Cái Hài Trong Mỹ Học - Tài Liệu Text - 123doc
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Giáo án - Bài giảng >>
- Cao đẳng - Đại học
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (651.79 KB, 33 trang )
CÁI HÀI TRONG MỸ HỌCI. Giới thiệu chung, khái niệm về cái hài•Cái hài là một phạm trù mĩ học cơ bản dùng để nhận thức về một phương diện trong quan hệ thẩm mĩ của con người với hiện thực.•Cái hài được xem là một trong những phương tiện biểu hiện của tình cảm thẩm mỹ trong sự đối xứng có tính chất tương đối với cái bi. Cái hài là tấm gương phản chiếu cái bi và ngược lại. Bên cạnh đó cái hài còn được thể hiện trong chức năng triết học của những hình thái ý thức xã hội bên cạnh sự mâu thuẫn với cái bi.•Cái hài có vai trò rất lớn trong mỹ học. Nó thể hiện kinh nghiệm nhiều hình, nhiều vẻ của ý thức xã hội. Và nó phản ánh thực tiễn đời sống xã hội chủ yếu dưới góc độ phủ định bên cạnh sự trợ giúp đắc lực của các triết lý triết học ẩn sâu trong bản thân cái hài. Vai trò của cái hài trong đời sống xã hội lại có điểm khác hơn so với trong mỹ học. Nó đi từ phản ánh khái quát những kinh nghiệm trong mỹ học đến cụ thể xâm nhập vào từng lát cắt của đời sống. Nó trở thành phương tiện để phát hiện những xung đột, những mâu thuẫn xã hội, giai cấp, nó là hình thái phê phán đặc biệt có cảm xúc.•Trong mỹ học, phạm trù cái hài được nghiên cứu ở cấp độ khái quát, cấp độ ý nghĩa chung và “phổ cập chung”. Bằng cách đi vào nghiên cứu trên cơ sở các bình diện nội hàm và ngoại diên của nó.•Trong đời sống thực tiễn xã hội, cái hài được biểu hiện rất phong phú đa dạng. Nó vừa là phương thức của cái khôi hài vừa được bắt nguồn từ chính cơ sở khách quan là cái khôi hài. Cái hài lại một lần nữa được chuyển tải đến đời sống bằng công cụ sắc bén là tiếng cười. Tiếng cười với những sắc thái ý nghĩa khác nhau trong cường độ và tính chất của nó. Tiếng cười trong vai trò biểu hiện sự giễu cợt, mỉa mai, sâu cay. Tất nhiên là có cái cười, tiếng cười âu yếm và cũng có tiếng cười, cái cười mà thực chất không phải là “cười”. Nó là lưỡi dao ngọt ngào thể hiện sự đả kích, trào phúng.II. Lịch sử nghiên cứu về cái hài:•Cũng như cái bi và cái cao cả, cái hài cũng xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử tư tưởng mỹ học với tư cách là một phạm trù thẩm mỹ một trong những hình thức con người đồng hóa với thế giới về mặt thẩm mĩ.•Các nhà mỹ học Hy lạp cổ đại như Platông, Arixtốt đã xem xét và nêu lên những tư tưởng sâu sắc về cái hài. Quan niệm của Cantơ, Hêghen, Điđrô, Sinle, Tsecnưsépxki về cái hài tuy ở mức độ khác nhau nhưng đều chứa đựng những kiến giải độc đáo về bản chất của cái hài. Platông thừa nhận cái hài nhưng đồng thời cũng phản đối cái hài trong nhà nước lý tưởng của ông. Ông sợ cái hài làm cho công dân trong nhà nước lý tưởng của ông thiếu nghiêm túc, hay chọc ghẹo bề trên (Thần