Hướng Dẫn Chăm Sóc Vết Loét Lở Cho Người Già - Viện Da Liễu

Loét da ở người già thường gặp ở các trường hợp phải nằm một chỗ trong thời gian dài, làm tăng thời gian và chi phí điều trị, gây đau đớn cho người bệnh và có thể dẫn đến tử vong nếu phát triển đến giai đoạn nặng. Vì vậy, khi chăm sóc, bạn cần đặc biệt chú ý, làm theo đúng các bước để quá trình phục hồi diễn ra nhanh chóng và tốt đẹp. 

Mục lục

  • I. Các giai đoạn của vết loét
    • 1. Vết loét phân độ 1
    • 2. Vết loét phân độ 2
    • 3. Vết loét phân độ 3
    • 4. Vết loét phân độ 4
  • II. Chăm sóc vết loét lở cho người già theo từng giai đoạn
    • 1. Chăm sóc vết loét ở cấp độ 1 & 2
    • 2. Chăm sóc vết loét ở cấp độ 3 và 4
  • III. Những lưu ý khi chăm sóc loét lở cho người già

I. Các giai đoạn của vết loét

Nhận biết các vết lở loét đang ở giai đoạn nào là bước đầu tiên giúp cho việc chăm sóc và điều trị được đúng đắn và kịp thời. Vết loét lở ở người già thông thường có 4 cấp độ:

1. Vết loét phân độ 1

Bề mặt da liền, vết đỏ không biến mất sau khi thôi tì đè. Vết loét có thể có đau, cứng hay mềm hơn bình thường, cũng có thể không có triệu chứng gì. Phát hiện ở giai đoạn này, vết loét có thể được phục hồi hoàn toàn.

2. Vết loét phân độ 2

Đáy vết loét màu đỏ hoặc hồng, không có tế bào chết màu vàng đục (những tổn thương dạng bọng nước, màu trắng nơi mà bên dưới có xương cũng được xếp vào loại loét do tì đè độ 2). Giai đoạn này vết loét đã gây cảm giác đau, khó chịu cho người già.

3. Vết loét phân độ 3

Vùng da nơi bị tì đè mất toàn bộ lớp da và lớp dưới da (lớp tế bào dưới da hay lớp tế bào mỡ có thể nhìn thấy, nhưng chưa thấy xương, dây chằng, gân và cơ trên vết loét). Có thể xuất hiện vùng hoại tử có màu vàng đục, không tổn thương sâu vào cơ, nhưng có thể xuất hiện đường hầm hay lỗ rò. Ở giai đoạn này, vết loét sẽ cần tới vài tháng để có thể hồi phục, làm đầy lại.

4. Vết loét phân độ 4

Toàn bộ mô da dưới da bị mất, làm lộ rõ cơ, xương, hay gân cơ và dây chằng, tổ chức hoại tử màu vàng đục hay khô đen và có thể xuất hiện đường hầm hay lỗ rò. Vết loét giai đoạn này cần mất hàng tháng tới hàng năm để có thể chữa lành.

Để biết vết loét có bị nhiễm trùng hay không, bạn có thể dựa vào các dấu hiệu dưới đây. Nếu vết loét xuất hiện từ 2 trong 5 dấu hiệu, có nghĩa là vết thương đã bị nhiễm trùng:

  • Sưng
  • Nóng
  • Đau
  • Chảy mủ (đặc, trắng đục hoặc có máu)
  • Có vòng đỏ >0,5cm xung quanh vết loét

Trường hợp người bệnh bị hoại tử khô, vết loét không sưng, nóng đỏ, chảy mủ nhưng sẽ thâm đen và teo lại. Những trường hợp này cũng được xếp vào vết thương nặng, bạn cần đưa người thân đến bệnh viện ngay.

➤ Xem thêm : Phác đồ điều trị loét tỳ đè theo hướng dẫn của chuyên gia y tế

II. Chăm sóc vết loét lở cho người già theo từng giai đoạn

Loét tì đè độ 1 và 2 có thể chữa lành nếu bạn biết cách xử lý và chăm sóc đúng cách, không cần đến phẫu thuật hay can thiệp của bác sĩ. Loét độ 3 và độ 4 phức tạp và nguy hiểm cao hơn, sẽ cần tới can thiệp ngoại khoa, có thể phải cắt gọt vùng thịt và xương đã bị hoại tử, rồi đóng kín vết loét.

1. Chăm sóc vết loét ở cấp độ 1 & 2

Với vết loét độ 1, độ 2, bạn có thể chăm sóc người thân tại nhà.

