Cách Xử Lý Vết Loét ở Người Già để Mau Khỏi Và Không Tái Phát
Có thể bạn quan tâm
Vết loét ở người cao tuổi đặc biệt lâu lành và khó trị dứt điểm do nhiều nguyên nhân. Do đó, xử lý vết loét ở người già.đòi hỏi người chăm sóc phải thực hiện cẩn thận và đúng cách. Để làm được điều đó, bạn đọc hãy trang bị kiến thức cho mình qua bài viết dưới đây.
1, Tại sao vết loét ở người già lại lâu lành
Vết loét ở người già lâu lành do nhiều nguyên nhân
Người cao tuổi có sức đề kháng yếu hơn so với người trẻ, ngoài.ra, họ còn hội tụ nhiều yếu tố khác khiến cho vết loét lâu lành hơn bình thường. Yếu tố đó có thể là:
-
Thiếu dinh dưỡng
Người già dễ gặp tình trạng khó tiêu, chán ăn, mất cảm giác ngon miệng, hấp thu kém,… Điều này dẫn đến họ không được bổ sung đủ các chất dinh.dưỡng như đạm, vitamin A, C vô cùng cần thiết cho việc tái tạo da của cơ thể. Hậu quả là vết loét sẽ chậm lành hơn bình thường.
-
Máu lưu thông kém
Nếu lưu thông kém, máu sẽ không cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết.để tái tạo các mô, tế bào, do đó gây ra trì hoãn quá trình làm lành vết loét.
-
Gia tăng áp lực lên vết loét
Vết loét có thể ở những vị trí bị tỳ đè nhiều. Nếu trong thời gian điều trị vẫn gây áp lực lên vết loét thì vết loét sẽ.bị tổn thương nặng hơn, khiến cho việc điều trị trở nên dai dẳng. Vấn đề này rất thường gặp ở đối tượng bệnh nhân phải nằm nhiều, ngồi.nhiều như bị chấn thương, bó bột, tai biến mạch máu não…
-
Bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường rất phổ biến ở người già. Tiểu đường khiến cho hệ miễn dịch suy giảm, lượng đường huyết cao dễ gây nhiễm trùng. Ngoài ra bệnh còn có thể khiến bệnh nhân mất cảm giác đau, ảnh hưởng đến khả năng nhận.biết vết loét từ sớm, đến khi phát hiện ra thì loét da đã nặng và khó điều trị.
-
Vết loét bị nhiễm trùng
Loét da tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể gây tình.trạng nhiễm trùng sưng, nóng, đỏ, đau, chảy mủ… hậu quả là kéo dài thời gian chữa bệnh và gây khó khăn cho điều trị.
2, Những biến chứng có thể gặp nếu không trị dứt điểm
Biến chứng nhiễm trùng do loét
Loét da không phải bệnh nguy hiểm, nhưng biến chứng mà nó gây.ra có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh. Đặc biệt là với đối tượng người cao tuổi sức đề kháng suy giảm và nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh. Những biến chứng có thể gặp phải kể đến là nhiễm nấm, nhiễm khuẩn, bội nhiễm, hoại tử, nhiễm trùng máu,… Bệnh nhân tiểu đường bị loét ở bàn chân thậm chí có nguy cơ phải cắt cụt chi để điều trị nếu vết loét tiến triển quá nặng.
3, Cách xử lý vết loét ở người già đúng cách
Để phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, bệnh nhân cần được điều trị và chăm sóc vết loét đúng cách từ sớm. Xử lý vết loét hàng ngày cần tuân thủ 3 nguyên tắc:
- Vệ sinh sạch sẽ
- Dưỡng ẩm đầy đủ
- Hạn chế áp lực lên vết loét
3,1. Vệ sinh sạch sẽ
Vệ sinh là mấu chốt trong việc điều trị loét thành công. Vệ sinh hàng ngày tại vết loét cần thực hiện theo 3 bước:
- Bước 1: Rửa sạch vết loét bằng nước muối sinh lý 0,9 %. Loại bỏ nhẹ nhàng chất bẩn và mô hoại tử tại ổ loét.
