Cách Xử Lý Nước Nuôi Tôm Hiệu Quả, đúng Quy Trình - VietChem

  • co-viet-nam
  • co-my
  • co-nhat-ban
  • co-han-quoc
  • co-trung-quoc

Hệ thống chi nhánh

logo-vietchem

Hóa chất công nghiệp KV. Hà Nội: 0963 029 988 KV. TP.HCM: 0826 050 050

Hà Nội:

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm KV. Phía Bắc: 0826 020 020 KV. Phía Nam: 0825 250 050

0 SP - VNĐ 0

Danh mục sản phẩm

  • HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP Hóa chất khai khoáng Hóa chất ngành dệt nhuộm Hóa chất ngành xi mạ Hóa chất bảo trì Hóa chất nhiệt điện Hóa chất tẩy rửa cáu cặn Hóa chất sản xuất điện tử Hóa chất trong công nghiệp thực phẩm
  • VẬT TƯ & HÓA CHẤT XỬ LÝ NƯỚC Hóa chất xử lý nước Vật tư xử lý nước
  • DUNG MÔI CÔNG NGHIỆP
  • HÓA CHẤT CƠ BẢN
  • VẬT TƯ & THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP Đèn công nghiệp Van công nghiệp
  • HÓA CHẤT THÍ NGHIỆM Chất chuẩn Các loại muối Thuốc thử Dung môi Các loại HC Môi Trường Các loại Acid và Bazo Chỉ Thị
  • THIẾT BỊ PHÒNG THÍ NGHIỆM AAS - quang phổ nguyên tử HPLC - sắc ký lỏng hiệu năng cao Quang phổ UV VIS Bể siêu âm Bơm chân không Cân Lò nung Máy đo độ tan rã Máy lắc Nồi hấp tiệt trùng Thiết bị cô cạn mẫu Tủ đựng hóa chất GCMS - sắc ký ghép khối phổ ICP - quang phổ phát xạ cao tầng Bàn thí nghiệm Bếp đun bình cầu Bơm định lượng Khúc xạ kế Máy cất nước Máy đo không khí trắc quang Máy ly tâm Phân cực kế Tủ ấm Tủ hút Hệ phản ứng NIR / FT-IR quang phổ cận hồng ngoại Bể điều nhiệt Bộ chuẩn độ Bom nhiệt lượng Kính hiển vi Máy đo độ hòa tan Máy đo pH cầm tay/ để bàn Máy nghiền Phân tích Cl, S, F, C, H, N Tủ an toàn sinh học Tủ sấy
  • DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM Các loại bình Cốc, Chén, Đĩa, Đũa cho Labs Giấy lọc Các loại Pipette Ống đong Giá, đầu, nối Các loại burette Chai chứa Dispenser
  • BẢO HỘ AN TOÀN HÓA CHẤT
  • Dịch vụ
    • Thiết kế, thi công hệ thông xử lý nước
    • Vận chuyển hóa chất
    • Tẩy cáu cặn bình ngưng, nồi hơi
    • Sửa chữa, bảo trì thiết bị phòng thí nghiệm
  • Thư viện
  • Tuyển dụng
  • Gửi ý kiến đóng góp
  • Tin tức
  • Trang chủ
  • › Tin tức
  • › Tài liệu
  • › Cách xử lý nước nuôi tôm hiệu quả, đúng quy trình 