Bước 1: Vệ sinh vết loét

Dùng gạc vô trùng lau chùi nhẹ nhàng vết loét để loại bỏ dịch mô, mủ, các chất thải sinh ra trong chuyển hóa, tế bào chết, tế bào hoại tử, vì chúng gây cản trở quá trình làm lành vết loét. Chấm nhẹ để làm sạch mà không gây tổn thương vết loét.

Sử dụng nước muối sinh lý 0,9% để rửa sạch vết loét. Rửa nhẹ nhàng theo chiều từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới.

Thấm khô vết loét bằng bông gạc sạch. Nếu thấy có dị vật trong vết loét, bạn có thể dùng nhíp đã khử trùng qua cồn y tế để loại bỏ. Trường hợp vết thương chảy máu, lấy gạc hay mảnh vải sạch ép lên vết thương để cầm máu.

Rửa vết loét bằng dung dịch sát khuẩn sau khi rửa bằng nước muối sinh lý, đây là bước chăm sóc có vai trò quan trọng nhất. Ví dụ với Povidon iod, nồng độ thường thấy ở hiệu thuốc là 10%, bạn cần pha thêm theo tỉ lệ 1/10 khi dùng. Hoặc bạn có thể sử dụng các dung dịch sát khuẩn ion dịu nhẹ như Dizigone

Không nên rửa vết loét bằng oxy già vì chất này có tính sát khuẩn rất mạnh, có thể gây tổn thương tới tế bào lành ở vết thương. Ngoài ra, nhiều sản phẩm sát khuẩn khác cũng có tác dụng phụ là gây tổn thương mô, khiến vết thương chậm lành.

Có thể dùng thêm kem dưỡng ẩm thoa lên vết loét để thúc đẩy tổn thương da nhanh lành hơn. Một số loại kem dưỡng ẩm như: Dizigone Nano Bạc, kem vaselin, kem cừu…

Xoa bóp xung quanh vết loét để cải thiện tuần hoàn khu vực bị tổn thương.

Bước 2: Băng vết loét

Dùng băng keo cá nhân hoặc gạc vô trùng. Nên chọn băng hydrocoloid hoặc gạc mỡ để giúp vết loét nhanh lành hơn.

Bước 3: Thay băng và theo dõi vết loét

Mỗi ngày, bạn cần thay băng ít nhất 2 lần sáng tối hoặc bất cứ khi nào thấy băng bị ướt hay bẩn. Mỗi lần thay băng mới, bạn hãy lặp lại các bước trên.

Nếu vết loét tiến triển xấu, xuất hiện những dấu hiệu nhiễm trùng (sưng, nóng, đỏ, đau, chảy mủ), hãy liên hệ với nhân viên y tế ngay.

Vết loét là vết bỏng có thể xuất hiện các nốt phồng rộp sau vài tiếng. Bạn không nên chọc vỡ các nốt này vì đây là cơ chế tự bảo vệ của cơ thể. Nếu các nốt bị vỡ, bạn xử lý như vết thương thông thường.

2. Chăm sóc vết loét ở cấp độ 3 và 4

loet ty de loét tỳ đè

Khi vết loét lở đã tiến triển lên cấp độ 3 và 4, việc chăm sóc bắt buộc phải có sự hỗ trợ từ bác sĩ. Bước đầu tiên bạn cần làm là đưa người nhà đến bệnh viện thăm khám.

Sau đó, bác sĩ có thể can thiệp cắt lọc vùng hoại tử và kê thêm kháng sinh, kháng viêm hay vitamin để tăng sức đề kháng. Người bệnh có vết loét nặng sẽ cần điều trị tại bệnh viện. Trường hợp nhẹ hơn, các bác sĩ có thể cho chăm sóc tại nhà và thăm khám định kỳ.

Ở 2 cấp độ sau cùng, khi đã có tổn thương sâu và hoại tử, việc can thiệp ngoại khoa là cần thiết. Vết loét cần được cắt bỏ những chỗ có da lột và mô hoại tử, việc cắt lọc nhằm loại bỏ các tổ chức hoại tử và bị nhiễm khuẩn, có thể thực hiện ngay tại giường hay tại phòng mổ.

Cắt gọt sẽ làm rộng vết loét một khoảng cho phép, nhưng nó lại làm giảm độ tập trung vi khuẩn ở vết loét và loại bỏ mô hoại tử. Việc cắt lọc làm tăng cường quá trình liền thương và giảm nguy cơ nhiễm trùng lan rộng, vì các tổ chức hoại tử rất dễ nhiễm khuẩn và là nguyên nhân gây ra viêm tế bào, tổn thương ăn sâu hơn vào xương.

