CÁI ĐẸP CỦA CA TỪ TRONG NHẠC PHẨM TRỊNH CÔNG SƠN

Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Luận Văn - Báo Cáo
  4. >>
  5. Khoa học xã hội
CÁI ĐẸP CỦA CA TỪ TRONG NHẠC PHẨM TRỊNH CÔNG SƠN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (478.3 KB, 28 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘIĐại học khoa học xó hội và nhõn vănKhoa Văn học--------------Bài tiểu luận giữa kỳ:Mỹ học đại cươngCHỦ ĐỀ: CÁI ĐẸP CỦA CA TỪ TRONG NHẠC PHẨM TRỊNH CÔNG SƠN GVHD: SV : Lớp :1TRỊNH CÔNG SƠN - TIỂU SỬ VÀ TÁC PHẨMTrịnh Công Sơn quê ở Huế, sinh ngày 28/2/1939, mất ngày 1/4/2001 tại thành phố Hồ Chí Minh. Ông là hội viên Hội nhạc sĩ Việt nam, từng là Phó tổng biên tập phụ san Thế giới Âm nhạc (Hội nhạc sĩ Việt Nam).Thời niên thiếu, ông ở Huế, rồi tốt nghiệp Sư phạm Quy Nhơn, lên dạy học ở Blao (Lâm Đồng). Sau đó bỏ hẳn dạy học về sống và sáng tác tại Sài Gòn.Từ sau năm 1975, ông về Huế hoạt động ở Hội văn học nghệ thuật một thời gian rồi trở lại thành phố Hồ Chí Minh sống và hoạt động âm nhạc, hội họa.Ca khúc đầu tiên: Ướt mi (Nxb An Phú, Sài Gòn).Từ sau 1975, ông về Huế hoạt động ở Hội văn học nghệ thuật một thời gian rồi trở lại thành phố Hồ Chí Minh sống và hoạt động âm nhạc, hội họa.Ca khúc đầu tiên: Ướt mi (Nxb An Phú, Sài Gòn – 1959).Các tập ca khúc: Tuổi đá buồn, Khói trời mênh mông, Ca khúc da vàng, Kinh Việt Nam, Một cõi đi về, Huyền thoại mẹ, Em còn nhớ hay em đã quên, Những bài ca không năm tháng...cùng với nhiều album trên băng cassette, băng video, đĩa CD, VCD.2Năm 1972, ông đã được Đĩa vàng ở Nhật Bản với bài Ngủ đi con (trong Ca khúc da vàng) phát hành trên hai triệu đĩa.Trịnh Công Sơn có tên trong từ điển Bách Khoa “Encyclopédie de tuos pays du monde” (coll. Les Millions).3A- ĐẶT VẤN ĐỀNếu như Văn Cao đến bên đời như một dòng thác ba nhánh đổ ào ạt với con sóng cách mạng “Tiến quân ca” – trào dâng mạnh mẽ thì Trịnh Công Sơn lại như một dòng sông với phù sa lắng đọng cả thơ-nhạc-họa để gom góp cho đời một dòng chảy êm êm: dòng nhạc Trịnh. Người ta không nhắc đến Trịnh Công Sơn với một bài ca nào riêng rẽ, người ta nhớ “Ướt mi” rồi chẳng biết tự khi nào lại hát “Huyền thoại mẹ”. Những ca khúc của Trịnh Công Sơn làm thành một dòng nhạc riêng trong muôn vàn tiếng hát Việt Nam. Gần nửa thế kỷ qua, từ tác phẩm đầu tay năm 1959 - Ướt mi được nhà xuất bản An Phú, Sài Gòn ấn hành, âm nhạc Trịnh Công Sơn vượt qua cả đường biên lãnh thổ, cả sự trôi chảy miên viễn của thời gian. Hơn 600 bài hát của Trịnh Công Sơn - những món quà mà ông mang tặng cho người “trong cuộc liên hoan trên đất đai xứ sở này” – có mấy ai yêu hết và nhớ hết. Nhưng ở mỗi lúc, mỗi nơi, mỗi thời thế và tùy theo tâm trạng mà người ta yêu, người