Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý Tôm Sú, Tôm Thẻ Bị Nổi đầu Kéo đàn

Trong quá trình nuôi tôm đôi khi người nuôi gặp phải tình trạng tôm bị nổi đầu, kéo đàn, tấp mé. Nếu không xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến cả vụ nuôi. Vậy đây là nguyên nhân và cách xử lý tôm sú, tôm thẻ bị kéo đàn hiệu quả ? Hãy tìm hiểu  trong bài viết này nhé

Nội dung chính

  • 1. Nguyên nhân tôm sú, tôm thẻ bị nổi đầu, kéo đàn
    • 1.1 Thiếu OXY hòa tan
    • 1.2 Tôm bị nhiễm bệnh
    • 1.3 Khí độc NH3, NO2, H2S trong ao tăng cao
  • 2. Cách xử lý tôm sú, tôm thẻ bị nổi đầu kéo đàn
    • 2.1 Do yếu tố môi trường: thiếu Oxy, khí độc
    • 2.2 Do virus, vi khuẩn, nấm gây ra

1. Nguyên nhân tôm sú, tôm thẻ bị nổi đầu, kéo đàn

Có nhiều nguyên nhân làm cho tôm bị nổi đầu, kéo đàn, tấp mé. Dưới đây là các nguyên nhân chính, thường gặp trong quá trình nuôi tôm:

1.1 Thiếu OXY hòa tan

Thiếu Oxy hòa tan rất phổ biến trong quá trình nuôi tôm, đặc biệt là trong các ao nuôi công nghiệp, với mật độ thả nuôi cao. Việc thiếu Oxy hòa tan rất nguy hiểm không chỉ làm tôm nổi đầu, kéo đàn mà còn làm tôm chậm phát triển, đục cơ, thậm chí chết từ từ với số lượng lớn.

Chính vì thế, người nuôi cần thường xuyên kiểm tra hàm lượng Oxy hòa tan trong ao nuôi bằng dụng cụ đo DO, đảm bảo:

  • Đối với tôm sú hàm lượng Oxy hòa tan trong ao đảm bảo >= 4 ppm
  • Đối với tôm thẻ hàm lượng Oxy hòa tan trong ao đảm bảo >= 6 ppm

Xem thêm Các nguyên nhân và cách nhận biết ao nuôi tôm thiếu Oxy

1.2 Tôm bị nhiễm bệnh

Khi tôm mắc phải các bệnh như đỏ thân, đốm trắng, đóng rong,…thì cũng bị nổi đầu, tấp mé, kéo đàn

Tôm bị bệnh ăn ít, ăn chậm hoặc bỏ ăn sau đó chết hàng loạt nếu không có giải pháp xử lý kịp thời

1.3 Khí độc NH3, NO2, H2S trong ao tăng cao

Khí độc NH3, NO2, H2S trong ao tăng cao cũng là nguyên nhân chính gây nên tình trạng tôm bị nổi đầu, kéo đàn

Việc khí độc tăng cao là do ao nuôi dơ, thức ăn dư thừa, phân tôm, xác tảo tích tụ nhiều ở tầng đáy không được xử lý hiệu quả

Ngoài ra còn các yếu tố như môi trường nhiệt độ tăng cao, mưa thất thường, tảo tàn, pH giảm đột ngột cũng gây nên tình trạng tôm nổi đầu, kéo đàn

Tôm bị nổi đầu vào ban đêm
Tôm bị nổi đầu vào ban đêm

2. Cách xử lý tôm sú, tôm thẻ bị nổi đầu kéo đàn

Để xử lý hiệu quả và triệt để hiện tượng tôm bị nổi đầu, kéo đàn thì tùy vào nguyên nhân bà con xử lý cho phù hợp:

2.1 Do yếu tố môi trường: thiếu Oxy, khí độc

Nếu xác định được do yếu tô môi trường gây ra hiện tượng tôm bị nổi đầu, kéo đàn thì xử lý như sau:

Bước 1: Bổ sung Oxy hòa tan để cấp cứu tôm

Khi tôm bị nổi đầu cần bổ sung Oxy tức thời để cấp cứu tôm, bà con hãy sử dụng OXYGEN rải đều xuống ao với liều lượng: 1-3kg/1.000m3 nước

