Cách Xử Lý Tại Chỗ Khi ôtô Báo Quá Nhiệt - VnExpress

Lúc này, bạn hãy làm theo những hướng dẫn dưới đây.

Bước 1: Tắt A/C (chế độ làm mát) và chuyển sang chế độ nóng

Đèn báo nhiệt độ động cơ quá nóng.

Đèn báo nhiệt độ động cơ quá nóng.

Các chuyên gia giải thích, việc bật chế độ nóng sẽ giúp hút nhiệt ra khỏi khoang động cơ nhanh hơn. Còn nếu cứ để chế độ làm mát sẽ khiến động cơ nóng thêm. Tuy nhiên, đó chỉ là một giải pháp khắc phục tạm thời nếu lái xe một quãng đường ngắn.

Bước 2: Táp xe vào lề

Nhanh chóng đưa xe táp vào lề.

Nhanh chóng đưa xe táp vào lề.

Nếu đồng hồ báo nhiệt quá cao, chạm ngưỡng vạch đỏ thì không nên chạy tiếp. Hãy táp xe vào lề đường, bật đèn cảnh báo nguy hiểm.

Bước 3: Tắt máy và mở nắp ca-pô

Tắt máy, mở nắp ca-pô cho thoát nhiệt nhanh hơn.

Tắt máy, mở nắp ca-pô cho thoát nhiệt nhanh hơn.

Sau khi thực hiện bước 2, hãy tắt động cơ, sau đó cẩn thận mở nắp ca-pô để hơi nóng nhanh chóng thoát ra. Lưu ý, nắp ca-pô rất nóng, cẩn thận tránh bị bỏng tay.

Bước 4. Chờ xe hạ nhiệt từ 30-60 phút

Chờ động cơ thoát nhiệt từ 30-60 phút.

Chờ động cơ thoát nhiệt từ 30-60 phút.

Trong lúc chờ nhiệt độ giảm, không nên chẩn đoán bệnh hoặc cố khắc phục sự cố cho đến khi nguội hẳn. Đợi đồng hồ báo nhiệt trở về mức bình thường trước rồi mới tiến hành kiểm tra. 

Bước 5. Quan sát

Kiểm tra bằng mắt.

Kiểm tra bằng mắt.

Kiểm tra bằng mắt xem có hiện tượng rò rỉ hơi nước hoặc khói, hoặc chất làm mát từ bộ tản nhiệt, ống dẫn hoặc từ động cơ. Chất làm mát có màu cam, đỏ, hoặc xanh lá cây tùy thuộc vào loại đang sử dụng. Nếu nghe thấy tiếng sủi bọt thì có nghĩa hệ thống làm mát bị quá áp và động cơ quá nóng.

6. Kiểm tra nước làm mát

Bổ sung nước mát nếu thiếu.

Bổ sung nước mát nếu thiếu.

Kiểm tra xem lượng nước làm mát có bị thiếu không, nếu ở mức thấp thì nên đổ thêm vào. 

7. Gọi hỗ trợ

Gọi cứu hộ đưa xe về xưởng sửa chữa.

Gọi cứu hộ đưa xe về xưởng sửa chữa.

Nếu không chắc chắn hoặc thiếu kinh nghiệm về xe, nên gọi cho cố vấn dịch vụ của xưởng sửa chữa hoặc xe cứu hộ đưa về garage để kiểm tra.

Minh Vũ Nguồn: Wikihow

Từ khóa » Cảnh Báo Nhiệt độ Cao Trên ô Tô