TrướcSauCái vô hạn trong lòng bàn tay25/09/20174:08 SA(Xem: 20920)
Tác giả :
Matthieu Ricard
,
Trịnh Xuân Thuận
,
Phạm Văn Thiều
,
Ngô Vũ
CÁI VÔ HẠN TRONG LÒNG BÀN TAYMatthieu Ricard và Trịnh Xuân ThuậnPhạm Văn Thiều và Ngô Vũ dịchMỤC LỤCLời nói đầu của Matthieu Ricard Chương 1: Nơi giao nhau của những con đường Chương 2: Tồn tại và không tồn tại Chương 3: Đi tìm người thợ đồng hồ vĩ đại Chương 4: Vũ trụ trong hạt cát Chương 5: Những ảo ảnh của hiện thực Chương 6: Như một tia chớp giữa đám mây mùa hè Chương 7: Mỗi người có một thực tại riêng Chương 8: Hành động sinh ra ta Chương 9: Những vấn đề về thời gian Chương 10: Hỗn độn và hài hòa Chương 11: Ranh giới ảo Chương 12: Robot có nghĩ rằng chúng biết tư duy hay không? Chương 13: Như những con sóng của đại dương Chương 14: Ngữ pháp của vũ trụ Chương 15: Bí mật của toán học Chương 16: Lý trí và chiêm nghiệm Chương 17: Những phản chiếu trong gương Chương 18: Vẻ đẹp nằm trong mắt người ngắm Chương 19: Từ thiền định đến hành động Kết luận của nhà sưKết luận của nhà khoa học Thuật ngữ khoa học Thuật ngữPhật họcLời nói đầu của Matthieu RicardSống cuộc đời của mình như thế nào? Sống trong xã hội ra sao? Mình có thể biết được gì? Chắc chắn đó là ba câu hỏi phản ánh những bận tâm chính của chúng ta. Lý tưởng nhất là lẽ sống của ta phải đưa chúng ta đến một cảm giácviên mãn, từng phút khơi nguồn sáng tạo và không làm chúng tahối hận lúc lâm chung; cuộc sống trong xã hội cùng với những người khác phải tạo ra tinh thầntrách nhiệm toàn nhân loại; tri thức phải giúp chúng takhám phá ra bản chất của thế giớixung quanh và bản chất của tâm linhcon người.Những câu hỏi này đã tạo tiền đề cho sự ra đời của khoa học, triết học, chính trị, nghệ thuật, hành động xã hội và tâm linh. Tuy nhiên, sự phân chia mang tính chủ quan các hoạt động này sẽ chỉ dẫn đến sự lụi tàn dần dầntồn tại của con người: không có tri thức được nuôi dưỡng bằng lòng vị tha thì khoa học và chính trị sẽ trở thành những con dao hai lưỡi, đạo đức trở nên mù quáng, nghệ thuật phù phiếm, xúc cảm hoang dã và tâm linhviển vông. Không có hiểu biết, tri thức sẽ suy vong; không có đạo đức, tất cả các hoạt động này trở nên nguy hiểm, và không có sự tu chínhtâm linh, chúng sẽ trở nên vô nghĩa.Từ thế kỷ XVII cho đến nay, hầu như tất cả mọi người đều cho rằng khoa học ngày càng đồng nghĩa vớitri thức; hơn nữa, sự tăng lên theo hàm mũ của sự tích tụ thông tin chưa hề có dấu hiệu chững lại. Bên cạnh đó, hoạt độngtôn giáo đã suy giảm tại các xã hộivô thần và dân chủ, và thường cóxu hướngcấp tiến hóa tại các xã hội do các Quốc giáo cai trị. Cái mà bình thường phải tạo nên nền tảng của tôn giáo-tình yêu và lòng trắc ẩn-đã bị sai lệch hết sức thảm họa do những biến cốlịch sử.Dù là giáo điều hay dựa trênkinh nghiệm thì các truyền thống lớn về tâm linh cũng đều cung cấp, ngoài những quan niệm siêu hình, còn cả các quy tắcđạo đức tạo ra những điểm quy chiếu, đôi khi có tác dụng khai