linh). Nhưng ông lại khẳng định thiếu hài hước không nhận thức được cái nghiêm túc… cái đối lập được nhận thức nhờ cái đối lập. Quan điểm mỹ học của Arixtốt: theo ông quan niệm thì cái hài trước hết phải là cái xấu, nhưng chỉ là một bộ phận của cái xấu-những cái xấu thuộc phạm vi đạo đức, nó vô hại, hài kịch chân chính bởi vậy không bao gồm hình thức chế giễu mà chỉ là một hình thức trào lộng đem lại cái cười với mục đích mua vui.+ Ưu điểm:chỉ ra được một đặc điểm quan trọng trong bản chất của cái hài đó là cái xấu.là sự tương phản giữa cái đẹp và cái xấu.+ Hạn chế: ông mới chỉ nhấn mạnh giá trị giải trí mua vui của cái hài mà chưa quan tâm đến ý nghĩa phê phán, khả năng phủ định của nó về mặt xã hộiMĩ học cổ điển Đức tiêu biểu là Kant (Cantơ) và Hegel (Hêghen): Đặc biệt chú ý đến yếu tố mâu thuẫn trong cái hài.+ Kant cho rằng cái hài là cái mâu thuẫn giữa cái thấp hèn và cái cao cả. Tình huống hài là sự chờ đợi căng thẳng về cái gì đó mà hiệu quả không có gì cả mà chỉ có tiếng cười, mặc dầu nó có tính phê phán. +Còn Hegel lại nhìn thấy cơ sở của cái hài là sự mâu thuẫn giữa tính bất lực bên trong và vẻ bề ngoài cố tỏ ra thực chất, là mâu thuẫn giữa cái giả dối, cái cơ sở hư ảo – cái có ý nghĩa, cái bền vững – cái chân lý. theo ông nguyên nhân gây nên cái cười trong hài kịch là do yếu tố bất ngờ chứa đựng trong hài kịch. +Ưu điểm: Khắc phục hạn chế của Aristote, mĩ học cổ điển Đức đã chỉ ra ý nghĩa xã hội to lớn của cái hài, nhìn thấy tác dụng to lớn của cái cười về mặt xã hội.+Hạn chế: Kant đã không đúng khi cho rằng tiếng cười không phải là biện pháp giải quyết mâu thuẫn mà nhằm dung hòa mâu thuẫn. Mĩ học dân chủ cách mạng Nga-tiêu biểu là Tsernưshevski (Tsécnưsepxki): đã có cái nhìn toàn diện và những cống hiến xuất sắc trong quan niệm về bản chất của cái hài. Tsernưshevski đã nói: “cái hài là sự trống rỗng và sự vô nghĩa bên trong được che đậy bằng một cái vỏ huênh hoang và cho rằng có nội dung và có ý nghĩa thực sự”. Ông cho rằng ấn tượng mà cái hài tạo ra trong con người là hỗn hợp giữa cảm giác dễ chịu và khó chịu, song ở đó, sức nặng nghiêng về phía cảm giác dễ chịu. Đôi khi nghiêng hẳn đến mức cảm giác khó chịu như không còn nữa. Cảm giác này biểu hiện thành tiếng cười.+ Ưu điểm: ý thức một cách sâu sắc về khuynh hướng xã hội và khuynh hướng phê phán của nó. Kết luận: quan niệm về cái hài trong lí luận mĩ học quá khứ ở những mức độ khác nhau đều chứa đựng những hạt nhân hợp lí, những sự lí giải sâu sắc và độc đáo. III. Bản chất thẩm mĩ của cái hài•Người ta thường nhầm lẫn giữa cái hài với tiếng cười mặc dầu cái hài gắn liền với tiếng cười song không phải cái cười nào cũng là cái hài. Như vậy, tiếng cười trước hết là một hiện tượng sinh lý (do thọc lét gây ra), thậm chí ở châu Phi có bệnh dịch cười (bệnh cười – cười mãi không ngớt). Có tiếng cười như của trẻ thơ vui đùa