ta nhớ đến một khúc hát nào dó. Ca khúc của ông vang lên trong đêm Hà thành nườm mượp những lo âu, phá tan rồi hòa mình vào tiếng thì thầm của lăng miếu, bia mộ trên đất Huế nhẹ nhàng, cô tịch; rồi đi sâu hơn, lẫn vào cơn mưa Sài Gòn ồ ạt để gột rửa cái không gian bấn loạn của thị thành đầy mưu toan vội vã. Bên một góc phố xa lạ nào của phần kia trái đất, ở Nhật, ở Mỹ, ở Pháp…có lẽ nhạc Trịnh cũng đang được cất lên.Vậy cái gì đã làm nên âm nhạc Trịnh Công Sơn, làm nên tình yêu đến mê đắm của công chúng đói với những bài hát của ông? Nhạc sĩ Văn Cao lí giải: “Với những lời, ý đẹp và độc đáo đến bất ngờ hôn phối cùng một hình thức của dân ca hầu như không thay đổi, Trịnh Công Sơn đã chinh phục hàng triệu con tim”. Quá trình hơn 40 năm sáng tác của Trịnh Công Sơn là một cuộc hành trình dài vào bề sâu của âm thanh và ngôn ngữ. Phía cuối cuộc hành trình ấy, người đọc tìm thấy sự bất diệt trong ca khúc của ông. Thi ca, chất thơ là cái đẹp vĩnh hằng chan chứa trong ca từ Trịnh Công Sơn chính là cái nguyên do chính đáng nhất để âm nhạc của ông đi thẳng vào trái tim vốn đa cảm trong lồng ngực con người, và cứ ở đó như đã thế, vẫn thế. Âm nhạc Trịnh Công Sơn như một bài 4thơ, đúng là một bài thơ, sâu sắc và thấm thía đến từng chữ, từng câu, không có chữ thừa, không có chứ thiếu: “Cái đẹp trong ca từ, cả xác chữ lẫn hồn thơ, bảng lảng lờ mờ khó phân định cho đúng nghĩa, nhưng rõ ràng, đẹp làm sao nhưng cũng hơi ma quái thế nào…”.Xem xét ca từ của Trịnh Công Sơn để thấy rằng, ca khúc chỉ có thể là nghệ thuật và sự cứu rỗi con người khi nó đẹp như một bài thơ. Người nghệ sĩ viết nhạc nhưng cũng cần hành trình vào bề sâu của ngôn ngữ, lao động sáng tạo một cách nghiêm túc.B- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀI. CÁI ĐẸP TRONG ÂM NHẠC MANG ĐẬM CHẤT THƠ1. Mối quan hệ giữa cái đẹp trong thơ và cái đẹp trong nhạc Trịnh Công SơnĐược sinh ra từ đời sống tinh thần phong phú và đa phức của loài người, những đứ con của nghệ thuật là một thể hợp nhất khó tách rời. Đứng trên nhiều góc độ khac nhau người ta đã cố gắng phân chia nghệ thuật thành bảy loại hình: kiến trúc, hội họa, âm nhạc, văn học, điêu khắc, điện ảnh, sân khấu. Nhưng ranh giới giữa chúng vẫn là sợi dây mảnh dẻ đến vô hình, Kôginốp đã gọi: kiến trúc là âm nhạc ngưng tụ, âm nhạc bằng đá. Hoa văn là âm nhạc được khắc họa, âm nhạc của thị giác. Nhảy múa là âm nhạc của cơ thể. Thơ trữ tình là âm nhạc của ngôn ngữ. Âm nhạc là kiến trúc của âm thanh, là hoa văn của thính giác, là thơ trữ tình không lời…Trong sợi dây liên kết bền vững của văn học và các loại hình nghệ thuật thì mối liên hệ giữa văn học và hội họa, văn học và âm nhạc là hai mối liên hệ cơ bản nhất. Mặc dù