CÁI THẤY CỦA TỔ LÂM TẾ - Cùng Sống An Vui
Có thể bạn quan tâm
Lâm Tế Nghĩa Huyền (787-867), là một vị Thiền sư Trung Hoa, là Tổ khai dòng thiền Lâm Tế.
Sư là môn đệ xuất sắc nhất của Thiền sư Hoàng Bá. Môn đệ đắc pháp danh tiếng của sư có Thiền sư Hưng Hoá Tồn Tưởng, Tam Thánh Huệ Nhiên, Định Thượng Toạ.
Sư khai sáng dòng thiền Lâm Tế trong thời gian Phật giáo Trung Hoa đang bị đàn áp (842–845) và chính dòng này đã chứng tỏ sức sống mãnh liệt trong thời gian sau, trở thành môn phái quan trọng nhất của Phật giáo Trung Hoa. Song song với dòng Tào Động, dòng thiền của sư được truyền bá tại Nhật Bản cho đến ngày nay gần như dưới dạng nguyên thuỷ.
Sư tiếp nối truyền thống hoằng hoá của Mã Tổ Đạo Nhất Thiền sư bằng cách sử dụng tiếng quát, gậy đập và phất tử.
Cách hướng dẫn môn đệ của sư là sự phối hợp và hoàn chỉnh cách dạy của các vị tiền nhân kể từ Lục tổ Huệ Năng. Thành phần mới được cho là xuất phát từ dòng thiền này là phép quán Công án, một phương pháp gần như dấu hiệu chính của thiền Lâm Tế và chính dòng thiền này đã giữ gìn truyền thống đó cho đến ngày hôm nay (Đại Huệ Tông Cảo, Bích nham lục, Vô môn quan).
?????
Sư nói:Ngày nay người học Phật pháp chỉ cốt cầu kiến giải chân chánh. Nếu được kiến giải chân chánh thì chẳng nhiễm sanh tử, đi ở tự do, chẳng mong cầu thù thắng mà thù thắng tự đến. Này các đạo lưu, các vị tiên đức từ xưa đều có con đường ra thoát cho người. Như chỗ sơn tăng chỉ bày cho người, chỉ cốt không bị người gạt, cần dùng liền dùng, chớ chần chừ ngờ vực. Mà hay người học chẳng được, bệnh tại chỗ nào? Bệnh là ở chỗ chẳng tự tin. Nếu các ông không tự tin được thì rộn ràng theo tất cả cảnh mà lưu chuyển, bị muôn cảnh lôi kéo, chẳng được tự do. Các ông nếu dừng được cái tâm niệm niệm tìm cầu bèn cùng Tổ Phật chẳng khác. Các ông muốn biết được Tổ và Phật chăng? Chính là cái đang nghe pháp trước mặt các ông đây vậy. Người học tin chẳng đến, bèn hướng ngoài tìm cầu. Giả sử tìm được đi nữa thì cũng đều là tướng đẹp đẽ của văn tự, rốt cuộc chẳng đắc cái ý sống động của Tổ sư. Chớ lầm, các thiền đức! Lúc này mà không gặp thì muôn kiếp ngàn đời luân hồi ba cõi, cứ chạy mê theo cảnh rồi vào bụng trâu bụng lừa.
Các đạo lưu! Ngay chỗ thấy của sơn tăng cùng với Thích Ca chẳng khác. Ngay đây nhiều chỗ ứng dụng, kém thiếu cái gì đâu? Sáu đường thần quang (ra sáu cửa) chưa từng hở dứt. Nếu thấy được như vậy thì suốt đời làm người vô sự.
