Cách Xử Lý Khi Bà Bầu Bị Viêm Ruột Thừa - Hello Bacsi
Có thể bạn quan tâm
Bình thường một người bị viêm ruột thừa rất đau đớn, khó chịu, nhưng khi bà bầu bị viêm ruột thừa, mọi thứ lại càng trở nên phức tạp hơn. Nếu không phát hiện sớm và chữa trị kịp thời, đúng cách, bệnh nhân có thể sinh non.
Khi mang thai, bà bầu phải trải qua nhiều cơn đau khác nhau như đau nhức khớp, đau cơ, đau lưng… Nếu chẳng may bà bầu bị viêm ruột thừa khi mang thai, cơn đau sẽ càng tăng lên gấp bội. Bên cạnh cơn đau, mẹ bầu rất lo lắng vì biết rằng để chữa viêm ruột thừa không đơn giản và có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy tình trạng viêm ruột thừa hiếm gặp nhưng thực tế vẫn có thể xảy ra. Bài viết sau của Hello Bacsi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Viêm ruột thừa là gì?
Nhiều người cho rằng ruột thừa không có chức năng gì ngoài việc gây đau đớn, hay là cơ quan còn lại của tổ tiên để tiêu hóa thức ăn có nguồn gốc thực vật. Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây lại chỉ ra rằng ruột thừa là nơi chứa những vi khuẩn tốt, giúp ích cho đường tiêu hóa.
Ruột thừa nằm phía bên phải của bụng, một đầu thông với ruột già. Dù ít được để ý nhưng một khi ruột thừa xuất hiện vấn đề, có thể đe dọa đến tính mạng. Viêm ruột thừa là tình trạng ruột thừa bị viêm sưng và chứa đầy mủ, gây đau.
Nguyên nhân khiến bà bầu bị viêm ruột thừa
Viêm ruột thừa có thể xảy đến với bất kỳ ai và bất cứ lúc nào dù có mang thai hay không. Dưới đây là những nguyên nhân chính khiến bà bầu bị viêm ruột thừa:
1. Nhiễm trùng
Nhiễm trùng dạ dày có thể ảnh hưởng đến ruột thừa, gây viêm.
2. Tắc nghẽn
Đôi khi, một cục phân cứng có thể bị kẹt lại trong ruột thừa, gây viêm.
Triệu chứng của viêm ruột thừa
Bà bầu bị viêm ruột thừa thường rất hiếm gặp nhưng nó vẫn có thể xảy ra. Nếu bạn có những triệu chứng dưới đây, hãy đến bác sĩ để kiểm tra nhé:
1. Đau bụng
Triệu chứng phổ biến nhất của viêm ruột thừa là đau bụng. Kiểm tra xem có phải bạn cảm thấy đau ở phía bên phải vùng bụng dưới hay không. Những cơn đau này ngày một nặng hơn. Nếu cảm thấy đúng như vậy, hãy đến bệnh viện ngay. Những cơn đau của viêm ruột thừa sẽ tăng dần lên theo thời gian và tạo áp lực lên những bộ phận khác của cơ thể.
2. Đau bụng kết hợp với Chảy máu âm đạo
Việc chảy máu trong thai kỳ luôn là điều mà bạn phải cần lưu ý. Nếu chảy máu đi kèm với những cơn đau dữ dội ở phía bụng phải, hãy đến bệnh viện. Đây là dấu hiệu cho thấy bạn cần được chăm sóc y tế ngay.
3. Buồn nôn và nôn
Buồn nôn và nôn là những triệu chứng phổ biến trong thời gian mang thai. Tuy nhiên, nếu buồn nôn đi kèm với những cơn đau ở vùng bụng dưới, bên phải thì có khả năng bạn đang bị viêm ruột thừa.
4. Sốt
Viêm ruột thừa luôn đi kèm với sốt cao. Nếu bạn bị sốt cao, hãy đến bác sĩ để kiểm tra.
5. Sưng
Đôi khi, viêm ruột thừa cũng có thể khiến vùng bụng của bạn bị sưng. Trong thai kỳ, triệu chứng này sẽ khó nhận thấy.