với cha mẹ, hoặc những cái gây cười bởi khuyết tật của bản năng cũng không phải là cái cười của cái hài. Cái cười của trẻ thơ thể hiện sự ngây thơ, trong trắng khi mới chập chững bước vào đời chưa có ý nghĩa xã hội sâu sắc, còn cái cười bởi sự khuyết tật của bản năng thường trở thành tiếng cười rẻ rúng. •Cái hài gắn liền với tiếng cười với tính cách là một phạm trù mỹ học thể hiện nội dung và ý nghĩa xã hội của nó. Chẳng hạn như Ghécxen đã cho rằng cái cười có ý nghĩa thẩm mỹ là một công cụ. Ông viết: “Tiếng cười là một công cụ phá hoại hùng mạnh nhất. Nó đánh và thiêu cháy như sét. Do tiếng cười mà những thần tượng bị sụp đổ”. •Cái cười mang tính hài đòi hỏi, trước hết, phải có một đối tượng cười, tức là cái có thể gây cười và bị cười. Trong cuộc sống có rất nhiều hiện tượng có thể gây cười, mỗi thứ một vẻ hết sức đa dạng. Song nói chung những cái cười, xét về bản chất là có mâu thuẫn hiểu như sự đối lập, không cân xứng không hài hoà. •Có cái có thể gây cười (đối tượng) lại còn có chủ thể cuời. Đây là mặt thứ hai mặt chủ quan của cái hài, không có nó không có cái hài. Bản thân đối tượng cười không thể gây cười nếu chủ thể không thể nhận thức được những mâu thuẫn chứa đựng trong nó. Điều này giải thích tại sao có nhiều người xem tranh biếm họa, tranh vui, đọc chuyện cười mà vẫn không cười, đến lúc hiểu ra thì mới bật cười. Cái hài do vậy là một kiểu nhận thức gắn với tiếng cười khi phát hiện ra những mâu thuẫn nào đó của sự vật hiện tượng ở góc độ thẩm mỹ.•Cái hài là những cái xấu không đành phận xấu, là những cái xấu đội lốt cái đẹp, bị phát hiện bất ngờ và gây ra tiếng cười tích cực mang ý nghĩa xã hội sâu sắc để phê phán cái xấu dưới ánh sáng của một lý tưởng thẩm mỹ nhất định.1. Tiếng cười trong cái hài- Tiếng cười là yếu tố không thể vắng mặt trong cái hài. Cái hài thuộc về khách thể thẩm mĩ còn cái cười lại thuộc về chủ thể thẩm mĩ. - Tuy nhiên không phải mọi cái cười đều có quan hệ với cái hài. (đó là những cái cười do những tình huống ngẫu nhiên hoặc do bản năng sinh lí). - Tiếng cười trong cái hài, là một loại vũ khí, phương tiện, để phê phán mặt trái của cuộc sống, để phủ định tất cả những gì xấu xa, giả dối, lỗi thời, đó là hình thức phê phán đặc biệt và khẳng định cái mới, cái tốt đẹp.- Như vậy, cái cười trong cái hài là cái cười đặc biệt nhằm vào đối tượng cụ thể, là cái cười có mục đích và ý nghĩa xã hội sâu sắc.- Tiếng cười trong cái hài bởi vậy liên quan đến cả hai phương diện: đối tượng gây cười và chủ thể cười.2. Đối tượng gây cười - Cái cười bao giờ cũng có nguyên nhân trước hết từ phía khách quan đó là đối tượng có khả năng gây cười (cái xấu). - Tuy nhiên không phải mọi cái xấu đều là cơ sở tạo nên cái hài. Trước những cái xấu về mặt sinh học , những khuyết tật bẩm sinh của con người, chúng ta không những không cười được mà trái lại, còn cảm thấy xót