Danh mục tin tức

  • Tin công ty

  • Thị trường sản phẩm

  • Tài liệu

Sản phẩm mới

Ammonium sulfate (NH4)2SO4, Nhật Bản, 50kg/bao

Ammonium sulfate (NH4)2SO4, Nhật Bản, 50kg/bao

Liên hệ

Hệ thống chưng cất Cyanide bằng thủy tinh Wheaton

Hệ thống chưng cất Cyanide bằng thủy tinh Wheaton

VNĐ 11.458.000 - 15.865.000

Hexamine C6H12N4 99%, Trung Quốc, 25kg/bao

Hexamine C6H12N4 99%, Trung Quốc, 25kg/bao

Liên hệ

Máy quang đo Cyanide HI96714 Hanna

Máy quang đo Cyanide HI96714 Hanna

VNĐ 5.137.000 - 7.971.000

Potassium hydroxide KOH 90%, Hàn Quốc, 25kg/bao

Potassium hydroxide KOH 90%, Hàn Quốc, 25kg/bao

Liên hệ

  • Thời gian đăng: 08:48:32 AM 25/10/2021
  • 0 bình luận
Cách xử lý nước nuôi tôm hiệu quả, đúng quy trình 

Xử lý nước nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong việc tạo môi trường sống tốt nhất cho tôm, giúp tôm phát triển khỏe mạnh, phòng chống nhiều loại bệnh. Tuy nhiên, nếu xử lý không đúng cách có thể mang lại phản ứng ngược lại. Dưới đây VietChem sẽ chia sẻ đến bạn một số cách xử lý nước nuôi tôm hiệu quả.

Mục lục
  • I. Những tác hại khi xử lý nước nuôi tôm không đúng kỹ thuật
  • II. Một số phương pháp xử lý nước nuôi tôm
    • 1. Xử lý nước trong ao nuôi tôm bằng phương pháp vật lý – cơ học
    • 2. Xử lý nước ao nuôi tôm bằng phương pháp hóa lý
    • 3. Xử lý nước nuôi tôm theo phương pháp hóa học
    • 4. Cách xử lý nước nuôi tôm theo phương pháp sinh học
  • III. Quy trình xử lý nước nuôi tôm cơ bản
  • IV. Hướng dẫn cách xử lý nước nuôi tôm bị đục

I. Những tác hại khi xử lý nước nuôi tôm không đúng kỹ thuật

  • Xử lý nước trong ao nuôi tôm sau mỗi vụ mùa thường được người nuôi thực hiện với những phương pháp tạm bợ, không đạt tiêu chuẩn. Nhiều người chỉ lọc nước thải này bằng các màng màng lọc thô để ngăn chặn tạp chất và cấp nước trực tiếp vào khu nuôi. Tuy nhiên cách này lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ về mầm bệnh cho tôm, cá,… nếu không có nguồn nước cấp chất lượng.
  • Xử lý nước không tốt có thể để các mầm bệnh còn sót lại từ vụ nuôi trước, khi chúng phát triển và xâm nhập lên tôm gây bệnh cho tôm
  • Xử lý nước không đúng kỹ thuật hay quy trình sẽ có thể tạo môi trường không thích hợp, tôm chậm phát triển và dễ mắc bệnh.
  • Người nuôi không những cần một hệ thống xử lý nước tốt mà còn phải đảm bảo quy trình vận hành không gây ô nhiễm các nguồn nước khác
  • Xử lý nước nuôi tôm đúng cách sẽ giúp tôm phát triển nhanh chóng trong giai đoạn đầu, giảm được chi phí thức ăn, từ đó tăng lợi nhuận cho người nuôi.
Tôm có thể bị bệnh đen khi không có cách xử lý nước nuôi tôm kịp thời, chính xác

Tôm có thể bị bệnh đen khi không có cách xử lý nước nuôi tôm kịp thời, chính xác

II. Một số phương pháp xử lý nước nuôi tôm

1. Xử lý nước trong ao nuôi tôm bằng phương pháp vật lý – cơ học

Phương pháp cơ học giúp loại bỏ những loại tạp chất không thể hòa tan bao gồm các chất hữu cơ cũng như vô cơ có trong nước thải. Vật dụng cần dùng trong biện pháp này các vật chắn,…. Quá trình này cho phép lọc và lắng tự động, thường được ứng dụng trong giai đoạn đầu của việc xử lý nước thải