- Bước 2: Sát khuẩn vết loét bằng thuốc sát khuẩn chuyên dụng. Để khô. Thuốc sát khuẩn không được gây xót, không được gây độc tế bào lành hoặc tổn thương mô hạt.
- Bước 3: Dưỡng ẩm và băng vết loét nếu cần thiết. Thực hiện băng đối với những vết loét sâu, rộng để bảo vệ tránh trầy xước và bị chất bẩn xâm nhập. Với vết loét nhỏ nông nên để thoáng sẽ mau lành hơn. Không nên băng quá chặt sẽ gây bí vết loét và ức chế lưu thông máu.
Ngoài ra, người bệnh cần tắm rửa, thay quần áo hàng ngày để đảm bảo vệ sinh sạch sẽ toàn cơ thể. Nếu bệnh nhân không tự chủ trong đại, tiểu tiện thì người chăm sóc phải thường xuyên kiểm tra và thay đồ cho bệnh nhân để tránh ẩm ướt, mất vệ sinh cản trở đến quá trình điều trị loét.
3.2, Dưỡng ẩm đầy đủ
Vết loét bị khô nứt sẽ dễ bị tổn thương dẫn tới tình trạng loét nặng hơn, ngoài ra, còn gây cảm giác đau rát cho bệnh nhân. Các nghiên cứu đã chỉ ra, nếu được cung cấp độ ẩm đầy đủ, vết loét sẽ mau lành hơn bình thường. Do đó, hàng ngày cần phải dưỡng ẩm cho vết loét bằng kem, gel dưỡng ẩm chuyên dụng. Sản phẩm dưỡng ẩm nên có tính sát khuẩn để đảm bảo vết loét luôn được sạch sẽ. Việc dưỡng ẩm chỉ thực hiện sau khi đã sát khuẩn và vệ sinh sạch sẽ cho bệnh nhân.
3.3, Hạn chế áp lực lên vết loét
Không để bệnh nhân tỳ đè lên vết loét
Bệnh nhân không được tỳ đè, gây áp lực lên vết loét để tránh bị tổn thương nặng hơn và tránh cản trở lưu thông máu. Nếu bệnh nhân phải nằm lâu, ngồi lâu thì cần thay đổi tư thế cho bệnh nhân thường xuyên, lý tưởng là 30ph một lần, hoặc lâu nhất là 2h một lần. Có thể kết hợp xoa bóp để cải thiện lưu thông máu nuôi dưỡng vết loét.
3.4, Bộ đôi Dizigone – giải pháp lý tưởng trong xử lý vết loét ở người già
Dung dịch sát khuẩn Dizigone là sản phẩm chuyên dụng hàng đầu trong điều trị loét với những ưu điểm vượt trội:
- Sát khuẩn nhanh, mạnh mẽ chỉ trong vòng 30 giây.
- Không xót, không kích ứng da, niêm mạc.
- Không độc tế bào lành, không gây chết mô hạt.
- Không nhuộm màu da.
- Tiêu diệt được màng biofilm của vi khuẩn.
- Khử được mùi của ổ loét.
- Hiệu lực được giữ nguyên vẹn sau nhiều lần sử dụng.
Bộ đôi trị loét Dizigone – Dizigone Nano Bạc
Với ưu thế vượt trội so với những thuốc sát khuẩn khác kể đến phía trên, Dizigone trở thành lựa chọn hàng đầu của các bác sĩ da liễu trong điều trị và chăm sóc vết loét. Sản phẩm nên được sử dụng kết hợp với kem dưỡng ẩm Dizigone Nano Bạc để tối ưu hiệu quả chữa bệnh. Kem dưỡng ẩm Dizigone Nano Bạc ngoài tác dụng cấp ẩm, sản phẩm còn có khả năng sát khuẩn, thúc đẩy quá trình làm lành vết loét. Nên sử dụng bộ sản phẩm Dizigone – Dizigone Nano Bạc 2-3 lần một ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.