ca từ của Trịnh Công Sơn cũng giống như những bức họa khắc tạc nên hàng loạt hình ảnh siêu thực , tượng trưng. Nói đến mối quan hệ thơ ca - âm nhạc, tức là phải nói đến ảnh hưởng của hai loại hình nghệ thuật này: Nghệ thuật ngôn ngữ và nghệ thuật âm thanh. Âm nhạc và thơ ca cùng có một phương thức phản ánh, là phương thức phản ánh trữ tình. Ca từ tìm thấy trong 5thơ ca những tiếng hát thiết tha của cảm xúc con người, nên trong hành trình đến với trái tim, ca từ chọn thơ ca làm bạn đồng hành. Và như thế ca từ trong âm nhạc mang chất thơ rõ rệt. Cũng có thể nói rằng, chất thơ là đặc trưng quan trọng bậc nhất của ca từ âm nhạc. Một bài hát hay phải đẹp như một bài thơ trữ tình đặc sắc. Trong những tác phẩm thanh nhạc của âm nhạc Việt Nam, dường như ta thấy hình tượng ngôn ngữ và hình tượng âm nhạc trùng khớp. Nghe nhạc Văn Cao, ta thấy ông sang trọng như một ông hoàng với “tứ nhạc phong phú, nét nhạc thanh thoát và dìu dặt, người thưởng thức đi vào cõi êm đềm, quấn quít giữa sự giao duyên thơ và nhạc”. Còn âm nhạc Trịnh Công Sơn, đó là những bài thơ - nhạc với ca từ đẹp đến độc đáo, lạ kỳ, đó là cái đẹp trong cõi thơ Trịnh Công Sơn.2. Trịnh Công Sơn - quan điểm sáng tácSinh thời Trịnh Công Sơn đã từng viết: “ Tôi rất ngại nói về mình mặc dù đã có nhiều cơ sở xuất bản báo chí trong và ngoài nước đề nghị viết về một quá trình khá dài trong cuộc đời làm nghệ thuật của tôi” (Thế giới âm nhạc - tháng 1/1997). Quả thật, hơn 600 bài của ông thì hiếm có ai biết hết, nhưng những bài viết như chuyện trò, tâm sự của ông thì những người yêu nhạc Trịnh và yêu văn học đều không lấy làm lạ. Ông viết về những trăn trở trong đời riêng, kỷ niệm về sự ra đời của những ca khúc, đặc biệt ông còn tỏ bày suy nghĩ về vai trò, chức năng của âm nhạc, nghệ thuật, về cội nguồn sáng tạo, lý giải sự quyện hòa thơ - nhạc trong sáng tác của mình.Trịnh Công Sơn viết nhạc, sáng tác ca khúc, vẽ tranh khong phải như một kẻ chọn nghề mà như một định mệnh. Âm thanh, ngôn ngữ, hình khói vây bủa và choáng ngợp tâm lý của người nghệ sĩ thiên tài ấy, dù cho năm tháng đầu đời ông chối bỏ và coi viết lách là nỗi ám ảnh “xướng ca vô loài” (chữ của Trịnh Công Sơn). Ông sáng tác bởi ông tìm thấy tự do và tìm thấy mối giao cảm giữa hồn mình và hồn nhân loại trên mảnh đất nghệ thuật nhỏ nhắn. Trịnh Công Sơn viết: “ca khúc là đời sống thứ hai sau cái thân thể mà cha mẹ đã sinh thành …”. Nghệ thuật đối với ông là yêu cầu tự thân, là tiếng nói thôi thúc được cất lên, được hát lên, và trên hết nó là đời sống của ông; mỗi câu chữ và mỗi nốt nhạc 6cũng có một thân phận, một cuộc đời riêng của nó. Cuộc đời ấy dù ở trên môi hay trong trái tim con người thì theo Trịnh Công Sơn cũng là “thăng hoa đồng thời cũng để an ủi. Sản phẩm văn nghệ chỉ đẹp khi có khả năng xóa đi những nỗi giận hờn”. Ông nói nhiều về vai trò của tiếng hát, của nghệ thuật; nghệ thuật sinh ra từ thân thể của người nghệ sĩ, nó hàm chứa “một cõi nhân sinh bề bộn những khổ đau và hoan lạc, khi thoát thai, dù là thơ dại nó cũng phải ngợi ca và an ủi, vỗ về linh hồn nhân loại, nó nhắc nhở con người một điều giản dị: “Tôi hát là tôi hiện hữu. Tôi tồn tại cũng có nghĩa là tôi mất đi. Tôi mất đi nhưng tiếng hát còn ở lại. Ơr lại như một chứng tích vừa buồn bã, vừa huy hoàng của một cõi đời” (Thế giới Âm nhạc. 1996). Tiếng hát câu ca như một cuộc rong chơi của con người nhỏ bé muốn chống lại cái vô hạn vô cùng của thời gian trôi chảy. Thân xác con người rồi có ngày cũng sẽ trở về với cát bụi, nhưng tâm hồn thì sẽ bất tử cùng tiếng hất, tiếng hát muốn vậy, theo Trịnh Công Sơn phải “chuyên chở được một thông điệp của lòng nhân ái” (Thế giới Âm nhạc,1/1997). Âm nhạc thánh thiện phải như một bản kinh cầu gột rửa những bụi bặm tị hiềm trong góc khuất con người. Đó chẳng phải là mong ước của riêng cuộc đời những câu hát mà còn là cái đích vươn lên của những câu thơ, những bức tranh và những bộ phim…Đó chính là chức năng, nhiệm vụ của nghệ thuật dù ở bất kỳ một lĩnh vực nào.Từng khẳng định trong cuộc phỏng vấn : “Sự mất mát và cái chết là ám ảnh lớn nhất đời tôi”, nghệ thuật của Trịnh Công Sơn cất cánh từ bệ phóng của hai nỗi ám ảnh dai dẳng ấy - nó trở thành cội nguồn sáng tạo trong hầu hết các sáng tác thơ ca, âm nhạc, hội họa của ông. Nhưng cũng phải nhìn sâu hơn vào hai điều ông lo sợ. Xét đến cùng, Trịnh Công Sơn sợ cái chết và mất mát là bởi ông yêu cuộc sống quá nhiều và không muốn mất nó. Ông trân trọng tình yêu, lúc nào cũng muốn giữ cho mình một ý nghĩa bền vững: “Cuộc sống không thể có tình yêu”, ông đi qua cái huyên náo của cuộc đời và thích thú với sự tĩnh lặng trong những ngày nằm bệnh “nằm yên và theo dõi sự suy tưởng của mình trước cuộc đời. Nằm và cảm nhận cùng một lúc sự gần gũi và cả sự xa vắng đối với tất cả những gì đang tồn tại hoặc vây quanh đời sống chúng ta”; ông tri ân và ước 7mơ “tất cả chúng ta, đã cùng có mặt trước sau trong cuộc đời, đối với những ai đa đem đến những khúc hát, những bản tình ca, những lời rao truyền được hát lên như bi ca hoặc hạnh ca thì cũng nên có phút nhẹ lòng được nhớ lại và nghĩ đến”... Một tâm hồn yêu sống và tin cả vào niềm tuyệt vọng, lắng hồn xuống để được yêu cuộc đời bằng nỗi lòng của tên tuyệt vọng, tâm hồn ấy là tâm hồn rung cảm của một nhạc sĩ và cả một thi sĩ.Quan điểm sâu sắc về vai trò của nghệ thuật, cội nguồn sáng tạo bắt nguồn từ rung cảm cuộc đời, Trịnh Công Sơn tìm cho mình một lối