Chăm Sóc Loét Do Tì đè - Bệnh Viện Trung ương Quân đội 108
Có thể bạn quan tâm
Video
Xem thêm tinBệnh viện TWQĐ 108 khám bệnh, tri ân tại tỉnh Tuyên Quang
04/12/2024 Chi tiếtThiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song - Viện trưởng Viện NCKHYDLS 108 chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
20/11/2024 Chiều ngày 19/11, Viện NCKHYDLS 108, Bệnh viện TWQĐ 108 tổ chức Lễ Kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam. Thay mặt Thường vụ, Đảng uỷ, lãnh đạo Viện NCKHYDLS 108, Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song - Viện trưởng Viện NCKHYDLS 108, Giám đốc Bệnh viện đã phát biểu chúc mừng, tri ân quý Thầy cô; đề ra các mục tiêu cụ thể cho đội ngũ giảng viên và phương hướng hoạt động năm 2025. Trân trọng kính mời quý vị xem video phát biểu chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 của Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song dưới đây: Chi tiếtBệnh đái tháo đường có xu hướng trẻ
14/11/2024 Chi tiếtPhẫu thuật thay khớp nhân đạo tại Bệnh viện TWQĐ 108
11/11/2024 Chi tiết Trang chủ | Y Học Sức Khỏe Chăm sóc loét do tì đè 08:24 AM 24/04/2017 Loét do tì đè gặp chủ yếu ở người nằm lâu bởi tai biến, tai nạn, sau các phẫu thuật lớn (nhất là phẫu thuật gãy xương đùi), ít hoặc lười vận động, đặc biệt là người tuổi cao. Bệnh gây nhiều phiền hà cho người bệnh, người nhà chăm sóc và gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người bệnh. Loét do tì đè là một loại loét do kém dinh dưỡng ở một hoặc nhiều vùng da nào đó của cơ thể của cơ thể gây nên. Loét do tì đè thường xuất hiện ở những bệnh nhân nặng phải nằm lâu, đặc biệt là không trở mình, không thay đổi tư thế, không được xoa bóp thường xuyên vùng bị tì đè. Vì vậy, sức nặng của cơ thể đè lên vùng da, cơ trong đó có mao mạch khó lưu thông, hoặc không đến được, gây thiếu dinh dưỡng, trong khi đó máu tĩnh mạch ứ lại gây sung huyết, bung ra gây loét. Những trường hợp như vậy thường xảy ra ở người bị tai biến nằm liệt giường, lú lẫn, người sau các phẫu thuật, đặc biệt là người tuổi cao, sức yếu ít được quan tâm chăm sóc. Ở những đối tượng này thường đại, tiểu tiện không tự chủ hoặc vải trải giường không phẳng, hoặc nằm đệm nước, đệm khí nhưng không có vải trải đệm làm cho da dính vào hoặc dát giường cứng không có đệm hoặc đệm không phù hợp cũng tạo điều kiện thuận lợi gây nên những mảng loét da. Một số vị trí dễ bị loét tì đè Loét tì đè ở người cao tuổi thường ở những vị trí xương lồi lên mà không có cơ bao bọc hoặc có nhưng quá ít như khi nằm ngửa, sẽ gặp ở vùng da xương chẩm (sau gáy), vùng xương cùng (giữa hai mông: mông bên trái và bên phải), vùng da xương bả vai, khuỷu tay, gót chân. Nếu người bệnh nằm nghiêng, thường sẽ bị loét da bên ngoài lồng ngực, phía ngoài và trong đầu gối, vùng da mắt cá chân (nằm nghiêng bên nào sẽ bị loét da mắt cá chân bên đó). Trường hợp người bệnh bị suy hô hấp phải ngồi hoặc nửa nằm nửa ngồi có thể bị loét vùng da ở ụ ngồi xương chậu. Biểu hiện Vùng da ở chỗ tì đè đỏ, sung huyết, có thể người bệnh cảm thấy đau, nếu người cao tuổi lú lẫn (tai biến mạch mạch não, tuổi quá cao…) thường không biết cảm giác đau. Tại vùng da bị tì đè có thể có nốt phồng lên như bị bỏng, khi nốt phồng vỡ ra sẽ thấy da ở đó có màu đỏ bầm hoặc xanh nhạt rồi đen lại. Nếu không được chăm sóc cẩn thận, vết loét tì đè này có thể bị bội nhiễm vi khuẩn hoặc vi nấm, phát triển rất nhanh gây khó khăn cho điều trị, đặc biệt bị bội nhiễm vi khuẩn có độc lực mạnh, kháng nhiều kháng sinh như tụ cầu vàng hoặc trực khuẩn mủ xanh.