Cái "ngông” Của Nguyễn Công Trứ Thể Hiện Qua "Bài Ca Ngất Ngưởng"
Có thể bạn quan tâm
Văn học Việt Nam thế kỉ XIX được đánh dấu bằng sự tỏa sáng của nhiều cá tính sáng tạo độc đáo. Nguyễn Công Trứ cũng góp thêm tên mình trong số đó bởi một cái tôi ngông ngạo đặc biệt. Cái "ngông" đó của nhà thơ được thể hiện rất rõ trong bài thơ "Bài ca ngất ngưởng".
Vũ trụ nội mạc phi phận sự
Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng
Khi Thủ khoa, khi Tam tán. Khi Tổng đốc Đông,
Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng
Lúc bình Tây cờ đại tướng
Có khi về Phủ doãn Thửa Thiên
Đô môn giải tổ chi niên
Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng.
Kìa núi nọ phau phau mây trắng
Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi
Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì
Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng
Được mất dương dương người tái thượng,
Khen chè phơi phới ngọn đông phong.
Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng
Không Phật, không Tiên, không vướng tục.
Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú,
Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung
Trong triều ai ngất ngưởng như ông!
Bài ca ngất ngưởng thuộc thể hát nói, được sáng tác sau 1848, khi Nguyễn Công Trứ đã cáo quan về hưu và sống cuộc đời tự do nhàn tản. Bài thơ là bản tự thuật, tự bạch về một cuộc đời, được nâng lên tầm triết lý sống. Bài thơ thể hiện rất rõ thái độ sống của Nguyễn Công Trứ ở giai đoạn cuối đời, sau những trải nghiệm đắng cay của cuộc sống quan trường. Đó là thái độ coi thường danh lợi, vượt lên thói thường để sống cuộc sống tự do tự tại. Giữa cái xã hội mà mọi cá tính đều bị thủ tiêu thì cái tôi "ngất ngưởng" của Nguyễn Công Trứ chẳng những bộc lộ một bản lĩnh cứng cỏi, sự thức tỉnh ý thức cá nhân mà còn thể hiện rõ một nhân sinh quan tiến bộ hiện đại. Bằng giọng điệu khoa trương, ý vị trào phúng đặc biệt của thể thơ hát nói, bài ca đã tạc nên một bức chân dung Nhà thơ - Nhà nho tài tử đầy cá tính giữa đám triều thần phàm tục.
"Ngông" được hiểu là tỏ ra bất cần sự khen chê của người đời bằng lời nói và việc làm. Trong văn học, "ngông" được hiểu là thái độ sống vượt lên trên sự bình thường, hộc lộ cá tính riêng của bản thân.
Trong "Bài ca ngất ngưởng", cái “ngông” của Nguyễn Công Trứ thể hiện ngay từ nhan đề bài thơ. Ngất ngưởng là một từ láy tượng hình vốn được dùng chỉ sự vật ở độ cao chênh vênh, bất ổn định, ớ bài thơ này, từ ngất ngưởng được dùng với nghĩa chỉ sự khác thường, vượt lên thói thường, coi thường dư luận. Ngoài nhan đề, từ "ngất ngưởng" được nhắc đi nhắc lại 4 lần ở cuối các khổ thơ trở thành một biểu tượng cho một phong cách sống, thái độ sống vượt thế tục, một lối chơi ngông thách thức xung quanh trên cơ sở nhận thức rõ tài năng và nhân cách cá nhân. Cái "ngông" của nhà thơ đã được thể hiện đầy đủ qua thái độ sống "ngất ngưởng" giữa cuộc đời.
Cái "ngông" thể hiện trước hết khi ông Hy Văn tài bộ đã vào lồng, có nghĩa là sự ngất ngưởng khi Nguyễn Công Trứ đã bước vào hoạn lộ, ông đang “đắc chí”. Làm nên sự ngất ngưởng lúc này là tài và chí. Cũng như tất cả những nhà nho dấn thân hành đạo, Nguyễn Công Trứ lập chí ỗ việc “kinh bang tế thế” (trị nước giúp đời). Đó là sự nghiệp, đương nhiên có công ắt có danh. Nguyễn Công Trứ đã coi điều đó - công danh - là lẽ sống: “Không công danh thà nát với cỏ cây”-, đã làm trai đứng trong trời đất “phải có danh gì với núi sông”. Với một quan niệm “chí làm trai” như thế, Nguyễn Công Trứ đã “vơ” tất cả mọi việc trong thiên hạ vào phận sự của mình: Vũ trụ nội mạc phi phận sự. Cũng không mấy nhà nho hào phóng tự tin đến thế trong việc trong việc tự nhận trách nhiệm với đời. Và quả thật trong 28 năm, từ khi thi đỗ đến khi nghỉ quan, Nguyễn Công Trứ đã chứng tỏ tài thao lược của mình. Ông đã liệt kê hàng loạt sự việc lớn:
Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông...
Lúc bình Tây, cờ Đại tướng,
Có khi về Phủ doãn Thửa Thiên.
