Sách Hay: Cái Vô Hạn Trong Lòng Bàn Tay - Nhà Xuất Bản Trẻ
Có thể bạn quan tâm
Tác giả: Matthieu Ricard và Trịnh Xuân Thuận
Phạm Văn Thiều - Ngô Vũ dịch
Khoa học có thể hoạt động không cần tới tâm linh. Tâm linh có thể tồn tại không cần tới khoa học. Nhưng con người, để trở nên hoàn thiện thì phải có cả hai.
Khi đến với một cuốn sách mà một trong hai tác giả là Trịnh Xuân Thuận - tác giả của nhiều cuốn sách phổ biến khoa học được đánh giá rất cao, tôi nghĩ thầm rằng mình sẽ lại được đưa tới một chân trời mới với những kiến thức khoa học về thế giới vô cùng lớn: thiên hà, tinh vân, vũ trụ và thế giới vô cùng nhỏ: DNA, RNA...Nhưng thật sự bất ngờ và thú vị, cuốn sách "Cái vô hạn trong lòng bàn tay " của Matthieu Ricard và Trịnh Xuân Thuận lại là một cuốn sách không chỉ nói về cơ học lượng tử và thuyết tương đối, về những quy luật vật lý mà còn là về nhân sinh quan của một nhà khoa học, một phật tử.
Cách suy nghĩ của hai tác giả trao đổi với nhau trong cuộc đối thoại, một cuộc tranh luận làm phong phú thêm cho nhau, nó đã gợi nên nhiều câu hỏi mới, nhiều quan điểm chưa từng công bổ, nhiều sự tổng hợp bất ngờ đã và vẫn sẽ đòi hỏi được làm sâu sắc và sáng tỏ thêm.
Và có những thông tintừ cuộc nói chuyện của hai nhà khoa học, hai nhà tư duy tư tưởng lớn làm chúng ta cảm thấy thú vị như những điểm chung giữakhoa học vũ trụ và quan điểmPhật giáo, thì cũng có những điều đằng sau thế giới khoa học, do được áp dụng không đúng , đã gây ra bao đau thương và tổn hạicho nhân loại và bầu sinh quyển. Chúng ta không thể không xót xa và căm phẫntrước vụ nổ bom nguyên tử tại Hiroshima và Nagasaki, trái đất nóng lên, lỗ thủng tầng ozon rộng ra, những “nghiên cứu" của các bác sĩ Đức Quốc Xã.
Và bạn có thể hình dung nổi không , vào những năm 1936-1976, chính phủ Thụy Điển đã triệt sản 60000 người bị cho là ở “đẳng cấp thấp”.Những năm 1932- 1972, với mục đích nghiên cứu quá trình phát triển lâu dàicủa bệnh giang mai, 400 công dân Mỹ của bang Alabama, tất cả đều nghèo và đều là người da đen đã bị Sở Y tế công cộngsử dụng như những chú chuột bạch thí nghiệm mà không hay biết (đến năm 1997 , tổng thống Bill Cliton mới nhân danh nhân dân Mỹ nói lời xin lỗi).
Tôi thật sự đau cho cái chữ “người” trong chữ “con người”,tại sao cùng là đồng loại mà có những con người nhẫn tâm đến vậy? Tôi thật sự đau khi biết đằng sau tấm huân chương cao nhất dành cho tiến sỹ Hysato Yoshimura (Nhật Bản) vào năm 1978 về công trình nghiên cứu “khoa học về sự thích nghi với môi trường”, để tìm ra giới hạn chịu đựng của con người, ông đã bắt những tù nhân của quân đội Đồng minh và Trung Quốc trong Đại chiến thế giới 2 phải ngâm mình trong nước băng giárồi sau đó dùng búa nện vào họ để xác định thời điểm mà chân tay họ bị đông cứng lại. Nhiều cuộc thí nghiệm khác như phân phát cho trẻ em Trung Quốc kẹo chocolate chứa vi khuẩn gây bệnh than để xem sau bao lâu các em sẽ phát bệnh và chết. Thực sự đau và kinh tởm những hành động đó, nhưng chúng ta không thể kết tội các nghiên cứu cơ bản, các lĩnh vực khoa học này, và hơn thế nữacàng không thể buộc tội trí tuệ con người. Bởi vìtất cả chỉ là những công cụ mà thôi, và điều quan trọng là cái tâm con người khi sử dụng chúng như thế nào?
