Sống Phúc âm, Phụng Sự Thiên Chúa, Phục Vụ Tổ Quốc Và Dân Tộc
Có thể bạn quan tâm
Kể từ khi có mặt tại Việt Nam, Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) thường xuyên răn dạy tín hữu một lòng “Sống phúc âm, phụng sự Thiên Chúa, phục vụ Tổ quốc và dân tộc”.
Sau khi được Nhà nước Việt Nam công nhận tư cách pháp nhân vào năm 2001, Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) hoạt động tôn giáo theo đường hướng tiến bộ “Sống phúc âm, phụng sự Thiên Chúa, phục vụ tổ quốc và dân tộc”. |
Đạo Tin lành được truyền vào Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX do Hội Truyền giáo Phước âm Liên hiệp ở Hoa Kỳ sáng lập. Năm 1911 được xem là dấu mốc mở đầu và Đà Nẵng được ghi nhận là điểm đến đầu tiên trong lịch sử truyền giáo của đạo Tin lành ở Việt Nam. Từ đó đến nay, hàng ngàn tín hữu, chức sắc tin lành ở Đà Nẵng nói riêng và Việt Nam nói chung vẫn một lòng “Sống phúc âm, phụng sự Thiên Chúa, phục vụ Tổ quốc và dân tộc”.
Sau khi được Nhà nước Việt Nam công nhận tư cách pháp nhân vào năm 2001, Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) hoạt động tôn giáo theo đường hướng tiến bộ “Sống phúc âm, phụng sự Thiên Chúa, phục vụ tổ quốc và dân tộc”. Cùng với việc củng cố tổ chức, nhân sự thì các vấn đề như thành lập Viện Thánh Kinh Thần học để đào tạo mục sư, mở lớp bồi dưỡng cho chức sắc; in ấn kinh sách, xuất bản Bản tin Mục vụ; xây mới, sửa chữa cơ sở thờ tự, thành lập chi hội và hoạt động đối ngoại… cũng được Hội thánh thúc đẩy thực hiện.
Đến nay, Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) có khoảng 700.000 tín đồ, phân bố ở 34 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam từ tỉnh Quảng Trị trở vào. Hiện nay, Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) là tổ chức Tin lành có số lượng tín đồ, chức sắc lớn nhất ở nước ta. Bằng việc làm của mình, Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) đã làm sáng danh Chúa trên quê hương Việt Nam, thực sự là một thành phần không thể tách rời trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc trước đây cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay. Bộ máy tổ chức của các cấp Hội được chính quyền tạo điều kiện hoạt động bình đẳng, hàng trăm Chi hội được thành lập cùng với hơn ngàn điểm nhóm ở khu vực Tây Nguyên, Bình Phước…
Với phương châm “Sống Phúc âm”, hàng vạn tín hữu tin lành trong cả nước một lòng thờ phụng chúa, phụng sự dân tộc. Tích cực tham gia các phong trào ở địa phương, gắn liền truyền giáo lý, truyền đạo với công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế ở địa phương. Tín đồ Hà Siếc, thầy truyền đạo tự nguyện cho đồng bào dân tộc thiểu số Ra Lây ở huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa cho rằng: “Chúng tôi làm tốt những gì Nhà nước đã giao phó. Vừa qua, đứa cháu của tôi đã trúng tuyển nghĩa vụ quân sự và gia đình tôi nghiêm chỉnh chấp hành nghĩa vụ của người công dân nước Việt Nam”.
Song song với truyền đạo, xây dựng chi hội, mở rộng đối ngoại, Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) cũng là một trong những tổ chức tôn giáo tích cực hoạt động từ thiện xã hội. Sau những đợt thiên tai tàn phá khốc liệt ở miền Trung luôn xuất hiện những chi hội Tin lành chung tay chia sẻ khó khăn với đồng bào. Bên cạnh đó là các hoạt động xã hội như xây nhà cho người nghèo, cho vay vốn phát triển kinh tế gia đình, khám bệnh từ thiện, tặng xe lăn cho người khuyết tật, tặng xe đạp, học bổng cho học sinh nghèo…
Hàng ngàn tín đồ, chức sắc tin lành trong nước và quốc tế luôn sẵn lòng chung tay vì đồng bào Việt Nam trong những lúc khó khăn, hoạn nạn. Tín đồ Lê Anh Dũng ở bang Texas, Hoa Kỳ về dự lễ kỷ niệm 100 năm cho rằng: “Chúa dạy là khi trở thành con của Chúa, môn đệ của Chúa thì trong đó sự đóng góp cho xã hội. Đạo Tin lành là một đạo nhấn mạnh về đời sống tâm linh, đạo đức, từ đó người theo đạo sẽ làm việc tốt, việc thiện gây dựng một xã hội tốt đẹp, xây dựng nước Việt Nam giàu mạnh”.
Có thể thấy, trong lịch sử 100 năm tồn tại và phát triển, Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) đã được Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền tạo mọi điều kiện tốt nhất để truyền đạo, mở rộng mạng lưới Hội và đào tạo chức sắc. Điều này được ông Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ Trưởng- Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ khẳng định: Chính sách tôn giáo của Nhà nước ta là tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân. Đồng bào các tôn giáo là một phận phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Chính sách này đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tôn giáo trong nước hoạt động theo hướng gắn bó cùng dân tộc. Chúng ta vui mừng chia sẻ với nhau những mục tiêu hòa quyện Đạo-Đời của các tổ chức tôn giáo ở nước ta”.
100 năm có mặt tại Việt Nam, Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) ngày càng tăng về số lượng tín hữu, chi hội Tin lành. Trong hoạt động hành giáo và truyền giáo, Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) có nghĩa vụ, quyền lợi bình đẳng như mọi tôn giáo khác. Trong mọi hoạt động, các Hội thánh cũng thường xuyên răn dạy tín hữu phải tuân thủ và thực hiện mọi nghĩa vụ công dân Việt Nam, xây dựng một xã hội phồn thịnh, những điều tốt đẹp giữa con người với con người.
Phạm Huyền
Ảnh: Bạt Tuấn
Từ khóa » Tộc Thiền Vu
-
Thiền Vu – Wikipedia Tiếng Việt
-
Mặc Đốn Thiền Vu – Wikipedia Tiếng Việt
-
Thiền Vu Là Gì? Chi Tiết Về Thiền Vu Mới Nhất 2021 - LADIGI Academy
-
Học Viện Blade & Soul - Thiên
-
Quyết định 29/2022/QĐ-UBND Chức Năng Nhiệm Vụ Ban Dân Tộc Huế
-
Rà Soát, Hoàn Thiện Hệ Thống Văn Bản Pháp Luật Liên Quan đến Vùng ...
-
Cải Thiện Vệ Sinh Môi Trường Cho Hộ Dân Của Một Số Xã An Toàn Khu ...
-
Vu Tộc | Wiki Thiên Đế | Fandom
-
Hội Thảo Triển Khai Dự án “Cải Thiện Sức Khỏe Bà Mẹ Và Trẻ Sơ Sinh ...
-
Mặc Đốn Thiền Vu - Mitadoor Đồng Nai
-
Thừa Thiên Huế Trong Phong Trào Cách Mạng 1930-1931 Và 1936 ...
-
Chi Tiết Thủ Tục - Dịch Vụ Hành Chính Công
-
Nguồn Gốc Tộc Người ở Vùng đất Tổ
-
Vị Bạo Chúa Hung Nô Khiến đế Chế La Mã Rung Chuyển, Cả Châu Âu ...