rẽ vào con đường ca khúc. Ông phác thảo chân dung mình: “Trong những cách diễn đạt bằng tiếng nói, bằng chữ viết và bằng nhiề phương tiện khác, tôi thấy tâm hồn mình có khuynh hướng nghiêng về phía ca khúc”. Gieo hạt mầm âm nhạc, nhưng cây nghệ thuật của Trịnh Công Sơn lại trĩu nặng những quả thơ, người nghe đã giật mình nói ông là nhạc sĩ đã xóa nhòa ranh giới giữa thi ca và âm nhạc. Trịnh Công Sơn đi giữa thơ và nhạc, người yêu thơ thấy ông nghiêng mình vào cõi thơ, người yêu nhạc lại thấy ông gần với cõi nhạc hơn. Có một lần ông tự ví von: ‘Tâm hồn tôi như là một ngôi nhà mà hội họa, âm nhạc và thi ca chỉ là thời tiết mùa màng đổi thay của một sự sống đang trú ngụ ở trong đó”. Cái sự sống ấy là điều Thiện và cái Đẹp, là khát khao mang đén cho đời cái bất diệt.Nhạc Trịnh Công Sơn giàu chất thơ, người ta lắng nghe mà suốt đờivẫn chưa hiểu hết những điều ông gửi gắm - đó cũng là độ dư ba đồng vọng mà một tác phẩm thơ phải có.Đặc biệt, khi Trịnh Công Sơn viết về âm nhạc, về cuộc đời ông cũng dùng một lối viết của những áng văn xuôi - thơ. Đọc những trang viết thấm đẫm cảm xúc ấy, ngòi bút của ông là sự quện hòa đến thăng hoa của các loại hình nghệ thuật.II. CÁI ĐẸP TRONG CA TỪ CỦA TRỊNH CÔNG SƠN1. Cái đẹp từ xác chữMột ca khúc hay là sự kết hợp hài hòa giữa nét nhạc và ca từ. Ca khúc của TRịnh Công Sơn không chỉ hay mà còn tạo ra ám ảnh đối với người nghe. Có lẽ chính ca từ đã làm trong nhiệm vụ đó. Bởi mỗi bài hát của ông với ca từ đặc sắc 8như một bài thơ tâm sự, giãi bày. Theo Nguyễn Duy: “Chất thơ trong ca khúc Trịnh Công Sơn bảng lảng, lờ mờ khó phân định”, nó tỏa ra từ hồn thơ, thấm sâu vào xác chữ; nhưng thiết nghĩ nó không tạo ra sự thách đố cho người đọc, trái lại bắt đầu từ xác chữ tiến đến hồn thơ chúng ta có thể khám phá, định dạng được những đặc sắc của chất thơ trong sáng tác Trịnh Công Sơn. Chất thơ không tồn tại một cách vô hình, mà nó thể hiện sinh động ở hình thức từ cấp độ thể thơ đến ngôn từ, ở những thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm. Để khẳng định nhạc Trịnh Công Sơn có mối liên hệ chặt chẽ với thơ ca, chúng tôi sẽ khám phá ca từ trong nhiều ca khúc của ông ở cả hai mặt là hình thức (xác chữ) và nội dung (hồn thơ).1.1. Cái đẹp từ thể thơTrịnh Công Sơn viết nhạc và lựa chọn thơ là người bạn đường trung thành với ca khúc trên hành trình đến với người nghe là điều có thể giải thích được. Trong văn học, người ta thường nói “nội dung nào hình thức nấy”. Tâm hồn và cái nhìn của ông đối với cuộc sống phù hợp với cách biểu hiện của thơ ca -một thể loại nặng về diễn đạt thế giới nội tâm, tình cảm của người viết.