Tất cả, Nguyễn Công Trứ đã thực hiện một cách “ngang ngửa với đời”: Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng.
Nguyễn Công Trứ đã tỏ ra tự bằng lòng về mình! Ngất ngưởng là một từ tự khen, thể hiện sự đánh giá cao tài năng, nhân cách và cả phong cách cá nhân mình trong thời gian ở cương vị mà những con người thiếu bản lĩnh rất dễ bị tha hóa: quyền cao chức trọng.
Tuy nhiên, đối với Nguyễn Công Trứ, công danh không chỉ là vinh mà còn là nợ, là trách nhiệm. Vì thế ông đã coi đó là sự “dấn thân”, tự nguyện đem tự do, tài hoa nhốt vào vòng trói buộc:
Ồng Hy Văn tài bộ đã vào lồng.
Nguyễn Công Trứ đã “ngang trời dọc đất” nhưng bằng sự từng trải trong cuộc đời nhiều thăng trầm, nhìn lại ông đã nhận ra tất cả đều không hẳn là quan trọng, vững bền và dường như còn không hoàn toàn nghiêm chỉnh, cũng gần như một thứ trò đùa. Không hẳn là Nguyễn Công Trứ phủ định công tích của mình nhưng ông đã nhìn nó với một cái nhìn có phần khinh bạc.
Từ quan là sự kiện thông thường nhưng lại là một việc hết sức hệ trọng, một bước ngoặt trong đời đối với một người làm quan mà lại là quan to như Nguyễn Công Trứ. Nhưng với ông thì chuyện đó cũng chẳng đáng bận tâm. ông không lưu luyến gì và rất muôìi phủi sạch tay trước khi ra về. Khi xin về hưu, ông đã làm đơn nộp trả lại hết bằng sắc cho triều đình và ngày “đô môn giải tổ” chỉ còn đọng lại duy nhất trong ông một sự kiện ngất ngưởng:
Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng.
Nguyễn Công Trứ đã làm một việc ngược đời, đã bày ra một đốì nghịch: kinh thành đầy võng lọng, ngựa xe nghiêm trang, còn ông thì ngất ngưởng trên lưng con bò vàng nghênh ngang đủng đỉnh! Không những thế, con bò của ông cũng biểu hiện một sự trái khoáy: đã là bò, một loài vật thấp kém, lại còn là bò cái, nhưng được trang sức bằng đạc ngựa - đồ trang sức sang trọng của ìoài gia súc cao quý. Tương truyền Nguyễn Công Trứ còn cho buộc mo cau vào đuôi bò ở cái chỗ cần che nhất với một tuyên ngôn ngạo ngược: “để che miệng thế gian”! Nguyễn Công Trứ đã trêu ngươi, khinh thị cả thế gian kinh kỳ. Không những riêng ông mà cả con bò vàng của ông cũng ngất ngưởng.
Chẳng những đủng đỉnh, ngông nghênh trên lưng bò ông còn muốn chơi ngông với cả Phật! Nguyễn Công Trứ nghỉ quan, cương vị, chức phận và cuộc sống đã thay đổi, mà thay đổi sâu sắc: một ông tướng quyền sinh quyền sát “tay kiếm cung” đã trở thành một ông già mang dáng từ bi. Nguyễn Công Trứ đã để lại đằng sau cả một thời vùng vẫy ngang dọc, còn phía trước, chờ đón ông, dường như là một sự trông vắng: chỉ có núi Đại Nại quê ông với những tầng mây trắng phau:
Kìa núi nọ phau phau mây trắng.
Câu thơ trữ tình, gợi một chút bâng khuâng, thoáng ý vị chua chát. Hình ảnh những làn mây trắng - rất trắng - trên đỉnh núi gợi nhiều liên tưởng. Nó biểu tượng cho những gì rất thanh, rất cao nhưng nhẹ tênh, mong manh và vô định. Tất cả sẽ là hư vô chăng, “bạch vân thương cẩu” (mây trắng biến ra hình chó xanh) chăng?
Tuy nhiên, Nguyễn Công Trứ vốn là một tính cách mạnh, sự bâng khuâng triết học đó không dừng lại lâu trong ông. Ông đã nhanh chóng chọn lối sống phá cách đủ để “thích ý”:
Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi.
Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì,
Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng!