sáng nhưng đôi khi cũng là yếu tốcản trở.Ngày nay, các điểm quy chiếu này dần dần biến mất, hầu hết tất cả mọi người đều không coi các giới luậttôn giáo làm điểm tựa cho suy nghĩ và hành động của mình nữa, mặc dù theo truyền thống, họ vẫn theo một tôn giáo nào đó. Họ tỏ ra sẵn sàng tin tưởng hơn vào "ánh sáng" của khoa học và hiệu quả của công nghệ sẽ cho phép, đấy là họ hy vọng, giải quyết được tất cả mọi vấn đề của tương lai.Tuy nhiên, một số người lại cho rằng tham vọng của khoa học muốn biết tất cả là hoàn toànảo tưởng: khoa học về cơ bản bị giới hạn bởi lĩnh vực nghiên cứu mà chính nó đã xác định. Và mặc dù công nghệ mang lại những yếu tốtích cựcvô cùng to lớn nhưng nó cũng gây ra những hậu quả tàn phá không kém phần nghiêm trọng. Hơn nữa, khoa học không có gì để nói về lẽ sống của con người.Khoa học, tự nó, là một công cụ không tốt nhưng cũng không xấu. Tâng bốc khoa học hay biến nó thành quỷ satăng cũng chẳng khác gì ngợi ca hay chỉ tríchsức mạnh. Sức mạnh của một cánh tay có thể giết chết hoặc cứu sống một con người. Các nhà khoa học không tốt nhưng cũng không xấu như bao người khác trên đời này và như mọi người khác, họ cũng vấp phải những vấn đề về đạo đức nảy sinh từ chính những phát minh của họ.Khoa học không tạo ra đạo lý. Khoa học đã chứng tỏ rằng nó có thể tác động vào thế giới chứ không thể làm chủ được thế giới. Khoa học cũng vượt ra ngoài vòng kiểm soát của chúng ta: những ứng dụng của khoa học, theo cách một hiện tượng mạnh hơn là sự kết hợpđơn thuần các bộ phận cấu thành của nó, tạo ra một đà phát triển riêng của chính mình. Trước thực tế này, chỉ có những phẩm chất của con người mới có thể định hướng được cách tác động vào thế giới của chúng ta. Vậy mà những phẩm chất này chỉ có thể nảy sinh từ một "khoa học về tâm linh". Nghiên cứutâm linh không phải là trò để làm sang mà là một đòi hỏi tất yếu.Miệt màitrong suốt nhiều thế kỷ với nghiên cứu và tìm kiếm đã không làm cho con người phát triển được một chút nào trên con đườngtiến tới một chất lượng tồn tại cao hơn, trừ phichúng taquyết định tập trung những nỗ lực của chúng ta theo hướng đó. Đời sốngtâm linh phải được thực hiện với những quy định nghiêm ngặt của khoa học, nhưng khoa học lại không mang trong lòng những mầm mống của tâm linh.Ngày nay, người ta lại thấy có sự quan tâmtrở lại đối với những dạng tâm linhnhấn mạnh đến các khía cạnh thực dụng của kinh nghiệmchiêm nghiệm đã thoát khỏi những tín điều nặng nề. Sự quan tâm mà phương Tây dành cho Phật giáo đã đánh thức sự tò mò của các phương tiện thông tin đại chúng và kích thích nhiều công trìnhnghiên cứu nhằm đánh giá những nguyên nhân của sự sùng bái này và những hướng phát triển có thể của chúng. Chúng ta có thể kể ra đây hai tác phẩm của Frédéric Lenoir Sự gặp gỡ giữa Phật giáo và phương Tây và Phật giáo ở Pháp, cũng như những cuộc trao đổì của tôi với bố tôi, triết gia Jean- Francois Revel.Bên cạnh đó, trong vòng 20 năm trở lại