xa, thương cảm. - Chỉ có những cái xấu về mặt xã hội, xấu về đạo đức về nhân cách, xấu về lối sống vì lí tưởng như: thói xu nịnh, háo danh, giả dối, độc ác, phản bội, … mới là đối tượng của cái hài. Những cái xấu cái đáng cười đó tồn tại phổ biến trong những cái đã cũ, đã trở nên lạc hậu, lỗi thời , đã mất hết vai trò lịch sử. Theo Mrax, đông ki sốt sở dĩ trở thành một nhân vật mang tính hài vì chàng muốn diễn lại trong xã hội tư sản một đạo lí hiệp sĩ đã lỗi thời.-Cơ sở của cái hài cũng có thể nằm ngay trong những cái mới, cái tiến bộ , tích cực. ví dụ như những biểu hiện đãng trí vụng về , thậm chí ngớ ngẩn của một người tốt khiến người ta phải bật cười.Ví dụ: Isacc Newton(1642- 1727) nhà bác học lớn của thế kỉ 18 .Một lần luộc trứng để ăn sáng đã đãng trí bỏ luộc luôn chiếc đồng hồ quả quýt. Khi đến giảng trường Đại học, lúc móc túi lấy đồng hồ để xem giờ thì hóa ra quả trứng chưa luộc, còn đồng hồ thì đang được nấu trong nồi trứng luộc ở nhà -Hình thái tiêu biểu điển hình nhất của cái hài là cái xấu, cái giả, cái ác, về mặt đạo đức, cái lạc hậu, tiêu cực về mặt chính trị (những cái đối lập với cái đẹp cái cao cả). Nhưng cái xấu tự nó chưa có tính chất hài. Chỉ có một bộ phận của cái xấu là biểu hiện của cái hài (cái xấu mà không biết mình là xấu mà còn tự coi mình là cái đẹp cái cao cả).Ở đây có thể dẫn ra câu truyện cười nổi tiếng của thế giới, chuyện “Ông vua trần trụi” của nhà văn Đan Mạch Andersen để làm sáng tỏ ý trên: Có một ông vua rỗng tuếch và một lũ quần thần xiểm nịnh cũng rỗng tuếch, ngược lại luôn tự cho mình là những kẻ thông thái. Cuộc sống xa hoa và vô nghĩa của họ bị hai kẻ lừa đảo chú ý. Những tên ma mãnh này tung tin chúng có thể dệt những áo gấm cực kì mỹ lệ mà “phàm dân” không ai có thể nhìn thấy. Tin ấy lọt đến tai “bệ rồng” và tên quan tin cẩn nhất được nhà vua phái đến để hỏi mua chiếc áo. Áo long bào đã được dệt bằng những “sợi không khí” trên một khung cửi cũng bằng không khí nốt. Từ vua đến quan, tên nào cũng sợ mình có đôi mắt và đôi tay phàm dân, nên mặc dù không nhìn thấy gì, chẳng sờ thấy gì, quan vẫn đem “áo“ về cho vua và vua vẫn mặc để diễu hành. Đến khi nhà vua trút mảnh vải cuối cùng để mặc “áo long bào không khí” đi giữa đám rước trước vạn mắt thiên hạ, thì bọn trẻ là người hồn nhiên nhất, chúng hét tướng lên “Nhà vua không mặc quần”, lúc đó vua cũng vừa chợt tỉnh và nhìn xuống thân thể mình thì đã quá muộn. Lần ấy thiên hạ được một trận cười thỏa mãn.•Trong lịch sử tư tưởng mĩ học, các nhà mĩ học, bao giờ cũng gắn liền bản chất của cái hài với những đối tượng mang mâu thuẫn . Yếu tố bất ngờ là nguyên nhân tạo ra kịch tính, là lý do trực tiếp khiến tiếng cười bật ra.