Hai Và Các Bài Tập Vận Dụng
-
Lý Thuyết Dấu Của Tam Thức Bậc Hai Và Các Dạng Bài Tập
-
Lý Thuyết Và Bài Tập Dấu Tam Thức Bậc Hai - O2 Education
-
Tam Thức Bậc 2 Là Gì ? Xét Dấu Tam Thức Bậc 2 Toán Lớp 8, Lớp 9 ...
-
Cách Xét Dấu Của Tam Thức Bậc 2 Và Bài Tập áp Dụng
-
Dấu Của Tam Thức Bậc Hai - Lý Thuyết Và Dạng Toán Liên Quan - VOH
-
Lý Thuyết Toán 10 Dấu Của Tam Thức Bậc Hai Và Cách Xét Dấu
-
Công Thức Liên Quan Dấu Của Tam Thức Bậc Hai Và ứng Dụng để So ...
-
Xét Dấu Tam Thức Bậc Hai
-
Hướng Dẫn 4 Cách Xét Dấu Của Tam Thức Bậc Hai (có Ví Dụ)
-
Lý Thuyết Dấu Của Tam Thức Bậc Hai Chuẩn Nhất - CungHocVui
-
Dấu Của Tam Thức Bậc Hai – Môn Toán Lớp 10 – Thầy Giáo - YouTube
-
Lý Thuyết Dấu Của Tam Thức Bậc Hai Hay, Chi Tiết - Toán Lớp 10