4, Dự phòng tái phát
Loét da ở người già rất dễ tái phát. Do đó, sau khi điều trị khỏi, người nhà và bệnh nhân không được lơ là mà phải duy trì thực hiện:
-
Giữ vệ sinh sạch sẽ để hạn chế tối đa mầm bệnh
Ngoài làm sạch cơ thể, phải giữ vệ sinh ở cả môi trường sống, thường xuyên thay ga đệm, gối và những đồ dùng cá nhân như khăn mặt, khăn lau người.
-
Tăng cường vận động để thúc đẩy tuần hoàn máu
Mức độ và tần suất vận động phải phù hợp với thể trạng người bệnh.
-
Hạn chế tỳ đè lâu ở một vị trí
Thường xuyên thay đổi tư thế nằm, ngồi,… đối với những bệnh nhân liệt, chấn thương, phải điều trị nằm một chỗ. Kết hợp xoa bóp để cải thiện lưu thông máu cho bệnh nhân.
-
Dinh dưỡng hợp lý
Cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho bệnh nhân
Cung cấp đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu như đạm, chất xơ, vitamin A, C,… để nâng cao sức đề kháng cho người bệnh. Nếu bệnh nhân khó nhai, nuốt thì nên nấu đồ ăn lỏng như cháo, bột để người bệnh có thể ăn được nhiều hơn.
-
Quan sát, kiểm tra thường xuyên
Người cao tuổi có thể gặp tình trạng lú lẫn, mất cảm giác đau (VD trong bệnh lý đái tháo đường) nên họ không thể nhận biết được tình trạng loét ở cơ thể mình. Người chăm sóc phải thường xuyên quan sát, kiểm tra những vùng da có nguy cơ loét cao để góp phần phát hiện kịp thời bệnh.
Xử lý và chăm sóc vết loét ở người cao tuổi là việc không hề đơn giản, cần thực hiện đúng cách ngay từ khi bắt đầu điều trị thì bệnh mới mau khỏi và dứt điểm. Sau khỏi bệnh, người nhà và bệnh nhân cũng không được phép chủ quan mà phải tiếp tục theo dõi sát sao để phòng bệnh tái phát.
Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc về xử lý vết loét ở người cao tuổi cũng như cách sử dụng bộ sản phẩm Dizigone, gọi ngay HOTLINE 1900 9482.
Cẩm nang chăm sóc loét tì đè ở người già:
Từ khóa » Cách Xử Lý Vết Loét ở Người Già
-
Bí Quyết Trị Vết Loét Cho Người Già Nhanh Khỏi Với Bốn Bước đơn Giản
-
Loét Da ở Người Già: Dấu Hiệu Và Cách điều Trị
-
Hướng Dẫn Chăm Sóc Vết Loét đúng Cách
-
Chăm Sóc Loét Do Tì đè - Bệnh Viện Trung ương Quân đội 108
-
Xử Lý Loét Do Tỳ đè | Vinmec
-
Hướng Dẫn điều Trị Vết Loét ở Người Già - Viện Da Liễu
-
Hướng Dẫn Chăm Sóc Vết Loét Lở Cho Người Già - Viện Da Liễu
-
CÁCH CHĂM SÓC VẾT LOÉT CHO NGƯỜI GIÀ BẠN CẦN PHẢI BIẾT
-
Loét Tì đè - Rối Loạn Da Liễu - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Chữa Loét Da Người Già: Chớ Qua Loa | Bệnh Viện Hoàn Mỹ Sài Gòn
-
Cẩn Trọng Khi Chăm Sóc Vết Loét Tại Nhà Cho Người Bệnh Tai Biến
-
Chữa Loét Da Người Già Hiệu Quả Bằng Cao Dán Đông Y
-
Bài Giảng Dự Phòng Và Chăm Sóc Loét Tỳ đè Cho Người Bệnh
-
Hướng Dẫn Chăm Sóc Vết Thương Cho Người Tiểu đường đúng Cách