•Tính chất của mỗi loại mâu thuẫn trên đây sẽ quy định các sắc thái khác nhau của cái hài. Như vậy, mâu thuẫn là nhân tố trực tiếp nảy sinh ra cái hài, cái hài vì vậy là một hiện tượng thẩm mĩ khách quan được nhìn nhận và đánh giá dựa trên cơ sở một lí tưởng thẩm mĩ cao đẹp được xã hội thừa nhận. Trong đại đa số trường hợp, nhân vật trong cái hài đều thuộc lực lượng “phản diện” đối lập với cái đẹp.Tuy nhiên không phải bao giờ nhân vật trong cái hài cũng hoàn toàn là xấu.•Kết luận: Tóm lại đối tượng chủ yếu của cái hài là những hiện tượng thẩm mĩ tiêu cực chứa đựng những mâu thuẫn có khả năng gây cười. Nhưng cũng như mọi hiện tượng thẩm mĩ khác, bản chất thẩm mĩ của cái hài chỉ được xác lập trong mối quan hệ giữa hai yếu tố khách quan(đối tượng gây cười) và chủ quan (chủ thể cười).3. Chủ thể cười - Cái hài chỉ được thực sự xuất hiện khi chủ thể nhận ra mặt đối lập có tính hài của đối tượng. Cái hài do đó là một kiểu nhận thức đặc biệt. Việc nhận thức cái hài thường diễn ra một cách nhanh chóng , bất ngờ, đột ngột mà bản thân chủ thể không thể lường trước, không có sự chuẩn bị trước. Chính hiệu quả của yếu tố bất ngờ đã đem lại khoái cảm thẩm mĩ cho chủ thể. - Cũng chính yếu tố bất ngờ này khiến cho chủ thể trong khi nhận thức cái hài đòi hỏi phải có nỗ lực tích cực của tư duy. Như vậy tiếng cười trong cái hài là một thái độ nhận thức về hiện thực (thấy được mặt xấu của nó).- Cảm xúc thẩm mĩ mà cái hài gợi lên ở chủ thể nói chung là trạng thái tinh thần vui vẻ, sảng khoái,hả hê được biểu hiện thông qua hình thức cụ thể là tiếng cười. Cảm xúc thẩm mĩ mà cái hài đem lại là loại cả xúc mạnh, diễn ra một cách sôi nổi, nhanh chóng.nó là một loại cảm xúc phức tạp.Cảm xúc hài cũng được biểu hiện với nhiều cung bậc, sắc thái khác nhau.•Kết luận: Tóm lại, cái hài là một phạm trù thẩm mĩ cơ bản dùng để nhận thức và đánh giá về một loại hiện tượng của đời sống, đó là những cái xấu nhưng lại cố sức tỏ ra là đẹp, khi mâu thuẫn này bị phát hiện đột ngột sẽ tạo ra tiếng cười tích cực, có ý nghĩa phê phán, phủ định cái xấu nhân danh cái đẹp. Như vậy trong bản chất của nó, cái hài hoàn toàn đối lập với cái bi.IV. Đặc điểm của cái hài•Nói như C. Mác con người có nhiều hình thức kế thừa và phủ định bản thân mình. Chính tiếng cười, sự hài hước, châm biếm, đả kích là một trong những phương tiện tự phát triển của con người dùng để từ giã quá khứ một cách vui vẻ. Cái hài có những đặc điểm sau đây: - Cái hài trước hết phải là cái xấu của con người hoặc con người có điểm xấu. Nói đến cái hài trước hết phải là cái xấu, không có nghĩa mọi cái xấu đều là yếu tố của cái hài. Cái xấu chỉ trở thành yếu tố của cái hài khi nó có ý nghĩa xã hội về mặt thẩm mỹ. Ví dụ cái xấu của trong bước đi lạch bạch của con vịt, nhẩy chồm chồm của con cóc, nếu không liên quan gì đến tính cách của con người thì nó không phải là yếu tố của cái hài.Cái hài là cái xấu thuộc về đạo đức, về đời sống, về lý tưởng xã hội thể hiện ở quan hệ thẩm mỹ. Thí dụ như tính hay xu nịnh, tính gia trưởng, trưởng giả, đua