Các đại đức! Ba cõi không an, giống như nhà lửa, đấy không phải là chỗ ở lại lâu của các ông. Quỷ vô thường giết người trong chớp mắt, chẳng kể sang hèn già trẻ. Các ông muốn cùng Tổ, Phật không khác, chỉ chớ tìm kiếm bên ngoài. Ánh sáng thanh tịnh ngay một niệm tâm của các ông chính là Phật Pháp thân trong nhà các ông. Ánh sáng vô phân biệt ngay một niệm tâm của các ông là Phật Báo thân trong nhà các ông. Ánh sáng vô sai biệt ngay một niệm tâm của các ông là Phật Hóa thân trong nhà các ông. Ba loại thân này chính là người đang nghe pháp trước mặt các ông. Chỉ vì không hướng ngoài tìm cầu, liền có công dụng này.
Theo các nhà Kinh Luận lấy ba thân này làm chỗ tột cùng. Còn theo chỗ thấy của sơn tăng thì không phải như vậy. Ba loại thân ấy là danh ngôn, cũng là ba thứ áo. Người xưa nói: Thân nương vào nghĩa mà lập, cõi căn cứ vào thể mà bàn. Thân của pháp tánh, cõi của pháp tánh hiểu rõ ra chỉ là quang ảnh (bóng hình của ánh sáng).
Các đại đức! Các ông hãy biết, người đùa chơi bóng hình của ánh sáng chính là nguồn gốc của chư Phật. Tất cả chỗ là chỗ về nhà của các ông. Cái sắc thân bốn đại này không biết nói pháp, nghe pháp. Gan mật tì vị không biết nói pháp, nghe pháp; hư không không biết nói pháp nghe pháp. Thế thì cái gì biết nói pháp nghe pháp? Chính là cái ánh sáng rỡ ràng riêng chiếu trước mắt các ông, không để cho một bóng hình nào dứt đoạn được, đó là cái biết nói pháp nghe pháp. Nếu thấy được như vậy bèn cùng Tổ, Phật không khác. Chỉ trong tất cả thời chớ để gián đoạn, chạm mắt đều là nó. Chỉ vì tình sanh trí cách, tưởng biến, thể đổi, bởi thế luân hồi ba cõi, chịu đủ thứ khổ. Nếu ở chỗ thấy của sơn tăng, không gì là không rất sâu, không gì là không giải thoát.
Này các đạo hữu, tâm pháp vô hình, thông suốt mười phương, ở mắt gọi là thấy, ở tai gọi là nghe, ở mũi ngửi hương, ở miệng đàm luận, ở tay cầm nắm, ở chân đi đứng. Vốn là một tinh minh, phân làm sáu hòa hợp. Một tâm đã không, khắp chỗ giải thoát.
Tags: Thiền tông
Bình luận
Gửi bình luậnTừ khóa » Tổ Lâm Tế
-
Lâm Tế Tông – Wikipedia Tiếng Việt
-
Thiền Phái Lâm Tế | Giác Ngộ Online
-
Tổ Lâm Tế Nghĩa Huyền - Thiền Tổ Sư - THƯ VIỆN HOA SEN
-
Đặc Tính Tư Tưởng Của Thiền Phái Lâm Tế ở Việt Nam (ĐĐ. Thích ...
-
Thiền Sư Lâm Tế
-
Tiểu Sử Tổ Lâm Tế – Nghĩa Huyền Thiền Sư (Khai Tổ Tông Lâm Tế
-
Tông Chỉ Phái Lâm Tế - Thiền Phật Giáo
-
Chương 22: Thiền Phái Lâm Tế Và Phật Giáo Đàng Trong - Làng Mai
-
Đặc Tính Tư Tưởng Của Thiền Phái Lâm Tế ở Việt Nam
-
Sơ Tổ Minh Hải Đắc Trí Pháp Bảo Của Dòng Thiền Lâm Tế Chúc Thánh
-
Lâm Tế Ngữ Lục 01 - YouTube
-
Các Bài Kệ Truyền Thừa Của Tông Lâm Tế Tại Việt Nam
-
Một Dòng Tu Của Thiền Tông Trung Quốc, Lấy Theo Tên Của Lâm Tế ...