Cải Thiện Vệ Sinh Môi Trường Cho Hộ Dân Của Một Số Xã An Toàn Khu ...

1. Tên dự án: Cải thiện vệ sinh môi trường cho hộ dân của một số xã an toàn khu vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

2. Chủ nhiệm nhiệm vụ: TS. Nguyễn Hồng Vĩ, Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách dân tộc, Học viện Dân tộc.

3. Các thành viên tham gia:

TT

Họ và tên

Đơn vị công tác

Chức danh

1

TS. Đậu Thế Tụng

Quyền Trưởng Phòng Tổ chức cán bộ, Học viện Dân tộc

Thành viên

2

CN. Bùi Thùy Trang

Viện Chiến lược và Chính sách dân tộc, Học viện Dân tộc

Thành viên

3

ThS. Đinh Thị Thu Thảo

Viện Chiến lược và Chính sách dân tộc, Học viện Dân tộc

Thành viên

4

ThS. Nguyễn Thị Phương Thanh

Viện Chiến lược và Chính sách dân tộc

Thành viên

5

CN. Hà Thị Hòa

Viện Chiến lược và Chính sách dân tộc, Học viện Dân tộc

Thành viên

6

ThS. Mai Đức Hùng

Viện Chiến lược và Chính sách dân tộc, Học viện Dân tộc

Thành viên

7

KS. Đinh Văn Bắc

Giám đốc Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang

Thành viên

8

KS. Phùng Đức Tuân

Giám đốc Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

Thành viên

9

ThS. Phương Đoàn

Viện Chiến lược và Chính sách dân tộc, Học viện Dân tộc

Thư ký

4. Đơn vị chủ trì: Viện Chiến lược và Chính sách dân tộc.

5. Thời gian thực hiện: Năm 2020 - 2021.

6. Mục tiêu của dự án

6.1 Mục tiêu chung

Nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường và vệ sinh môi trường cho hộ dân thông qua tập huấn, chuyển giao quy trình kỹ thuật và xây dựng, thực hiện mô hình xử lý phụ phẩm nông nghiệp thành thức ăn chăn nuôi gia súc; xử lý chất thải chăn nuôi gia súc thành phân hữu cơ phục vụ sản xuất nông nghiệp, góp phần bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế cho các hộ dân tại một số xã an toàn khu vùng Đông Bắc.

6.2 Mục tiêu cụ thể

- Tập huấn, chuyển giao quy trình kỹ thuật xử lý phụ phẩm nông nghiệp thành thức ăn chăn nuôi gia súc; xử lý chất thải chăn nuôi gia súc thành phân hữu cơ phục vụ sản xuất nông nghiệp cho các hộ dân tại 04 xã an toàn khu của vùng dự án cho trên 280 lượt người tham dự.

- Hỗ trợ 137 hộ thuộc 04 xã vùng dụ án tham gia xây dựng tổng số 279 mô hình. Trong đó 71 hộ gia đình tham gia với 213 mô hình chế biến phụ phẩm nông nghiệp (rơm, thân cây ngô, cỏ) và 61 hộ gia đình tham gia xây dựng 61 hố ủ phân hữu cơ composst.

7. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp lập kế hoạch và tổ chức thực hiện có sự tham gia của cộng đồng;

- Phương pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức về vệ sinh môi trường;

- Phương pháp chuyển giao quy trình kỹ thuật;

- Phương pháp chuyên gia;

- Phương pháp quản lý dự án dựa vào kết quả.

8. Các nội dung nghiên cứu chính

Nội dung 1. Khảo sát, chọn hộ, bầu ban quản lý dự án tại địa phương.

Nội dung 2. Tổ chức tập huấn hướng dẫn kỹ thuật thực hiện mô hình.

Nội dung 3. Xây dựng mô hình.

Nội dung 4. Kiểm tra, đánh giá, nghiệm thu, tham quan mô hình địa phương.

9. Các sản phẩm chính

- Báo cáo tổng hợp;

- Báo cáo tóm tắt;

- Tài liệu hóa về quy trình sản xuất phân hữu cơ từ nguồn phế phụ phẩm từ sản xuất nông nghiệp; chuyển giao kỹ thuật xây dựng và cách thức ủ phân, sử dụng phân hữu cơ được làm từ phế phụ phẩm từ sản xuất nông nghiệp; quy trình xử lý phụ phẩm nông nghiệp (rơm, cây ngô và cây sắn sau thu hoạch) tại chỗ cho 120 hộ gia đình và cán bộ xã vùng dự án;

- Kỷ yếu hội thảo;

- Các tài liệu liên quan (tài liệu tập huấn, tranh, ảnh tư liệu trong quá trình thực hiện dự án).

Ban Biên tập

Từ khóa » Tộc Thiền Vu