đòi, bon chen, tham ăn, tục uống, dối trá, lươn lẹo, tồn tại trong từng con người và cả trong các quan hệ xã hội, những tổ chức xã hội như sự dốt nát, thiếu dân chủ, thái độ quan liêu, hống hách, cửa quyền đều là những yếu tố góp phần tạo nên tổng thể của cái hài.Cái xấu, cái đáng cười là chưa đến nỗi xấu quá, chưa đến kinh tởm cũng là đối tượng của cái hài. Cho nên, Arixtốt cho rằng cái xấu đã đến mức đê tiện mà ai cũng biết, không giấu nổi thì nó không còn của tiếng cười hài hước, mà cái với tính cách là đối tượng của cái hài, tiếng cười thẩm mỹ của cái hài, thực ra chỉ là một bộ phận của cái xấu, lại không đành phận xấu, mặt khác nó cố tình che đậy bản chất bản chất xấu xa của nó.- Cái hài là cái xấu đột lốt cái đẹp. Cũng như trên chúng ta đã phân tích không phải cái xấu nào cũng là yếu tố của cái hài. Sự tàn bạo, đê tiện và ghê tởm lại thuộc về các phạm trù chính trị, đạo đức. Cái xấu là yếu tố của cái hài là là cái xấu giả dạng cái đẹp, đột lốt cái đẹp, cái xấu chưa biết mình là xấu, đó mới là cái hài với tư cách là một phạm trù mỹ học. Cái xấu được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Ví dụ một tên quan huyện ăn đút lót vẫn tưởng mình là thanh liêm và những kẻ xu nịnh cũng cho mình là thanh liêm. Một người tham quyền lực nhưng lại phê phán người khác hám danh. Một xã hội mất tự do nhưng luôn tô điểm những hình thức bên ngoài của biểu tượng tự do. Vì vậy, nhân tố mâu thuẫn là nhân tố cơ bản của cái hài và mâu thuẫn đó thể hiên như lời nói – việc làm, nội dung – hình thức phải có yếu tố che đậy, giấu diếm, ngộ nhận.Cái xấu giả danh cái đẹp dù có ý thức hay vô ý thức đều đặt trên các vấn đề xã hội, ý nghĩa xã hội sâu rộng của nó. Chẳng hạn, nhân vật Đôngkisốt lại đưa một người nông dân Xangxô lên làm đảo trưởng khi mà xã hội đã có chủ nghĩa tư bản, có thị trưởng các thành phố, các đảo. Sự vô ý thức đầy lòng tốt của đôngkisốt lại phản ánh sự ngu dốt lịch sử đến cực độ của giai cấp nông dân tư hữu muốn làm cuộc cách mạng tư sản, đại diện cho một phương thức sản xuất tiên tiến.- Cái hài có yếu tố bất ngờ. Mâu thuẫn và sự xung đột trong cái xấu phát triển đến đỉnh cao rồi đột ngột bất ngờ bị phát hiện, bị bộc lộ, bị phơi bày bản chất của nó. Hay nói lại một cách khác một tình huống của cuộc sống của nghệ thuật điễn ra một cách căng thẳng giữa cái đẹp và cái xấu (trong bản thân cái xấu – cái xấu giả danh cái đẹp), cái xấu tưởng đã chiến thắng, bất ngờ bị vạch trần, bị đánh bại đúng lúc đó nó tạo nên yếu tố của cái hài. Có một truyện kể về Niutơn, vì quá bận trong công việc nên đôi khi ông cũng không để ý nhiều đến trang phục. Có lần do sơ xuất ông để chiếc khăn mùi xoa lòi ra khỏi túi quần ở chỗ đông người. Một kẻ ghen ghét, hám danh đã nhân sự việc này liền nói to: Xin mời mọi người hãy xem cái đuôi thông minh của nhà bác học đã lòi ra. Niutơn hóm hỉnh trả lời: Xin lỗi mọi người không phải như vậy, mà chính đó là cái nhìn của sự dốt nát.Tính bất ngờ của cái hài đều gắn với tiếng cười đều xoáy vào những điểm yếu của con người và con người có điểm yếu. Ở đây cái hài sẽ có ý nghĩ thẩm mỹ xã hội sâu rộng nếu nó có tính giá trị nhân loại và văn hoá.