Ảnh minh họa Dựa vào sự thương tổn của da và tổ chức dưới da vùng tì đè, các nhà chuyên môn phân chia thành 4 mức độ (hoặc 4 giai đoạn) khác nhau từ nhẹ đến nặng. Đó là độ I, da liền, vết đỏ không biến mất sau khi bỏ ra khỏi dấu tay ấn hay lực tì đè. Có thể có đau, cứng hay mềm hơn bình thường cũng có thể không có triệu chứng gì. Độ II, tổn thương bán phần lớp dưới da, vì vậy, đáy vết thương màu đỏ hoặc hồng, không có tế bào chết màu vàng đục (những tổn thương dạng bọng nước, màu trắng nơi mà bên dưới có xương cũng được xếp vào loại loét do tì đè độ II). Loét độ III, tổn thương vùng da nơi bị tì đè mất toàn bộ lớp da, lớp dưới da (lớp tế bào dưới da hay lớp tế bào mỡ có thể nhìn thấy nhưng chưa thấy xương, dây chằng, gân và cơ trên vết thương). Có thể xuất hiện tổ chức dưới da hoại tử có màu vàng đục nhưng không tổn thương sâu vào cơ nhưng có thể xuất hiện đường hầm hay lỗ rò. Loét độ IV, là loại loét tì đè nặng nhất, mất toàn bộ mô da dưới da, làm lộ rõ cơ, xương, hay gân cơ và dây chằng, tổ chức hoại tử màu vàng đục hay khô đen và có thể xuất hiện đường hầm hay lỗ rò. Nếu vùng da bị loét quá nặng do mất toàn bộ phần da, tổ chức dưới da, đáy vết thương được bao bởi lớp nhầy hoại tử màu vàng, nâu, hay xám hoặc lớp hoại tử khô màu đen và không xác định được chiều sâu của vết thương, sẽ khó xác định được độ. Nguyên tắc điều trị Loét tì đè là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây kéo dài thời gian nằm viện, làm tăng chi phí điều trị, thời gian chăm sóc ở những bệnh nhân nằm lâu, liệt, ít vận động. Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách sẽ có nguy cơ tử vong cao. Vì vậy, việc điều trị các vết loét do tì đè, nằm lâu cần phải thực hiện càng sớm càng tốt nhưng phải đúng phác đồ. Việc điều trị như thế nào cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Dùng các loại thuốc gì để diều trị là do bác sĩ điều trị chỉ định (ví dụ, Sanyrene, kháng sinh, nội tiết tố, tia cực tím, nước biển, men, đường, mỡ y học, bột xốp, axít tanic, axít boric…), người nhà không không nghe mach bảo của người khác hoặc không tự động mua thuốc để điều trị hoặc có cần thiết cắt lọc vết loét hay không hoặc cắt lọc như thế nào là tùy thuộc điều kiện và chuyên môn ở từng cơ sở với mục tiêu là làm thế nào vết loét càng nhanh liền sẹo càng tốt. Nguyên tắc chăm sóc vết loét do tì đè Vần đề chăm sóc, nên đánh giá mức độ tổn thương, tình trạng sức khỏe nói chung của người bệnh để có hướng chăm sóc. Cần chăm sóc da để da khô, sạch, đặc biệt các vùng da tì đè nhiều dễ bị loét nhất. Đồng thời cần quan tâm đến tiểu, đại tiện của người bệnh không để dây bẩn ra các vùng cơ quan sinh dục, tiết niệu, chậu hông. Mỗi ngày xoa bóp cho người bệnh ít nhất 3 - 4 lần, cần quan tâm đặc biệt xoa bóp vùng da dễ bị loét (vùng da bị tì đè). Nếu vùng da bị phồng, cố gắng không để nốt phồng vỡ đề phòng nhiễm trùng. Thường xuyên thay đổi tư thế cho người bệnh (nghiêng trái, nghiêng phải…) thời gian khoảng một vài giờ một lần (tốt nhất 30 phút một lần), làm thế nào để tư thế người bệnh thoải mái nhất, ngay cả gối kê đầu cần mềm mại, độ cao vừa phải. Vải trải giường cần khô, sạch, không chùng, không gập. Nếu dùng đệm nước, đệm khí cần trải vải sạch, không gấp nếp để tránh da dính vào đệm. Cần tư vấn cho người nhà chăm sóc người bệnh chế độ ăn uống cân bằng các chất đạm, mỡ, vitamin, khoáng chất. Mỗi ngày xoa bóp cho người bệnh ít nhất 3 - 4 lần, cần quan tâm đặc biệt xoa bóp vùng da dễ bị loét. Theo SKĐS online. Chia sẻ
Tin cùng chuyên mục
Tin cùng chuyên mục
Một số điều cần biết về kéo dài chân, nâng chiều cao
14:14 07/07/2019Chăm sóc người bị cảm cúm
13:46 21/12/2018Một số điều cần biết về bệnh Viêm tụy cấp
03:08 12/07/2018Từ khóa » Cách Xử Lý Vết Loét ở Người Già
-
Bí Quyết Trị Vết Loét Cho Người Già Nhanh Khỏi Với Bốn Bước đơn Giản
-
Cách Xử Lý Vết Loét ở Người Già để Mau Khỏi Và Không Tái Phát
-
Loét Da ở Người Già: Dấu Hiệu Và Cách điều Trị
-
Hướng Dẫn Chăm Sóc Vết Loét đúng Cách
-
Xử Lý Loét Do Tỳ đè | Vinmec
-
Hướng Dẫn điều Trị Vết Loét ở Người Già - Viện Da Liễu
-
Hướng Dẫn Chăm Sóc Vết Loét Lở Cho Người Già - Viện Da Liễu
-
CÁCH CHĂM SÓC VẾT LOÉT CHO NGƯỜI GIÀ BẠN CẦN PHẢI BIẾT
-
Loét Tì đè - Rối Loạn Da Liễu - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Chữa Loét Da Người Già: Chớ Qua Loa | Bệnh Viện Hoàn Mỹ Sài Gòn
-
Cẩn Trọng Khi Chăm Sóc Vết Loét Tại Nhà Cho Người Bệnh Tai Biến
-
Chữa Loét Da Người Già Hiệu Quả Bằng Cao Dán Đông Y
-
Bài Giảng Dự Phòng Và Chăm Sóc Loét Tỳ đè Cho Người Bệnh
-
Hướng Dẫn Chăm Sóc Vết Thương Cho Người Tiểu đường đúng Cách