  • Lớp vật chất chắn: là bước đầu trong biện pháp xử lý cơ học nhằm loại bỏ những cặn chất hữu cơ thô, rắn, các cặn bẩn lơ lửng sẽ được giữ lại tại đây.
  • Hệ thống lắng: quy trình này có tác dụng tách các vật chất trôi lơ lửng. Nó hoạt dựa trên nguyên tắc: dựa vào tác động tự nhiên của trọng lực lên các hạt. Quá trình lắng có khả năng loại bỏ được từ 90 – 99% các chất bẩn lơ lửng trong nước thải.
  • Hệ thống lọc: các chất lơ lửng còn sót lại sau quá trình lắng sẽ được loại bỏ lần nữa tại đây. Đồng thời, các vật chất hữu cơ nhỏ đang trong quá trình phân hủy cũng được xử lý. Hệ thống này thường không được quan tâm nhiều tại những nông trường có quy mô sản xuất lớn.

2. Xử lý nước ao nuôi tôm bằng phương pháp hóa lý

  • Đây là phương pháp sử dụng các chất xúc tác phản ứng cùng các chất bẩn có trong nước thải, khiến cho những chất cặn bẩn này kết tủa lắng động hay hòa tan thành chất không gây độc hại.
  • Nó hoạt động dựa trên cơ chế kết tủa và lắng của từng loại chất thải. Quá trình hấp thụ, kẹo tụ và tác lý, trao đổi ion hay bay hơi hoặc cô đặc, giúp loại bỏ những chất hữu cơ hoặc vô cơ có trong nước thải. Sau đó, các chất cặn đã kết tủa hoàn toàn sẽ được máy bơm đưa ra bên ngoài.
Có thể xử lý nước ao nuôi tôm bằng phương pháp hóa lý

Có thể xử lý nước ao nuôi tôm bằng phương pháp hóa lý

3. Xử lý nước nuôi tôm theo phương pháp hóa học

  • Phương pháp này sử dụng hóa chất xử lý nước nuôi tôm vào môi trường nước thải, các chất hóa học này sẽ tham gia vào quá trình oxy hóa hoặc trung hòa những chất ô nhiễm và đôi khi nó giúp xúc tác đẩy nhanh cơ thể phân hủy.
  • Tuy nhiên, phương pháp này thường chỉ được ứng dụng khi xử lý theo các cách khác không hiệu quả. Bởi quá trình này cần đến một lượng lớn hóa chất và không dễ trong định lượng chính xác. Với những chất hóa học còn tồn dư lại trong môi trường ao nuôi có thể ảnh hưởng không tốt tới chất lượng, sản lượng tôm.

THAM KHẢO: HÓA CHẤT AQUAFIT - CA(OCL)2 XỬ LÝ NƯỚC NUÔI TÔM HIỆU QUẢ

4. Cách xử lý nước nuôi tôm theo phương pháp sinh học

Đây là phương pháp lợi dụng khả năng sống cùng hoạt động phân hủy của các vi sinh vật có trong môi trường. Cách này giúp phân giải những chất gây ô nhiễm dạng hữu cơ. Các vi sinh vật này sử dụng những hợp chất hữu cơ đó và các muối khoáng để làm thức ăn nhằm sinh ra năng lượng cho chúng phát triển.

Biện pháp này giúp loại bỏ các chất hữu cơ hòa tan, phân tán nhỏ cho ra sản phẩm cuối là CO2, N, in sunfat,.. Cần lưu ý: cần sử dụng máy thổi khí oxy để có thể duy trì môi trường sống cho các vi sinh vật

  • Phương pháp sinh học hiếu khí: quá trình phân hủy các chất hữu cơ với điều kiện môi trường có nuôi sinh vật bằng oxy
  • Phương pháp sinh học kỵ khí: đây là quá trình phân hủy chất vô cơ và hữu cơ trong điều kiện môi trường không có oxy để nuôi sinh vật
  • Phương pháp sinh học tự nhiên: là sự kết hợp giữa quá trình hóa lý và sinh hóa xảy ra trong môi trường đất, nước tự nhiên bởi sự hiện diện của oxy hòa tan cùng động thực vật trong môi trường
Cách xử lý nước nuôi tôm bằng biện pháp sinh học