- Cái hài gắn với tiếng cười – tiếng cười tích cực. Cái hài có chủ thể là tiếng cười và tiếng cười là bộ phận tạo thành tính toàn vẹn của các yếu tố hài. Trong đó yếu tố bất ngờ và từ sự bất ngờ này đến sự bất ngờ khác đều hướng tới mục đích khêu gợi tiếng cười. Tiếng cười thẩm mỹ của cái hài là tiếng cười tích cực chống lại và phê phán cái xấu, cái thấp hèn ủng hộ cái đẹp, đón đỡ cái đẹp, xây dựng cái đẹp và khẳng định tính tất thắng của cái đẹp. Tiếng cười thẩm mỹ của cái hài là cái cười của sự hài hước, dí dỏm, châm biếng, mỉa mai, đả kích, một cách nhẹ nhàng, thanh cao nhưng lại có một mạnh to lớn chống lại như thói hư tật xấu nói chung của con người.Trong lịch sử mỹ học và nhất là mỹ học hiện đại, liên quan đến yếu tố cười của cái hài, ít nhiều, trực tiếp và gián tiếp đều gắn với yếu tố tục, - cái tục. Trong rất nhiều dạng của cái hài đều có sự đan xen một cách tinh tế tính bất ngờ pha trộn yếu tố dung tục. Người ta thường gắn cái hài với cái bộ phận sinh dục của con người để tìm ra tiếng cười. Trong đó có yếu tố thanh – tục – thanh. Chẳng hạn:Trời cho cái mẽ bên ngoàiĐể che đậy cái sơ sài bên trong!(Tú Mỡ)Như vậy, yếu tố tục có tham gia vào tiếng cười của cái hài, nó cũng có ý nghĩa tích cực nhất định, song nó không phải là yếu tố cơ bản. Nhiều sự tồn tại của cái hài không có yếu tố tục vào yếu tố bất ngờ, nhưng cái hài không thể không có yếu tố bất ngờ.V. Các mức độ biểu hiện của cái hài và ý nghĩa xã hội – thẩm mĩ của nó.•Trong cuộc sống cái hài có nhiều loại và sự đa dạng của nó phụ thuộc vào tính chât nhiều mầu vẻ của đối tượng có thể gây cười lẫn chủ thể cười. Nhìn chung có mấy loại sau đây:•Các mức độ biểu hiện khác nhau của cái hài: Có hai dạng tồn tại khách quan của nó, đó là: hài hước và châm biếm, đả kích. Cung bậc đầu tiên là hài hước(mua vui, khôi hài):•Hài hước – bông đùa, bông lơn. Ở đây cái cười xuất phát từ mâu thuẫn bề ngoài và mang tính chất nhẹ nhàng, thoải mái, nhằm xây dựng cho đối tượng, loại bỏ những yếu điểm để đối tượng ngày một hoàn thiện hơn. Nói theo quan điểm của C. Mác thì nhân loại có thể rời bỏ quá khứ một cách vui vẻ và cái vui vẻ ấy là sự hiện diện của cái hài và ý nghĩa xã hội của nó. Hài hước thích hợp với nội bộ quần chúng nhân dân chứ không mang tính đối kháng. Ví dụ sự phê phán những anh chàng sợ vợ trong truyện cười Việt Nam, hoặc bức tranh dân gian “Hứng dừa”, phê phán nhẹ nhàng hóm hỉnh, sự hớ hênh, vô ý của người con gái giơ váy hứng dừa.Bức tranh dân gian “Hứng dừa”• Đặc điểm: đây là một hình thức phê phán nhẹ nhàng đùa vui nhưng đầy thiện ý nhằm khéo léo vạch ra mâu thuẫn, thông qua tiếng cười vui vẻ giúp người ta nhận ra sự trớ trêu của tình huống nhờ đó mà phân biệt được đúng– sai. Nó là cấp độ thấp nhất của cái hài và được biểu hiện chủ yếu trong cuộc sống, trong sinh hoạt thường ngày của con người.