Chẩn đoán viêm ruột thừa
Để xác định có phải là mình bị viêm ruột thừa hay không, bạn cần đến bệnh viện khám. Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn mắc phải bệnh này, bạn sẽ được yêu cầu đi xét nghiệm máu và siêu âm. Siêu âm là cách tốt nhất để xác định viêm ruột thừa.
Điều trị viêm ruột thừa trong thời gian mang thai
Điều trị như thế nào luôn là vấn đề mà mỗi bà mẹ qua tâm vì lo lắng bệnh có ảnh hưởng đến bé không. Bạn nên đến bệnh viện để chẩn đoán càng sớm càng tốt. Nếu trì hoãn, không chỉ bạn mà thai nhi cũng sẽ gặp nguy hiểm. Để điều trị, bác sĩ sẽ sử dụng 2 cách sau:
1. Thuốc kháng sinh
Nếu bạn chỉ bị nhẹ và bác sĩ thấy không nguy hiểm, bác sĩ sẽ cho bạn sử dụng kháng sinh. Việc này sẽ được thực hiện bằng phương pháp tiêm tĩnh mạch để có kết quả nhất.
2. Phẫu thuật
Nếu bạn bị nặng, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt bỏ phần ruột thừa. Nếu bạn đang ở giai đoạn đầu hoặc giai đoạn giữa của thai kỳ, bác sĩ sẽ phẫu thuật nội soi. Tuy nhiên, nếu bạn đang ở giai đoạn cuối thì sẽ cần một cuộc phẫu thuật lớn.
Sau khi phẫu thuật, bạn cần phải chăm sóc bản thân cẩn thận. Nếu bạn mang thai hơn 24 tuần, bác sĩ sẽ theo dõi xem thai nhi có phản ứng như thế nào với cuộc phẫu thuật. Khoảng 80% phụ nữ phẫu thuật gặp các cơn co thắt và khoảng 5 – 14% phụ nữ viêm ruột thừa sinh non. Nếu chẳng may bị viêm ruột thừa trong giai đoạn bầu bí, bạn hãy đến bác sĩ ngay nhé. Ngoài bác sĩ chuyên điều trị ruột thừa, bạn có thể nhờ thêm bác sĩ khoa sản hỗ trợ. Trong trường hợp có chỉ định sinh non, bác sĩ có thể tiêm thuốc trưởng thành phổi cho bé.
[embed-health-tool-due-date]
Từ khóa » Chẩn đoán Viêm Ruột Thừa ở Phụ Nữ Có Thai
-
Lưu ý Trong Chẩn đoán Viêm Ruột Thừa ở Bà Bầu - Vinmec
-
Bài Giảng Viêm Ruột Thừa Khi Mang Thai - Dieutri.Vn
-
VIÊM RUỘT THỪA Ở PHỤ NỮ MANG THAI
-
Nhận Biết Dấu Hiệu Sớm Viêm Ruột Thừa Thai Kỳ
-
VIÊM RUỘT THỪA Ở BỆNH NHÂN MANG THAI: LÀM SAO ĐỂ ...
-
[PDF] CA LÂM SÀNG VIÊM RUỘT THỪA TRONG THAI KỲ - Hosrem
-
Bà Bầu Bị đau Ruột Thừa Khi Mang Thai Nên Làm Gì để điều Trị?
-
Bạn Làm Gì Khi Bị Viêm Ruột Thừa Cấp Lúc đang Mang Thai?
-
Nhận Xét Thái độ Xử Trí Sản Khoa Trên Phụ Nữ Có Thai Bị Viêm Ruột Thừa
-
Viêm Ruột Thừa - Rối Loạn Tiêu Hóa - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Bệnh Viêm Ruột Thừa Cấp, Mãn Tính: Dấu Hiệu Và điều Trị
-
Mang Thai Có Mổ Ruột Thừa được Không? | TCI Hospital
-
Viêm Ruột Thừa Khi Mang Thai Có Thể Gây Nhiều Biến Chứng Khó Lường
-
Các Rối Loạn đòi Hỏi Phải Phẫu Thuật Trong Thời Kỳ Mang Thai