đây, một cuộc đối thoại giữa khoa học và Phật giáo đã được mở ra theo sáng kiến của Đạt Lai Lạt Ma và các nhà tư tưởngPhật giáo khác. Kể từ năm 1987, theo gợi ý của Dam Engle và Francisco Varela, nhiều cuộc gặp gỡ giữa Đạt Lai Lạt Ma và các nhà khoa học lỗi lạc (gồm các nhà thần kinh học, sinh vật học, tâm lý học, vật lý học và triết học) đã được tổ chức thường xuyên. Từ các cuộc gặp gỡ được đặt tên là Mind and Life (Tinh thần và Cuộc sống) này, nhiều cuốn sách đã ra đời, trong đó nhiều cuốn đã được dịch sang tiếng Pháp như Passerelles, Khi tinh thần giao tiếp với thể xác và Ngủ, mơ, chết, cũng như các cuốn sách phát triển đầy đủ hơn như Khoa học và Phật giáo của Lan Wallace. Những trao đổi này đã không được xây dựng như một phương tiệndung hòa với mục đích làm hài lòng cả hai quan điểmdựa trên những xuất phát điểm khác nhau, cũng không phải như một diễn đàn để các bên khẳng định sự cố chấp siêu hình của mình. Những cuộc trao đổi này tạo thành một yếu tốliên tục của tri thức, của sự hiểu biết về bản chất của các hiện tượng và của ý thức. Các cuộc trao đổi đã được xây dựng và tiếp tục theo tinh thần đối thoại này.Sự khác biệt lớn nhất giữa khoa học và Phật giáo nằm ở như mục đích của chúng. "Đó là sự tự giải phóng khỏi đau khổ mà nguyên nhân của nó là một dạng đặc biệt của sự vô minh: một quan niệm sai lệch về hiện thực bên ngoài và về cái "tôi"mà ta thường hình dung là trung tâm của sự tôn tại của chúng ta”. Phật giáo sẵn sàng xem xét lại các quan niệm của mình nếu người ta chứng minh được rằng nó là sai lầm. Không phải là vì Phật giáonghi ngờ tính chân lýsâu xa của các phát hiện của mình hay là vì Phật giáo chờ đợi sự mất hiệu lựcđột nhiên của các kết quả đã đạt được từ 2.500 năm nay của khoa học chiêm nghiệm, mà là vì lời răn của Đức Phật không cấu thành một giáo điều. Mà thực ra, nó được thể hiện như một tấm bản đô chỉ đườngcho phép người ta đi theo dấu vết của người hướng dẫn. Lời răn này hoàn toàndựa trênkinh nghiệm chứ không phải dựa trên một thần khải. Đạt Lai Lạt Ma từng nói: "Nhận biết các khám phá của khoa học không phải là xem xét lại vấn đề mà là phải làm cho nó mang tính thời sự “. Trong cuộc đi tìm kiến thức, Phật giáo không trốn chạy mâu thuẫn, mà ngược lại, tự làm cho mình thêm phong phú bằng mâu thuẫn. Nhiều cuộc tranh luận siêu hình mà Phật giáo từng tham giatrong suốt nhiều thế kỷ với các nhà triết học Hindou, và các cuộc đối thoại mà Phật giáoliên tụcduy trì với khoa học và các tôn giáo khác đã giúp Phật giáo tự cải thiện mình cho tinh tế hơn, xác định rõ và mở rộng các tầm nhìn triết học của mình, logic của mình và sự hiểu biếtthế giới của mình.Thái độ rộng mở của Phật giáo không phải xuất phát từ một chủ nghĩa cơ hội rẻ tiền. Toàn bộ triết lý Phật giáo là rất đô sộ, các kinh sách về đời sốngchiêm nghiệm là rất sâu sắc và giàu tính gợi mở cao, bàn về cuộc sống suy niệm, và sự thực hànhtâm linh đòi hỏi một lòng kiên trì vô hạn. Đại Ẩn sỹ Tây