Đối với ca từ Trịnh Công Sơn, người đọc nhiều khi chỉ quan tâm đến sự sáng tạo ngôn từ độc đáo, thế nhưng để có thể nói mỗi tác phẩm của ông giống như một bài thơ trữ tình đặc sắc thì chỉ nhắc đến ngôn từ là không đủ. Đọc ca từ Trịnh Sông Sơn có một điều thú vị là sự xuất hiện của thể thơ tương đương một bài thơ trọn vẹn.Mỗi bài thơ trong sáng tác của ông đều có mặt mạnh trong nghệ thuật biểu hiện khác nhau. “Cái mạnh trong thơ năm chữ là chất hoài niệm”, thơ lục bát là khả năng thể hiện tâm tình sâu lắng… Như vậy, cách thứuc mà người viết lựa chọn một hình thứuc thơ để chuyển tải nội dung, cũng phần nào nói lên tâm trạng, phong cách của anh ta. Đối với Trịnh Công Sơn, thể thơ tự do và hợp thể chiếm ưu thế rất lớn trong các sáng tác của ông. Bởi thơ tự do diễn tả một cách trung thực nội dung, cảm xúc không bị lệ thuộc vào khuôn khổ và luật lệ thơ.9Thơ tự do của Trịnh Công Sơn là sự biến hóa linh hoạt của các thể thơ: thơ 7 chữ xen 5 chữ, thơ 5 chữ xen 7 chữ, thơ 6 chữ xen 7 chữ… Có thể gặp hiện tượng này ở nhiều sáng tác:“Nắng có hồng bằng đôi môi emMưa có buồn bằng đôi mắt emTóc em từng sợi nhỏRớt xuống đời làm sóng lênh đênhGió sẽ mừng vì tóc em bayCho mây hờn ngủ quên trên vaiVai em gầy guộc nhỏNhư cánh vạc về chốn xa xôi”(Như cánh hạc bay).Toàn bài thơ là sự kết hợp hài hòa của những câu thơ 7 chữ và câu thơ 5 chữ. Cũng có thể gặp thể 8 chữ xen 9 chữ ở bài: “Bên đời hiu quạnh”/“Một lần chợt nghe quê quán tôi xưaGiọng người gọi tôi nghe tiếng rất nhu mìLòng thật bình yên mà sao buồn thếGiật mình nhìn tôi ngồi hát bao giờRồi một lần kia khăn gói đi xaTưởng rằng được quên thương nhớ nơi quên nhàLòng thật bình yên mà sao buồn thếGiật mình nhìn tôi ngồi khóc bao giờ...”Sự kết hợp giữa các thể thơ trong thơ tự do của Trịnh Công Sơn tạo cho thơ ông một đặc điểm riêng, đó là thơ tự do hợp thể. Đặc điểm này khiến cho những vần thơ, khổ thơ không bị rơi vào tình trạng “cắt năm cắt bảy” những câu thơ đang liền mạch mà nhiều bài thơ tự do của các tác giả khác đôi khi gặp phải. Do đó, kết cấu bài thơ không bị rời rạc mà hài hòa và chặt chẽ....Đó là nhân tố tạo nên vẻ đẹp trong ca từ và trong cả nội dung của ca khúc Trịnh Công Sơn.10Đọc những bài thơ - nhạc Trịnh ta cũng bắt gặp hồn thơ dân gian dung dị thân thương ấy:“Hà Nội mùa thuCây cơm nguội vàngCây bàng lá đỏNằm kề bên nhau”(Nhớ mùa thu Hà Nội).Và “Đêm chong đèn ngồi nhớ lạiTừng câu chuyện ngày xưaMẹ về đứng dưới mưaChe đàn con nằm ngủ”(Huyền thoại mẹ)Thể 4 chữ, 5 chữ trong ca từ Trịnh Công Sơn mang hơi thở dân gian nhưng đã được quỵệnhòa cùng sự sáng tạo tài hoa của ông nên nó cũng tạo nên một vẻ đẹp độc đáo lạ thường.Thơ lục bát của Trịnh Công Sơn cũng có những nét mới. Nếu như Tố Hữu dung giọng tâm tình của lục bát để viết về các sự kiện lớn lao của đất nước thì Trịnh lại đưa vào thơ lục bát triết lý về cõi đời, cõi sống theo tư tưởng nhà Phật.“ Con chim ở đậu cành treCon cá ở trọ trong khe nước nguồnTôi nay ở trọ trần gianTrăm năm về chốn xa xôi cũng gầnXưa kia ở đậu miền xaCơn gió ở trọ bao la đát trời11