Cách xử lý nước nuôi tôm bằng biện pháp sinh học

III. Quy trình xử lý nước nuôi tôm cơ bản

  • Chuẩn bị một ao lắng. Sau đó, đưa nước vào bằng túi lọc vải dày nhằm loại bỏ hoàn toàn những ấu trùng, rác và các loài đồng vật như cua, ốc, còng, côn trùng, cá tạp,… rồi để lắng từ 3 – 7 ngày.
  • Quạt nước liên tục trong khoảng 2 -3 ngày để kích thích trứng tôm, cá tạp, ốc, công trùng nở thành ấu trùng.
  • Dùng chlorine để diệt khuẩn, tạp vào trong nước vào buổi sáng hoặc chiều với liều lượng theo khuyến cáo của chuyên gia. Nếu sử dụng hóa chất này thì không nên dùng vôi trong vòng 3-5 ngày để không làm giảm khả năng diệt trùng của hóa chất.
  • Cần tiến hành quạt nước liên tục trong 10 ngay sau khi dùng chlorine để nó phân hủy
  • Có thể thả thêm một ít cá rô phi vào trong ao chứa
  • Cuối cùng, thực hiện cấp nước vào ao nuôi thông qua túi lọc dày.
  • Chú ý khi tiến hành xử lý nước nuôi tôm không được lấy nước vào ao nuôi nếu nước có nhiều váng bọt, màng nhầy, nước bị nhiễm dịch bệnh hay nước phát sáng vào ban đêm,…
Cấp nước vào ao nuôi tôm thông qua túi lọc dày

Cấp nước vào ao nuôi tôm thông qua túi lọc dày

IV. Hướng dẫn cách xử lý nước nuôi tôm bị đục

Nước ao nuôi tôm bị đục có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau như do nguồn nước, nước rửa trôi, bụi phóng xạ từ không khí hay do thức ăn thừa, phân thải của tôm hoặc sự phát triển của tảo. Tình trạng này nếu không được xử lý kịp thời sẽ dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng cho quá trình nuôi tôm.

Nếu kiểm tra thấy độ đục của ao nuôi có sự chênh lệch quá lớn, người nuôi cần khắc phục ngay. Có thể tham khảo cách xử lý theo phương pháp sau:

  • Khi độc đục trong nước cao, người nuôi cần tiến hành thay nước. Tuy nhiên không phải thay lúc nào cũng được mà cần phải chọn lựa thời điểm để thay. Nên cấp vào thời điểm nước sông đang lớn, tránh lúc điểm lũ đang về.
  • Ngoài ra, để xử lý những chất lơ lửng trong ao nuôi tôm, người nuôi có thể sử dụng muối vô cơ như nhôm sunfat để tạo chất kết tủa, lắng tụ hay dùng thực vật phù du như hạt nhân cho sự kết đông và bón phân cũng giúp kích thích sự phát triển cũng những loại thực vật nổi, từ đó các tế bào thực vật sẽ lấy đi những hạt đất sét
  • Nếu độ đục trong ao nuôi thấp, cần kiểm tra lại độ pH thấp. Trong trường hợp độ pH thấp cần được bón thêm vôi kết hợp với bón phân, sử dụng hóa chất gây màu nước nhằm mục đích cung cấp chất dinh dưỡng đồng thời kích thích sự phát triển của tảo để tăng độ đục đến mức tiêu chuẩn.
  • Bên cạnh đó, cần gom tụ các chất thải, tránh sự khuấy động trong ao, loại bỏ các chất thải ra khỏi ao nuôi. Song song với đó là quản lý tốt lượng thức ăn và màu nước trong ao nuôi
  • Với ao tôm được quản lý tốt các chỉ số như pH, độ đục, oxy hòa tan,… sẽ hạn chế được tình trạng stress ở tôm, hạn chế dịch bệnh, tiết kiệm được thời gian cũng như chi phí, từ đó tăng hiệu quả kinh tế.
Hướng dẫn cách xử lý nước nuôi tôm bị đục