Tạng Milarépa từng nói: "Đừng hy vọngđạt đượcchính quả nhanh chóng, mà hãy suy tư cho đếnhơi thở cuối cùng". Sự biến đổi bên trong dẫn đến Giác ngộ là một cấp độ hoàn toàn khác với công việc nghiên cứutriết học hay tìm kiếm của các khoa học mô tả. Phật giáo chủ yếu là một khoa học của Giác ngộ và, với quan niệm này, dù Trái đất tròn hay dẹt thì cũng chẳng có gì thay đổi cả.Các cuộc đối thoại tiếp theo đây không nhằm mục đích hằn in vào khoa học những dấu ấn của huyền học, cũng không phải để tạo chỗ dựa cho Phật giáo bằng những phát minh khoa học. Chúng cũng không có ý định làm sáng tỏ những nét tương đồng ít nhiều giả tạo giữa cách tiếp cận chiêm nghiệm của Phật giáo và các lý thuyết khoa học nhất thiết sẽ phải thay đổi, mà là xác định vị trí của khoa học trong một quan niệm rộng lớn hơn về sự sống. Ngoài ra, chúng cũng nhằm để chứng tỏ rằng Phật giáo có khả năng giải quyết sự đối lập giữa chủ nghĩahiện thực (quan điểm thông thường theo đó các hiện tượngtồn tại cũng bền vững và thực như chúng thể hiện ra bên ngoài) và các phát hiện của khoa học hiện đại đi ngược lại sự gắn bó chặt chẽ này với hiện thực nội tại của các sự vật. Chính bằng cách này mà nó có thể cung cấp một khuôn khổ tư duy và hành động phù hợp với thời đại của chúng ta.Wemer Heisenberg, một trong những cha đẻ của vật lý lượng tử, viết: "Tôi cho rằng khát vọng vượt qua những điều đối lập, bao gồm sự tổng hợp cả hiểu biết duy lý và trải nghiệm tâm linh về tính thống nhất, là một nét đặc trưng nhất, dù được thể hiện ra hay không được nói ra, của thời đạichúng ta." Cuốn sách này cũng đề cập đến hai cuộc đời, một của nhà vật lýthiên văn sinh ra đã là Phật tử, người mong muốn đem những hiểu biết khoa học của bản thânđối chiếu với những nguồn gốc triết học của mình, và một của nhà khoa học phương Tây trở thànhnhà sư, người mà những kinh nghiệmcá nhân đã kích thích ông so sánh hai con đườngnhận thứchiện thực khách quan đó.Trịnh Xuân Thuận chịu ảnh hưởng của ba dòng văn hóa: Việt Nam, Pháp và Mỹ. Sinh ra ở Hà Nội năm 1948, đúng vào thời kỳ chiến tranh chống Pháp ác liệt, 6 năm trước khi Pháp thất bại tại Điện Biên Phủ. Trịnh Xuân Thuận học tại các trường của Pháp tại Sài Gòn. Bị văn hóa Pháp cuốn hút đặc biệt, năm 1966, ông quyết định đến Pháp để theo học chuyên ngành vật lý, vì theo ông nghĩ, khoa học này có thế cung cấp các yếu tố để trả lời cho các câu hỏi mà ông đã tự đặt ra cho mình về bản chất của thế giới. Nhưng, bài diễn văn nổì tiếng của tướng De Gaulle ở Phnom Penh đòi Mỹ rút quân ngay lập tức khỏi Đông Nam Á đã làm thay đổì mọi kế hoạch của ông. Chính quyền Sài Gòn khi đó đã cắt đứt quan hệ với Pháp và người Việt Nam mất cơ hội đến Pháp học tập. Sau một năm học ở Trường Bách khoa Lausanne, Thụy Sĩ, Trịnh Xuân Thuận sang Mỹ, học tại Caltech (Viện Công nghệ Califomia), "thánh địa" của các nhà vật lýthiên văn. Đặc biệt, Caltech có kính thiên văn đường kính tới 5m đặt trên núi Palomar, một kính