OXYGEN sẽ tan nhanh trong nước, cung cấp Oxy giúp tôm hồi phục nhanh chóng

Bước 2: Hấp thu khí độc trong ao bằng YUCCA C100

Nếu ao dơ, có mùi hôi bà con sử dụng YUCCA C100 để hấp thu khí độc NH3, NO2, H2S, cấp cứu tôm nổi đầu với liều lượng: 1 lít/5.000m3

Bà con cũng cần sử dụng định kỳ để tránh tình trạng khí độc tăng trở lại theo liều lượng như sau:

  • Hai tháng đầu: 1 lít/10.000m3 nước
  • Sau 2 tháng: 1 lít /5.000m3 nước

Bước 3: Đánh men vi sinh xử lý đáy ao

Hấp thu khí độc trong ao nuôi sẽ giúp giải quyết tức thời vì khí độc sẽ sớm tăng trở lại, để giải quyết triệt để vấn đề khí độc tăng cao trở lại bà con cần thực hiện:

  • Cắt giảm lượng thức ăn 30% so với thông thường, kiểm tra nhá cho ăn thường xuyên để điều chỉnh kịp thời lượng thức ăn hàng ngày
  • Đánh men vi sinh xử lý đáy BZT-007 liều lượng 454g/ 2.000m3 nước, cách 5-7 ngày dùng 1 lần, giúp lắng đọng các chất hữu cơ lơ lửng trong nước, làm sạch nước, cải thiện và ổn định chất lượng nước ao.
  • Trường hợp ao nuôi lót bạt bà con sử dụng vi sinh mật độ cao MENBAT24 với liều lượng 454g/2.500m3 nước, cách 4 ngày dùng 1 lần, sử dụng lúc 6h chiều
Vi sinh xử lý đáy ao nuôi tôm lót bạt - MENBAT24H
Vi sinh xử lý đáy ao nuôi tôm lót bạt – MENBAT24H

2.2 Do virus, vi khuẩn, nấm gây ra

Trường hợp phát hiện tôm nuôi bị đỏ thân, đen mang,… các bệnh do vi khuẩn, nấm gây ra thì bà con hãy thực hiện:

Bước 1: Diệt khuẩn, sát trùng ao nuôi

Các loại vi khuẩn, virus, mầm bệnh gây hại sẽ bị tiêu diệt bằng các chất diệt khuẩn, sát trùng như Iodine, BKC, Glutaraldehyde,…

Để an toàn cho tôm bà con cần sử dụng loại thuốc sát khuẩn có nguồn gốc xuất xứ và hướng dẫn rõ ràng, tránh tình trạng sử dụng không đúng gây ngộ độc cho tôm

Bà con có thể sử dụng PRODINE 99, với liều 1 lít/ 4.000-10.000m3 nước, dùng 2 ngày liên tiếp để diệt khuẩn đạt hiệu quả tối đa

Bước 2: Tăng đề kháng, dinh dưỡng cho tôm

Sau khi diệt khuẩn bà con cần bổ sung dinh dưỡng và khoáng chất cần thiết để tôm phục hồi sức khỏe.

Sử dụng 2g VITALETC /1kg thức ăn hoặc 1kg VITALETC/500kg thức ăn, hoặc tạt xuống ao nuôi chống sốc: 1kg/1.000m3. 2-3 ngày sử dụng 1 lần

Bước 3: Cải thiện môi trường nước trong ao

Môi trường nước sạch, ổn định sẽ giúp tôm khỏe mạnh, ít bị bệnh. Bà con cấy men vi sinh BZT-007 định kỳ vào trong ao nuôi để tăng số lượng vi khuẩn có lợi, giảm vi khuẩn có hại và mầm bệnh nguy hiểm.

Sử dụng định kỳ cách 5-7 ngày dùng 1 lần trong suốt vụ nuôi hoặc khi nước ao dơ

Hãy gọi cho chúng tôi theo số điện thoại: 0919900970 để được tư vấn chi tiết khi gặp các vấn đề trong quá trình nuôi tôm nhé !

Thủy Sản Thái Mỹ hân hạnh phục vụ Quý Bà Con !

Từ khóa » Cách Xử Lý Tôm