Hướng dẫn cách xử lý nước nuôi tôm bị đục

Trên đây là cách xử lý nước nuôi tôm hiệu quả, đơn giản, hiệu quả mà VietChem muốn chia sẻ đến bạn đọc. Nếu bạn còn cần chúng tôi tư vấn thêm hay cần mua hóa chất xử lý nước hãy gọi ngay đến dố hotline 0826 010 010 để được giải đáp trực tiếp nhé.

Bài viết liên quan

Nhiệt phân là gì? Nguyên lý hoạt động, Ứng dụng

Nhiệt phân là một quá trình hóa học quan trọng, trong đó các hợp chất bị phân hủy khi chịu tác động của nhiệt độ cao. Đây là hiện tượng phổ biến không chỉ trong tự nhiên mà còn có vai trò thiết yếu trong nhiều ngành công nghiệp. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về cơ chế, các loại nhiệt phân, và ứng dụng thực tiễn của nó.

0

Xem thêm

Ăn mòn hóa học là gì? Những biện pháp chống ăn mòn

Ăn mòn hóa học là một hiện tượng phổ biến ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống và công nghiệp. Hiện tượng này xảy ra khi vật liệu, thường là kim loại, bị phá hủy do phản ứng hóa học với môi trường xung quanh. Việc hiểu rõ cơ chế và cách kiểm soát ăn mòn giúp chúng ta bảo vệ các tài sản và đảm bảo an toàn trong nhiều lĩnh vực.

0

Xem thêm

Phản ứng tỏa nhiệt là gì? So sánh với phản ứng thu nhiệt

Phản ứng tỏa nhiệt là loại phản ứng hóa học phổ biến, nơi mà năng lượng dưới dạng nhiệt được giải phóng ra môi trường. Hiểu về định nghĩa, đặc điểm, và các ví dụ thực tế sẽ giúp chúng ta ứng dụng nó trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống và công nghiệp.

0

Xem thêm

Polyamide là gì? Tính chất, ứng dụng và lợi ích của Polyamide trong cuộc sống

Polyamide – một loại nhựa kỹ thuật nổi tiếng với cái tên Nylon – đang ngày càng trở nên phổ biến trong nhiều lĩnh vực nhờ vào tính chất bền bỉ, chịu nhiệt và kháng mài mòn vượt trội. Vậy Polyamide là gì? Tại sao nó lại đóng vai trò quan trọng trong các ngành công nghiệp như dệt may, ô tô, điện tử và xây dựng? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan chi tiết về Polyamide, từ đặc tính nổi bật, các loại phổ biến cho đến ứng dụng thực tiễn và lợi ích của vật liệu này trong cuộc sống hiện đại. Hãy cùng khám phá!

0

Xem thêm

Gửi bình luận mới

Họ tên Số điện thoại Nội dung

Gửi bình luận

Hỗ trợ

HÓA CHẤT & THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM MIỀN BẮC

MIỀN BẮC

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

sales@labvietchem.com.vn

MIỀN TRUNG

MIỀN TRUNG

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

sales@labvietchem.com.vn

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Hóa chất thí nghiệm

0825 250 050

saleadmin808@vietchem.vn

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Thiết bị thí nghiệm

0985 357 897

kd803@vietchem.vn

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI & CÁC TỈNH MIỀN BẮC Đinh Phương Thảo