Khoa học và Phật giáo, tưởng chừng như thuộc hai con đường riêng biệt nhưng lại có sự trùng hợp về tư tưởng rất nhiều, nhất là về việc nhận thức thế giới như thế nào? Và có những câu hỏi đặt ra, Khoa học và Phật giáo như bổ khuyết cho nhau. Để vượt qua bức tường Plank, khi các định luật vật lý trở nên vô nghĩa trước nhiệt độ và khối lượng của vật chất thì tư tưởng Phật giáo xuất hiện và chúng ta chỉ có thể lý giải các hiện tượng xảy ra trước thời gian và không gian Plank bằng các ý niệm.
Cuốn sách mở ra những câu hỏi rất thú vị mà chúng ta ít khi nghĩ đến để đặt câu hỏi. Có tồn tại khái niệmvề cái đẹp trong nghiên cứu khoa họcvà các lý thuyết vạch đường cho nó không? Theo Phật giáo, đẹp là gì?Tôi từng xúc động và sững sờtrước vẻ đẹp củacác cực quang, của các dải thiên hà xoắn ốc hay elip, của các ngôi sao và các hành tinh như Mộc tinh với vành đai bao quanh, và của trái đất… tất cả những hình ảnh được chụp lại từ kính thiên văn Hubble, vệ tinh ngoài không gian , VLT , tàu Apollo 17.Tác giả Trịnh Xuân Thuận còn cảm đượccái đẹp sâu lắng hơn tôi khi ông nói về thuyết tương đối : "Thuyết Tương đối của Einstein đẹp như bản nhạc fuga của Bach mà ta không thể thay một nốt, nếu không muốn làm sụp đổ sự hài hòa của nó hay hoàn hảo như nụcười của nàng Mona Lisa (Joconde )mà người ta không thể thay đổi dù chỉ một chi tiết nhỏ nếunhư không muốn phá vỡ sự cân bằng…”
Và dù ở lĩnh vực nào, khoa học, nghệ thuật hay tôn giáo, chúng ta cũng chỉ có một mục đích là làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Bằng sự kết hợp giữa các tư tưởng, đem tình yêu và lòng trắc ẩn vào trái tim người làm khoa học, đem những yếu tố có ý nghĩa nhất trong cuộc đời của mỗi chúng ta như tình yêu, tình bạn , sự dịu dàng, niềm vui sống, vẻ đẹp tự nhiên của một phong cảnh, sự an bình trong nội tâm, lòng vị tha, tới mỗi con người…
Khoa họcđã, đang và sẽ tiếp tục có những tác động ngày càng tăng đối với cuộc sống của chúng ta. Đối mặt với các vấn đề đạo đức và luân lý, đặc biệt là trong một số lĩnh vực như di truyền học, ngày càng trở nên cấp bách và nhức nhối, khoa học phải coi tâm linh như một người bạn đường để không quên mất tính nhân văn của chúng ta.
HOÀNG ANH
Từ khóa » Cái Vô Hạn Trong Lòng Bàn Tay Review
-
Cái Vô Hạn Trong Lòng Bàn Tay By Trịnh Xuân Thuận - Goodreads
-
Review Sách Khoa Học Khám Phá – Cái Vô Hạn Trong Lòng Bàn Tay
-
Cái Vô Hạn Trong Lòng Bàn Tay - Khoa Học - THƯ VIỆN HOA SEN
-
Review Cái Vô Hạn Trong Lòng Bàn Tay
-
Khoa Học Khám Phá - Cái Vô Hạn Trong Lòng Bàn Tay (Tái Bản)
-
Review Sách Khoa Học Khám Phá - Cái Vô Hạn Trong Lòng Bàn ...
-
Sách Cái Vô Hạn Trong Lòng Bàn Tay - FAHASA.COM
-
Review Sách Cái Vô Hạn Trong Lòng Bàn Tay
-
Cái Vô Hạn Trong Lòng Bàn Tay - Trịnh Xuân Thuận & Matthieu ...
-
Khoa Học Khám Phá - Cái Vô Hạn Trong Lòng Bàn Tay Ebook PDF ...
-
Cái Vô Hạn Trong Lòng Bàn Tay - NXB Trẻ - Sách Tiếng Việt
-
Cái Vô Hạn Trong Lòng Bàn Tay - Websosanh
-
Cái Vô Hạn Trong Lòng Bàn Tay (bản đẹp) - Tải Sách Học Miễn Phí
-
Cái Vô Hạn Trong Lòng Bàn Tay: Từ Big Bang đến Giác Ngộ