thiên văn lớn nhất thế giới vào năm 1967. Nơi đây cái bóng của Edwin Hubble, người từng phát hiện ra các thiên hà và sự giãn nở của vũ trụ, vẫn còn bao phủ cả khu đại học. Thời gian học tập của Trịnh Xuân Thuận rơi vào đúng giai đoạn nở rộ của vật lýthiên văn, bởi vì đây là thời của những phát hiện ra các hiện tượng mới của vũ trụ. Bản thân Trịnh Xuân Thuận cũng từng nói: "Trong cái nôi của trí tuệ này, khó có thể khôngtrở thành nhà vật lý thiên văn". Kể từ đó, Trịnh Xuân Thuận không ngừng quan sátvũ trụ và ông đã trở thành một trong những chuyên gia lớn trong lĩnh vực nghiên cứu sự hình thành của các thiên hà. Hiện nay, Trịnh Xuân Thuận giảng dạy tại Trường đại học Virginie (Hoa Kỳ) và là tác giả của nhiều cuốn sách phổ biến khoa học được đánh giá rất cao.Về phần mình, tôi cũng đã từng đi theocon đường khoa học và nhiều năm nghiên cứu tại Viện Pasteur, Khoa Di truyền tế bào của Giáo sư Francois Jacob, người đã được giải Nobel về y học. Đây là nơi của những hoạt độngtrí tuệ sôi sục đầy hưng phấn. Năm 1967, tôi đến Ấn Độ để gặp các nhà tư tưởng lớn của Tây Tạng. Tôi đã trở thànhđệ tử của một trong số họ, đó là Kanguiour Rinpotché. Nhiều năm tiếp theo, hè nào tôi cũng đắm mình trong không khí sáng tạo trong thảo am của nhà hiền triết này tại Darịeeling, đồng thời vẫn tiếp tụcnghiên cứu khoa học. Nhưng, từ năm 1972, sau khi hoàn thànhluận ántiến sĩ, tôi đã quyết định chuyển đến sống trong dãy Himalaya. Tôi đã sống ở Ấn Độ, sau đó ở Bhoutan và Népal, nơi tôi đã sống 12 năm với người thầy thứ hai là Khyentsé Rinpotché. Tôi đã nhiều lần được tháp tùng ông đến Tây Tạng. Hiện nay, tôi sống ở thảo am Shéchèn, gần Katmandou.Tôi đã gặp Trịnh Xuân Thuận lần đầu tiên tại trường mùa hè ở Andone năm 1997, và chúng tôi đã có những cuộc trao đổì rất sôi nổì trong những chuyến đi dài giữa bối cảnh hùng vĩ của các ngọn núi Pyrénée. Cuốn sách này ra đời từ những cuộc trao đổi cởi mở và thân thiện đó, những cuộc trò chuyện mà trong đó có lúc chúng tôi thống nhất được với nhau, nhưng cũng không ít lần mâu thuẫn nhau. Cai vo han trong long ban tay - Matthieu Ricard & Trinh Xuan Thuan
Từ khóa :
Cái vô hạn
,
trong lòng bàn tay
TrướcSauIn TrangTạo bài viết12345Trang sauTrang cuối
Ai quyết định thế giới
09/05/2016(Xem: 21246)
Truyền Bình
Albert Einstein Với Thượng Đế Và Phật Giáo - Tuệ Uyển Chuyển Ngữ
05/09/2010(Xem: 62126)
Tuệ Uyển
Bài toán khó nhất: Ý Thức / The Hardest Problem: Consciousness
21/11/2017(Xem: 17855)
Phạm Viết Hưng
Bạn Có Biết | Tạp Khảo Văn Hóa Khoa Học - Cuốn 1 Và 2 | Đỗ Thông Minh
08/07/2024(Xem: 1342)
Đỗ Thông Minh
Bán Đấu Giá Thư Về Chúa Của Einstein - Minh Long
08/10/2012(Xem: 21426)
Biết ơn mình
29/06/2020(Xem: 9382)
Đỗ Hồng Ngọc
Big bang và vũ trụ vô thỉ của đạo Phật
13/09/2017(Xem: 23168)
Đạt Lai Lạt Ma
,
Tuệ Uyển
Bước Ngoặt Của Khoa Học - Đức Đạt Lai Lạt Ma - Tuệ Uyển Chuyển Ngữ
30/08/2010(Xem: 35694)
Tuệ Uyển
,
Đạt Lai Lạt Ma
Các Hạt Cơ Bản Thật Như Thế Nào?