•Ý nghĩa xã hội của hài hước: dùng để phê phán những thói xấu trong nội bộ nhân dân. Tiếng cười hài hước là tiếng cười lạc quan xuất phát từ niềm tin đối với con người.Ở mức độ biểu hiện này, cái hài chưa bộc lộ ý nghĩa xã hội một cách sâu sắc.Nó còn có khả năng uốn nắn, sửa chữa những thói hư tật xấu của con người.- Hình thức cao nhất của cái hài là châm biếm đả kích:Đối tượng của nó là kẻ thù của cái đẹp, là những tàn tích của cái cũ, là những hiện tượng đã lỗi thời, tiêu cực, phản động khi nó tỏ ra nguy hiểm về mặt xã hội.–Châm biếm, mỉa mai. Tiếng cười ở đây bắt đầu mang mầu sắc phê phán có tính phủ định đối tượng nhưng mức độ còn nhẹ nhàng chưa hẳn nhất thiết phải mang tính thù địch, nó dành cho những hiện tượng buồn cười, thậm chí mù quáng nhưng có thể sửa chữa được.–Đả kích. Loại cười này thể hiện khuynh hướng xã hội mạnh mẽ nhất. Sự phê phán ở đây hoàn toàn mang tính chất phủ định. Trong trường hợp này có thể không có tiếng cười(biểu hiện ra bên ngoài), hoặc chỉ cười một cách nghiêm chỉnh.
Tài liệu liên quan
- Bản chất phạm trù cái đẹp trong mỹ học của Immanuel Kant
- 15
- 4
- 24
- Về Phạm trù cái hài trong mỹ học
- 6
- 9
- 90
- Bản chất của phạm trù cái đẹp trong mỹ học Hy lạp - La mã cổ đại và biểu hiện của nó trong nghệ thuật
- 9
- 2
- 63
- CNTT trong dạy học mỹ thuật
- 4
- 647
- 3
- Cái mới trong năm học 2009-2010
- 3
- 300
- 0
- Bàn về cái bi trong mỹ học
- 6
- 4
- 65
- Tránh xa các chất có hại trong mỹ phẩm pdf
- 6
- 595
- 3
- Món ăn, bài thuốc từ cải cúc trong y học cổ truyền ppt
- 5
- 480
- 0
- cái bi trong mỹ học
- 11
- 5
- 93
- cái hài trong mỹ học
- 33
- 10
- 48
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(731.37 KB - 33 trang) - cái hài trong mỹ học Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Cái đẹp Cái Bi Cái Hài Trong Nghệ Thuật
-
Cái Cao Cả, Cái Bi, Cái Hài Trong Phạm Trù Thẩm Mỹ?
-
TRẢ LỜI CÂU HỎI MÔN TẬP MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG LỚP C210 DH 01
-
III.3- Cái Cao Cả, Cái Bi, Cái Hài - Tài Liệu Text - 123doc
-
Cái đẹp, Cái Bi, Cái Hài Trong Nghệ Thuật - Marketing Blog
-
Cái Hài Là Gì?
-
CÁI HÀI - Cộng đồng Học Tập 24h, Học,học Mọi Lúc, Học Mọi Nơi.
-
Cái Hài Trong Truyện Cười Dân Gian Và Trên Sân Khấu Hiện đại
-
Phản Tích Cái đẹp Và Cái Cao Cả Trong Mỹ Học
-
Về Phạm Trù Cái Hài Trong Mỹ Học - Tài Liệu đại Học
-
Về Các Phạm Trù Mỹ Học Và Nền Nghệ Thuật Mới
-
CÁI HÀI TRONG MỸ HỌC - Ngữ Văn - Lê Khánh Mai
-
Cái Bi Trong Hệ Thống Phạm Trù Mĩ Học, Biểu Hiện Và Giá Trị Thẩm Mĩ ...
-
Tiểu Luận Về Phạm Trù Cái Hài Trong Mỹ Học - Tài Liệu, Ebook, Giáo Trình