Ở đây cũng vậy, giữa Nguyễn Công Trứ và thế gian lại diễn ra những điều trái ngược: dạng từ bi nhưng lại sống tiên cách. Nguyễn Công Trứ đã không đi tu khổ hạnh, cũng không theo những phương pháp nghiên cứu Thiền học để tìm đến sự giác ngộ mà trái lại ông sống phóng túng, thảnh thơi, vui vẻ. Những cuộc dạo chơi, cả khi lên chùa theo sau ông, cũng có vài bóng “hường hường yến yến”. Tuy nhiên lúc này Nguyễn Công Trứ dường như không còn “hết mình” trong những cuộc hành lạc “Chơi cho thủng trống long bồng”. Trạng từ đủng đỉnh, số từ không xác định một đôi rất có giá trị gợi tả, giúp cho người đọc hình dung ra một nhóm người thủng thẳng du ngoạn, kể cả lên chùa, trong đó có sự trang nghiêm của ông già và sự nhũng nhẵng của những cô gái trẻ. Đó quả là một hiện tượng “trái mắt” nhưng nó chỉ đủ để biểu thị sự trêu ngươi, bất cần của tác giả chứ không thể đủ để lên án ông “đắm say tửu sắc”. Chính vì thế Bụt cũng phải bật cười - một nụ cười vừa như khoan dung vừa như chấp nhận.
Có thể nói Nguyễn Công Trứ tự coi sự ngất ngưởng là nét độc đáo, khác đời của nhân cách ông.
Ở các đoạn trên, Nguyễn Công Trứ đã định nghĩa con người mình từng giai đoạn: một tay ngất ngưởng ở quan trường, một cách làm ngất ngưởng khi nghỉ quan và một cách sống ngất ngưởng khi đã là một là một hưu quan. Đoạn này, Nguyễn Công Trứ đánh giá con người mình một cách tổng quát, toàn diện, ông là một người không quan tâm đến chuyện được mất, không bận lòng về sự khen chê, có những khi hành lạc: uống rượu, cô đầu con hát, nhưng rốt cuộc lại ông không phải là người của Phật, của Tiên mà vẫn là một con người của cuộc đời, duy có điều: không vướng tục. Người như thế thật là một nhân cách, một bản lĩnh cao, đã “chấp” tất cả, đã không để lụy và khinh thị tất cả những gì của thói thường. Tuy vậy, cuối cùng Nguyễn Công Trứ vẫn là một nhà nho, mặc dù các bậc “phương diện quốc gia” không ưa ông và ông cũng không ưa được họ, ông vẫn luôn bày ra những sự trái ngược với họ song trong phần sâu thẳm của tâm hồn, Ịí tưởng mà ông theo đuổi suốt đời không thể nào từ bỏ vẫn là lòng trung quân, giúp đời:
Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phương Hàn, Phú,
Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung.
Tổng kết cuộc đời mình, Nguyễn Công Trứ tự cho rằng hai điều quan trọng nhất đối với kẻ nam nhi là trách nhiệm “kinh bang tế thế” và đạo nghĩa vua tôi. Ông đã giữ được trọn vẹn, đã thực hiện một cách xuất sắc, sánh được với những danh tướng thời xưa. Chính vì vậy, Nguyễn Công Trứ dám ngông ngạo buông một câu khẳng định chắc nịch đầy vẻ thách thức:
Trong triều ai ngất ngưởng như ông!
Thơ Nguyễn Công Trứ phong phú, nhiều vẻ. Bài ca ngất ngưởng có một vị trí đặc biệt. Nó vừa là lời tuyên ngôn về quan niệm, phong cách sống, vừa tự khẳng định về nhân cách, sự nghiệp của chính mình. Chính nhờ bài thơ này với những đặc sắc nghệ thuật của nó mà hậu thế định hình một chân dung Nguyễn Công Trứ: một con người ngất ngưởng, một cái tôi ngông ngạo vượt lên trên lối sông bình thường của những cuộc đời lặng lẽ giữa sự sôi động của đời sống xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX.
Từ khóa » Ngông Nghênh Thơ
-
Tìm Bài Thơ "Ngông Nghênh" (kiếm được 52 Bài) - TKaraoke
-
Thu Tứ, “Nguyễn Bắc Sơn - Thơ Ngông Nghênh” - Văn Hóa Việt Nam
-
Thơ Ngông Của Một ông đồ Ngông - Báo Công An Nhân Dân điện Tử
-
Anh (chị) Hiểu Thế Nào Là “ngông”? “Ngông” Trong Văn Chương ...
-
Cái Ngông Của Tản Đà Qua Bài Thơ Muốn Làm Thằng Cuội - Thủ Thuật
-
Cái Tôi Phóng Túng, Ngông Nghênh Và Khát Khao Khẳng định Chính ...
-
Một Giấc Mơ Kì Thú, Ngông Nghênh, Lãng Mạn (Về Bài Thơ Muốn Làm ...
-
Cái “ngông” Trong Thơ Tản Đà ( Nguồn : K37. SP Văn,ĐHSP)
-
Bài Ca Ngất Ngưởng – Một Khuynh Hướng Ngạo Nghễ Hiếm Có Trong ...
-
Top 6 Mẫu Phân Tích Cái Ngông Của Tản Đà Trong Bài Hầu Trời
-
Top 5 Bài Phân Tích Cái Ngông Trong Hầu Trời Của Tản Đà (siêu Hay)
-
Cái Tôi Phóng Túng, Ngông Nghênh Và Khát Khao Khẳng định Chính ...
-
Cái Ngông Của Tản Đà Qua Bài Thơ Muốn Làm Thằng Cuội