08/06/2021(Xem: 6043)
Quảng Cơ
,
Tuệ Uyển
Cái Mũi Của Darwin: Có Ai Thích Ông Nội Là Cà Khọt Cà Khẹt? - Gs. Cao Huy Thuần
22/10/2010(Xem: 29053)
Cao Huy Thuần
Cái Mũi Của Darwin: Tiến Hóa Và Tình Cờ Ngâu Nhiên - Gs. Cao Huy Thuần
22/10/2010(Xem: 31172)
Cao Huy Thuần
Cảm Tưởng Về Quyển The Quantum And The Lotus
30/08/2010(Xem: 37539)
Đỗ Kim Thêm
Chân Không Diệu Hữu
14/01/2012(Xem: 66998)
Nguyễn Tường Bách
Chân kinh & toán học
22/03/2016(Xem: 20439)
Lê Huy Trứ
Chiếu Kiến Vũ Trụ Giai Không
14/02/2016(Xem: 16995)
Lê Huy Trứ
Chim Quạ Biết Học Số Học, Đếm, Tính Trước
31/05/2024(Xem: 801)
Nguyên Giác
Chớ quên đường đi lối về
26/01/2019(Xem: 7887)
Nguyễn Hữu Đức
Chuyện Kiếp Trước Và Trẻ Em
28/09/2023(Xem: 2460)
Hồ Văn Hiến
Cổ Nhân Phương Đông Đã Thấy Những Tiềm Nguyên Tử
09/02/2022(Xem: 3769)
Lê Huy Trứ
Có Và Không Của Thế Gian Theo Quan Niệm Của Khoa Học Và Phật Giáo
14/03/2018(Xem: 13561)
Trịnh Xuân Thuận
,
Mathieu Richard
,
Hoàng Dung
Con Người Giấu Cái Đuôi Ở Đâu?