Biện pháp ghép da có thể được chỉ định để sử dụng, tuy nhiên cũng chỉ áp dụng được trong 30% trường hợp, thường ở những tổn thương khu trú và nông.

Các phương pháp điều trị khác như: sử dụng các vạt da cân, vạt da cơ để che phủ các ổ loét rộng. Ưu điểm của các vạt da cơ là cung cấp lượng lớn tổ chức có nguồn cấp máu nuôi tốt, tính chất tổ chức ổn định, giảm đến mức tối thiểu các biến đổi chức năng ở vùng kế cận.

➤ Xem thêm: Bị loét da nên ăn gì kiêng gì cho mau lành

III. Những lưu ý khi chăm sóc loét lở cho người già

Việc chăm sóc vết loét lở cho người già rất khó khăn, vừa phải nâng đỡ nhẹ nhàng, vừa cần lau rửa, vừa phải kiểm tra tình trạng vết loét. Những lưu ý sau đây là cực kì quan trọng trong quá trình chăm sóc bạn cần lưu ý:

  • Việc đầu tiên là phải đánh giá chính xác tình trạng loét về vị trí, giai đoạn, kích thước, cảm giác đau và tình trạng vùng da xung quanh vết loét. Bạn cần đánh giá lại vết loét da thường xuyên hàng ngày. Nếu tình trạng vết loét không được cải thiện, liệu pháp điều trị cần thay đổi ngay. Các biến chứng tiềm ẩn về sức khỏe của bệnh nhân cũng cần được xử lý để hỗ trợ cho quá trình điều trị loét.
  • Làm sạch vết loét lở rất quan trọng để tránh nhiễm khuẩn. Xung quanh vết loét da cần phải giữ sạch. Nếu vết loét bị nhiễm khuẩn, thì nên sử dụng loại kháng sinh thích hợp, đã được tư vấn từ bác sĩ. Thao tác nhẹ nhàng khi rửa hay làm sạch vết loét. Giữ vệ sinh toàn bộ cơ thể, lau khô mồ hôi, lau rửa người và thay quần áo thường xuyên cho người bệnh.
  • Sử dụng thiết bị chuyên dùng như đệm hơi, đệm nước, đệm 3D … để giảm áp lực lên các vùng bị tỳ đè. Hoặc bạn có thể dùng găng tay y tế bơm đầy nước và buộc chặt, sau đó đặt dưới các vùng vết loét của người bệnh. Cách này sẽ giúp giảm áp lực rất tốt.
  • Cần lật người, thay đổi tư thế nằm của bệnh nhân thường xuyên, khoảng 1-2 giờ/lần. Nếu bệnh nhân ngồi liệt trên xe lăn, tần suất đổi tư thế nên là 15 phút/lần.
  • Mỗi ngày khoảng 3-4 lần mát xa, xoa bóp nhẹ nhàng, chậm rãi cho người bệnh để tăng cường lưu thông máu.
  • Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ protein, vitamin và khoáng chất cần thiết để da khỏe mạnh, giúp nhanh lành tổn thương và chống nhiễm trùng.
  • Giữ phòng ở thông thoáng, khô ráo, tránh ẩm mốc và vệ sinh ga giường, đệm nằm thường xuyên. Vải trải giường cần khô, sạch, không chùng, không gập.

loét tỳ đè loet-ty-de

loét dizigone

loét tỳ đè loét nằm liệt

loét_quốc tuấn

Phản hổi của người nhà bệnh nhân sau khi chăm sóc vết loét tỳ đè theo hướng dẫn của chuyên gia Viện da liễu.

Name Đăng ký tư vấn miễn phí

Chăm sóc vết loét lở cho người già không quá phức tạp, bạn có thể thực hiện dễ dàng theo hướng dẫn trong bài viết này. Quan trọng nhất vẫn là xác định đúng phân độ loét và lựa chọn được dung dịch sát khuẩn phù hợp sẽ giúp việc chăm sóc loét da dễ dàng hơn rất nhiều.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các bệnh loét da, vui lòng liên hệ HOTLINE 1900 9482 (trong giờ hành chính) hoặc 0964619482 (ngoài giờ hành chính) để được tư vấn và giải đáp.

➤ Xem thêm: Thuốc trị lở loét cho người già hiệu quả nhất

Theo Viendalieu.com.vn tổng hợp

Từ khóa » Cách Xử Lý Vết Loét ở Người Già