Viêm Ruột Thừa Khi Mang Thai Có Thể Gây Nhiều Biến Chứng Khó Lường

Trong suốt thời kỳ mang thai, thai phụ có thể bị đau bụng bất cứ lúc nào. Đó có thể là dấu hiệu cảnh báo mắc bệnh viêm ruột thừa. Bệnh viêm ruột thừa khi mang thai rất nguy hiểm và có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho mẹ và thai nhi như vỡ ruột thừa gây nhiễm khuẩn, sảy thai, dọa đẻ non…

Menu xem nhanh:

Toggle
  • Triệu chứng lâm sàng
  • Biến chứng viêm ruột thừa khi mang thai
  • Phương pháp điều trị viêm ruột thừa ở phụ nữ mang thai

Triệu chứng lâm sàng

Viêm ruột thừa ba tháng đầu của thai kỳ: Triệu chứng không có nhiều khác biệt với phụ nữ không có thai.

  • Sốt nhẹ hoặc sốt vừa (37,5-38,5ºC), mạch nhanh.
  • Buồn nôn và nôn: Rất dễ nhầm với triệu chứng nghén.
Triệu chứng viêm ruột thừa khi mang thai 3 tháng đầu của chị em giống với ốm nghén nên nhiều người khó nhận biết bệnh

Triệu chứng viêm ruột thừa khi mang thai 3 tháng đầu của chị em giống với ốm nghén nên nhiều người khó nhận biết bệnh

  • Đau bụng: Lúc đầu đau quanh rốn, sau khu trú vùng hố chậu phải, đau âm ỉ, không dữ dội đột ngột.
  • Toàn thân có hội chứng nhiễm trùng: Môi khô, lưỡi bẩn.

Thai kỳ trong 6 tháng cuối:

  • Tử cung thường đẩy ruột thừa lên cao và ép ra ngoài thành bụng nên triệu chứng thường phức tạp và khó chẩn đoán.
  • Đau bụng: Vị trí đau cao hơn bình thường, có khi đau ở vùng hạ sườn phải, đau tăng dần và ngày càng nặng nề hơn.
  • Rối loạn tiêu hóa: Bụng chướng, bí trung đại tiện, có thể ỉa chảy.
  • Toàn thân: Hội chứng nhiễm trùng rõ, môi khô, lưỡi bẩn.

Biến chứng viêm ruột thừa khi mang thai

Bệnh viêm ruột thừa khi mang thai nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe.

Nếu không phát hiện và điều trị sớm, bệnh có thể gây biến chứng ảnh hưởng tới mẹ và thai nhi

Nếu không phát hiện và điều trị sớm, bệnh có thể gây biến chứng ảnh hưởng tới mẹ và thai nhi

Với mẹ: Viêm ruột thừa cấp sẽ chuyển thành áp-xe ruột thừa, vỡ mủ dễ gây tử vong cho mẹ, hoặc gây vô sinh thứ phát. Với thai nhi: Sảy thai, đẻ non, thai chết lưu, nhiễm trùng nặng sơ sinh lúc đẻ…

Phương pháp điều trị viêm ruột thừa ở phụ nữ mang thai

Viêm ruột thừa ở phụ nữ mang thai dễ bị nhầm với viêm phần phụ phải, chửa ngoài dạ con, nang buồng trứng xoắn hoặc dọa sảy thai. Ở cuối thai kỳ, chứng viêm ruột thừa không gây co cứng thành bụng mà lại gây co và đau tử cung phía phải, dễ gây nhầm lẫn là xuất huyết sau rau hoặc chuyển dạ. Nếu viêm ruột thừa xảy ra đồng thời với một biến cố về sản khoa kể trên, việc chẩn đoán và xử lý sẽ rất khó khăn và phức tạp. Chính vì thế, thai phụ cần tìm đến bệnh viện để kiểm tra ngay khi có triệu chứng bệnh. Căn cứ vào đó có phác đồ điều trị kịp thời, hiệu quả. Phẫu thuật có thể gây sảy thai hay đẻ non nên mẹ bầu cần được bác sĩ theo dõi sau phẫu thuật. Ngoài ra, mẹ bầu cần dùng thuốc kháng sinh sau mổ, thuốc giảm co để giữ thai và nghỉ ngơi theo chỉ định của bác sĩ.

Chị em cần đi khám để theo dõi thai kỳ và có biện pháp điều trị kịp thời (nếu có bệnh)

Chị em cần đi khám để theo dõi thai kỳ và có biện pháp điều trị kịp thời (nếu có bệnh)

Phòng bệnh Để phòng viêm ruột thừa khi mang thai, chị em cần khám thai định kỳ nhằm phát hiện sớm những biểu hiện bất thường để chẩn đoán và điều trị kịp thời để không gây biến chứng nặng nề cho sản phụ và thai nhi. Khi có những dấu hiệu đau bụng trong thai kỳ cần đi kiểm tra ngay, nhất là có dấu hiệu đau bên hố chậu hay hạ sườn phải. Viêm ruột thừa là một bệnh lý gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm với mọi lứa tuổi, với phụ nữ bị viêm ruột thừa sẽ nguy hiểm hơn nhiều bởi việc chẩn đoán sẽ gặp khó khăn hơn, nhất là giai đoạn 6 tháng cuối thai kỳ do ruột thừa bị tử cung đẩy lên cao hơn nhất là khi thai to, nguy cơ vỡ ruột thừa, nguy cơ sảy thai, sinh non….

Từ khóa » Chẩn đoán Viêm Ruột Thừa ở Phụ Nữ Có Thai