13/09/2013(Xem: 17432)
Nhụy Nguyên
Con người sinh ra từ đâu
27/03/2016(Xem: 90392)
Minh Kiến – Dhammaghosa
Con người và sinh vật
01/03/2019(Xem: 15624)
Minh Mẫn
Côn Trùng, Cá, Tôm Hùm, Bạch Tuộc Cũng Có Ý Thức Và Cảm Thọ
08/05/2024(Xem: 1869)
Evan Bush
,
Nguyên Giác
Cuộc Đối Thoại Kỳ Lạ Giữa Phi Hành Gia Nổi Tiếng Và Hoà Thượng Thánh Nghiêm
20/06/2021(Xem: 12378)
Thích Thánh Nghiêm
,
Nguyên Phong
Duyên Khởi Và Tính Bất Khả Phân Của Hiện Tượng
29/11/2012(Xem: 43631)
Lê Công Đa
,
Trịnh Xuân Thuận
Đại Hỏa, Thủy, Phong Tai, Phục Sinh Của Đất
21/03/2013(Xem: 41323)
Toàn Không
Đạo Của Vật Lý - Fritjof Capra - Biên Dịch: Nguyễn Tường Bách
30/08/2010(Xem: 68510)
Fritjof Capra
,
Nguyễn Tường Bách
Đạo Đức Phật Giáo Và Kỹ Thuật Tạo Sinh - Quán Như
19/10/2010(Xem: 23822)
Quán Như Phạm Văn Minh
Đạo đức và di truyền học mới
26/11/2017(Xem: 12628)
Đạt Lai Lạt Ma
,
Tuệ Uyển
Đạo Đức Y Sinh Từ Một Quan Điểm Phật Giáo - Shoyo Taniguchi - Đăng Nguyên Dịch
13/12/2012(Xem: 29056)
Shoyo Taniguchi
,
Đăng Nguyên
Đạo Đức Y Sinh Từ Một Quan Điểm Phật Giao - Shoyo Taniguchi - Đăng Nguyên, Dịch
13/12/2012(Xem: 31896)
Shoyo Taniguchi
,
Đăng Nguyên
Đạo Học - Khoa Học
25/10/2014(Xem: 11697)
Mãn Tự
Đạo Phật Là Toán Học (Sách PDF)
20/04/2022(Xem: 7283)
Hồng Dương
Đạo Phật Tôn Giáo Của Biện Chứng Và Khoa Học - Lokanatha - Thích Giải Thông Dịch
14/09/2010(Xem: 30250)
Lokanatha
,
Thích Giải Thông
Đạo Phật Trước Những Vấn Đề Sinh Đạo Đức (Bioethique) - Trịnh Nguyên Phước
19/10/2010(Xem: 23773)
Trịnh Nguyên Phước
Đạo Phật Và Khoa Học
05/09/2013(Xem: 12356)
Đạo Phật Và Khoa Học
06/05/2014(Xem: 12526)
Thích Thông Huệ
Đạo Phật Và Khoa Học - B. Alan Wallace - Việt Dịch: Kan
16/07/2010(Xem: 37659)
B. Alan Wallace
,
Kan
Đạo Phật Và Vấn Đề Sinh Đạo Đức
18/10/2010(Xem: 64479)
Trịnh Nguyên Phước
Đạo Phật Với Các Tôn Giáo Và Khoa Học
06/08/2013(Xem: 44954)
Tuệ Uyển
,
Đạt Lai Lạt Ma
Đạo Phật, Vũ Trụ Học, Và Tiến Hóa Tác Giả: David Loy - Chuyển Ngữ: Tuệ Uyển
29/03/2012(Xem: 24713)
Tuệ Uyển
,
David Loy
Đâu là những đột phá gần đây trong lĩnh vực khoa học thần kinh? (song ngữ Vietnamese-English)
05/09/2020(Xem: 4595)
Bùi Thu Vân
,
Huyền Nguyễn
Đâu Phải Chuyện Tôn Ngộ Không!
