Làm Gì Khi Đèn Báo Nhiệt Độ Trên Taplo Sáng? - Thanh Phong Auto
Có thể bạn quan tâm
Lưu ý: Một số xe hơi có chốt Capo gần với két làm mát thì nên chú ý, sử dụng một chiếc khăn hoặc lớp lót tay trước khi mở nắp để đảm bảo an toàn.
Nước làm mát động cơ không phải là loại nước tinh khiết thông thường mà là loại chất lỏng với thành phần chính là nước tinh khiết kết hợp với Ethylene Glycol. Hỗn hợp này có tác dụng truyền dẫn nhiệt và các chất phụ gia chống bay hơi, ăn mòn.
Do đó, chỉ trong trường hợp khẩn cấp mới sử dụng nước tinh khiết để thay thế tránh sử dụng lâu dài khiến các bộ phận xe bị hỏng hóc, nhiên liệu cần thiết không được đáp ứng đủ khiến xe vận hành không ổn định.
Nếu bỏ qua cảnh báo và tiếp tục đi sẽ thế nào?
Trong trường hợp tài xế cố tình lờ đi cảnh báo này và tiếp tục chạy sẽ khiến động cơ bị quá nhiệt gây hư hỏng các bộ phận như:
- Nắp máy bị nóng và cong vênh.
- Gioăng phớt làm kín sẽ bị phá hỏng hoàn toàn.
- Ống dẫn nhiệt bị hư hỏng.
- Xéc măng, bạc lót thanh truyền bị hư hỏng do ma sát.
- Piston bị bó kẹt trong xilanh do sự giãn nở vì nhiệt độ quá cao.
- Động cơ sẽ xuất hiện tiếng gõ.
- Dầu bôi trơn, độ nhớt bị giảm xuống, lỏng lẻo hơn, khả năng bôi trơn kém đi khiến bạc lót đầu to thanh truyền, hay bạc lót trục khuỷu bị ma sát ăn mòn.
Như vậy, nếu gặp phải tình trạng đèn báo nhiệt độ trên taplo sáng thì đừng chủ quan và bỏ qua nó để tiếp tục lái xe. Bởi như vậy sẽ khiến các động cơ xe hư hỏng nặng buộc bạn phải bỏ ra một số tiền khá lớn để sửa chữa hoặc thay thế động cơ.
Lưu ý khi sử dụng nước làm mát
- Nếu phát hiện mức nước làm mát thấp thấp hơn mức “Low” hãy nhanh chóng mở nắp bình nước phụ và nắp két nước để nạp thêm.
- Nên thay nước làm mát sau khoảng 160.000 km đầu tiên. Những lần tiếp theo nên thay sau khi động cơ đi thêm được 40.000 km.
- Nên tạo lịch nhắc để kiểm tra và thay thế nước làm mát định kỳ. Bởi nếu để quá lâu chúng có thể bị biến đổi thành phần hóa học tạo nên axit hay bị phân hủy gây ra tắc nghẽn trong động cơ.
Trên đây chính là những chia sẻ về cách xử lý đèn nhiệt độ taplo phát sáng khi đang điều khiển xe trên đường. Hy vọng bạn đọc có thêm nhiều kinh nghiệm hữu ích cho mình.
Từ khóa » Cảnh Báo Nhiệt độ Cao Trên ô Tô
-
Xe Báo Nhiệt Độ Cao Ở Động Cơ - Nguyên Nhân Từ Đâu?
-
9 Nguyên Nhân Xe Hiện Đèn Báo Nhiệt Độ Nước Làm Mát
-
Xử Lý đèn Báo Nhiệt độ Nước Làm Mát Sáng Lên | DPRO Việt Nam
-
XE Ô TÔ BÁO NHIỆT ĐỘ CAO- CÁCH KIỂM TRA ĐƠN GIẢN NHẤT
-
Cách Xử Lý Tại Chỗ Khi ôtô Báo Quá Nhiệt - VnExpress
-
Nguyên Nhân Các Thông Số đồng Hồ Báo Nhiệt độ Xe ô Tô Bất Thường
-
5 đèn Cảnh Báo Nguy Hiểm Thường Gặp Trên Xe Hơi Và Cách Xử Lý
-
Ý Nghĩa đèn Cảnh Báo Trên ô Tô Và Cách Xử Lý
-
Đồng Hồ Báo Nhiệt Độ Xe Ô Tô Và Những Cảnh Báo Bất Thường
-
Lưu ý Về đèn Cảnh Báo Nhiệt độ Nước Làm Mát động Cơ - Đào Tạo Lái Xe
-
Đang Di Chuyển, ô Tô Cảnh Báo Quá Nhiệt Thì Phải Làm Sao?
-
Đèn Cảnh Báo Nhiệt độ động Cơ - Gara Trực Tuyến- Kết Nối Cùng Công ...
-
Đèn Báo Nhiệt Độ Nước Làm Mát Sáng Xử Lý Như Thế Nào?
-
Đèn Cảnh Báo Nhiệt độ Nước Làm Mát