Đinh Phương Thảo

Giám đốc kinh doanh

0963 029 988

sales@hoachat.com.vn

Tống Đức Nhuận

Tống Đức Nhuận

Hóa Chất Công Nghiệp

0867 192 688

sales468@vietchem.vn

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI HỒ CHÍ MINH & CÁC TỈNH MIỀN NAM Nguyễn Hải Thanh

Nguyễn Hải Thanh

Hóa Chất Công Nghiệp

0932 240 408 (0826).050.050

thanh801@hoachat.com.vn

Đặng Lý Nhân

Đặng Lý Nhân

Hóa Chất Công Nghiệp

0971 780 680

sales259@vietchem.vn

Đặng Duy Vũ

Đặng Duy Vũ

Hóa Chất Công Nghiệp

0988 527 897

kd864@vietchem.vn

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI CẦN THƠ & CÁC TỈNH MIỀN TÂY Thiên Bảo

Thiên Bảo

Hóa Chất Công Nghiệp

0939 702 797

cskh@drtom.vn

Trương Mỷ Ngân

Trương Mỷ Ngân

Hóa Chất Công Nghiệp

0901 041 154

cskh@drtom.vn

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI ĐÀ NẴNG & CÁC TỈNH MIỀN TRUNG Phạm Văn Trung

Phạm Văn Trung

Hóa Chất Công Nghiệp

0918 986 544 0328.522.089

kd805@vietchem.vn

Nguyễn Thị Hương

Nguyễn Thị Hương

Hóa Chất Công Nghiệp

0377 609 344 0325.281.066

sales811@vietchem.vn

Công ty CP XNK Hóa chất và Thiết bị Kim Ngưu. GPDKKD: 0101515887 do Sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp ngày 30/06/2004. Kim Ngưu được cấp phép đủ điều kiện kinh doanh hóa chất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp theo chứng nhận số 41/GCN-SCt ngày 26/4/2023 và giấy phép kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp số 46/GP-BCT ngày 13/01/2023. Chúng tôi cam kết đem đến những sản phẩm chất lượng với mức giá TỐT NHẤT trên thị trường.

HÀ NỘI

VPGD Chính

  • Số 41 phố Trạm, phường Long Biên, quận Long Biên, Tp. Hà Nội, Việt Nam
  • Hotline: Ms. Đinh Thảo - 0963 029 988 Mr. Đức Nhuận - 0867 192 688
  • Email: sales@hoachat.com.vn

HỒ CHÍ MINH

Chi nhánh VPGD HCM

  • Số 43, Đường số 19, Phường An Phú, TP Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Hotline: 0826 050 050 - 0932 240 408
  • Email: thanh801@hoachat.com.vn

NHÀ MÁY TÂN THÀNH

Nhà máy Hưng Yên

  • Đ/c: Văn Lâm - Hưng Yên
  • Hotline: 0963 029 988
  • Email: sales@hoachat.com.vn

CẦN THƠ

Chi nhánh VPGD Cần Thơ

  • Số 55 đường 3/2, phường Hưng Lợi, Q. Ninh Kiều, TP Cần Thơ
  • Hotline: 0901 081 154 Mr Toàn - 0946 667 708
  • Email: sales@hoachat.com.vn

KHO HẢI HÀ

Kho dung môi và NaOH

  • Đ/c: Lô CN5.2Q, Khu hóa chất hóa dầu, KCN Đình Vũ, Đông Hải 2, Hải An, Hải Phòng
  • Hotline: 0963 029 988
  • Email: sales@hoachat.com.vn

© 2018 by Vietchem All Right Reserved.

Một sản phẩm mới được thêm vào giỏ hàng của bạn

Số lượng:

Đi đến giỏ hàng Hà Nội - Ms. Đinh Thảo : 0963 029 988 Hà Nội - Mr. Đức Nhuận : 0867 192 688 HCM : 0826 050 050 Cần Thơ : 0971 252 929 Đà Nẵng : 0918 986 544

Từ khóa » Cách Xử Lý Tôm