28/05/2019(Xem: 6759)
Nguyên Đạo Văn Công Tuấn
Đi Tìm Một Đấng Tối Cao
25/10/2011(Xem: 47441)
Trịnh Xuân Thuận
Định luật thiên nhiên của vũ trụ
05/06/2020(Xem: 7019)
Bửu Chơn
Đối Diện Dịch Bệnh – Một Cuộc Thoái Trào Của Nền Tư Duy Học Đời Và Học Đạo
15/08/2021(Xem: 4757)
Bhikkhu Cittacakkhu
Đời là một khúc nhạc buồn
23/04/2015(Xem: 9529)
Quán Như Phạm Văn Minh
Đời Thay Đổi Khi Tâm Chúng Ta Thay Đổi Sơn An
12/09/2010(Xem: 33117)
Sơn An
Đối Thọai Giữa Khoa Học Và Phật Giáo Matthieu Ricard – Trịnh Xuân Thuận - Bs: Hồ Hữu Hưng Dịch
13/01/2011(Xem: 43055)
Matthieu Ricard
,
Hồ Hữu Hưng
,
Trịnh Xuân Thuận
12345Trang sauTrang cuối
Sử Phật Giáo
Văn Hóa Phật Giáo
Văn Học Phật Giáo
Nguyễn Du
Phật Giáo Thế Giới
Phật Giáo Việt Nam
Vua Trần Nhân Tông
PGVN 1963-1975
Bồ Tát Quảng Đức
HT. Thích Đôn Hậu
HT. Thích Minh Châu
HT. Thích Trí Tịnh
Bát Nhã Làng Mai
Chuyên Đề
Quán Thế Âm Bồ Tát
Tuyển Tập Phật Đản
Lễ Phật Đản Liên Hiệp Quốc Vesak
Tuyển Tập Vu Lan
Tuyển Tập Thành Đạo
Tuyển Tập Xuân
Di Tích Phật Giáo
Nghi Thức
Khoa Học
Kinh Tế Chính Trị
Gíao Dục Hoằng Pháp
Học Viện Phật Giáo
Môi Trường Sinh Thái
Nữ Giới
Sự Kiện
Hôn Nhân
Cư Sĩ Phật Giáo
HỘ PHÁP
Các Vấn Đề Khác
Hiện Tượng Thích Thông Lạc
Hiện Tượng Duy Tuệ
Tôn Giáo/Triết Học
Tôn Giáo Bạn
Krishnamurti
Truyện Phật Giáo
Trần Kiêm Đoàn
Huỳnh Trung Chánh
Vĩnh Hữu
Vĩnh Hảo
Các Tác Giả Khác
Tuỳ Bút/Ký Sự
Truyện Cổ Phật Giáo
Thơ-Nhạc-Pháp Âm
Tụng Kinh
Giảng Kinh
Thuyết Pháp
Phát Thanh
Video HD
Đọc sách
Thơ
Nhạc Phật Giáo
Xây Chùa Đúc Tượng
Dinh Dưỡng Chay
Các Món Chay
Sức Khỏe-Sống-Chết-Tái Sinh
Từ Thiện Xã Hội
Du Lịch Hành Hương
Chùa Việt Nam
Phật Pháp Tuổi Trẻ
Nguyệt San Giác Ngộ
Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo
Các Tạp Chí Phật Giáo Khác
Luận Văn Tốt Nghiệp/Tham Luận Hội Thảo
Cuộc Sống
Danh sách chùa
Lời Tiền Nhân
Lời Đức Phật
(Xem: 168128)
Lời Đức Phật..
(Xem: 69097)
Đức Đạt Lai Lạt Ma
(Xem: 118871)
Thư Pháp
(Xem: 73976)
Ngày Lễ Phật Giáo
(Xem: 158790)TIN TỨC
Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025
THÍCH THIỆN NHƠN
,
Thích Nhật Từ
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như:Đọc thêm
Uống Nước Nhớ Nguồn
Hoa Lan Thiện Giới
Câu đối bất hủ của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đem tặng cho Chúa Tiên - Nguyễn Hoàng: "Hoàng Sơn nhất đái. Vạn đại dung thân", đã bắt đầu cho một sự phân chia đất nước thành hai vùng "Đàng Trong và Đàng Ngoài", lấy Sông Gianh làm ranh giới. Con sông chảy trên địa phận tỉnh Quảng Bình, bắt nguồn từ khu vực ven núi Cô Pi cao 2.017 m thuộc dãy Trường Sơn.Đọc thêm
Trung Tâm Giáo Dục Phật Giáo Quốc Tế Của Myanmar Sẽ Tham Gia Dự Án Vườn Phật Giáo Lớn Nhất Châu Âu Xây Tại Tây Ban Nha