Tài liệu liên quan

  • luận văn về vận dụng phạm trù khả năng hiện thực của phép biện chứng duy vật để thấy rõ tình hình phát triển của du lịch Việt Nam từ 1960 - 2010 luận văn về vận dụng phạm trù khả năng hiện thực của phép biện chứng duy vật để thấy rõ tình hình phát triển của du lịch Việt Nam từ 1960 - 2010
    • 20
    • 1
    • 2
  • các nghiên cứu thực hiện trong luận văn về công nghiệp giấy các nghiên cứu thực hiện trong luận văn về công nghiệp giấy
    • 13
    • 404
    • 0
  • Tài liệu Luận văn:NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC CHÀO GIÁ CHO NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN SÔNG HINH TRONG THỊ TRƯỜNG ĐIỆN CẠNH TRANH potx Tài liệu Luận văn:NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC CHÀO GIÁ CHO NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN SÔNG HINH TRONG THỊ TRƯỜNG ĐIỆN CẠNH TRANH potx
    • 26
    • 650
    • 1
  • Luận văn:Về một biến của modun hữa hạn sinh trên vành địa phương potx Luận văn:Về một biến của modun hữa hạn sinh trên vành địa phương potx
    • 50
    • 540
    • 0
  • luận văn: VỀ MỘT PHƢƠNG PHÁP TỔNG HỢP HỆ ĐIỀU KHIỂN MỜ DÙNG MẠNG NƠRON ỨNG DỤNG TRONG CÔNG NGHIỆP ppt luận văn: VỀ MỘT PHƢƠNG PHÁP TỔNG HỢP HỆ ĐIỀU KHIỂN MỜ DÙNG MẠNG NƠRON ỨNG DỤNG TRONG CÔNG NGHIỆP ppt
    • 166
    • 469
    • 1
  • Luận văn: VỀ NGUYÊN LÝ NHÂN TỬ LAGRANGE potx Luận văn: VỀ NGUYÊN LÝ NHÂN TỬ LAGRANGE potx
    • 57
    • 341
    • 0
  • Luận văn: VỀ MỘT PHƯƠNG PHÁP TỔNG HỢP HỆ ĐIỀU KHIỂN MỜ DÙNG MẠNG NƠRON ỨNG DỤNG TRONG CÔNG NGHIỆP pdf Luận văn: VỀ MỘT PHƯƠNG PHÁP TỔNG HỢP HỆ ĐIỀU KHIỂN MỜ DÙNG MẠNG NƠRON ỨNG DỤNG TRONG CÔNG NGHIỆP pdf
    • 166
    • 464
    • 0
  • Luận văn về Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng Luận văn về Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng
    • 86
    • 955
    • 0
  • Luận văn về đề tài giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của công ty in Hà Giang. Luận văn về đề tài giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của công ty in Hà Giang.
    • 85
    • 372
    • 2
  • Luận văn Về sự tồn tại lục giác lồi rỗng trong bài toán Erdós Luận văn Về sự tồn tại lục giác lồi rỗng trong bài toán Erdós
    • 71
    • 316
    • 0

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(581 KB - 28 trang) - CÁI ĐẸP CỦA CA TỪ TRONG NHẠC PHẨM TRỊNH CÔNG SƠN Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Cái đẹp Trong âm Nhạc