Cảm Giác Khó Chịu Khi Cơ Hoành Bị Co Thắt Do Yếu Tố Nào Gây Nên?

1. Tình trạng co thắt ở cơ hoành

cơ hoành được hiểu là phần vách ngăn phân chia giữa ổ bụng và lồng ngực, có hình dạng như bè cơ dẹt cong vòm, rộng, tạo thành vách cơ - gân. Bộ phận này có vai trò rất quan trọng trong quá trình hô hấp của cơ thể. Thông thường, khi vòm hoành hạ xuống thì lồng ngực được giãn ra, khiến áp lực tồn tại trong lồng ngực giảm giúp quá trình hít không khí vào cơ thể diễn ra dễ dàng. Ngược lại, khi thở ra, bộ phận này dịch chuyển lên trên, góp phần đẩy không khí bên trong ra khỏi phổi.

Cơ hoành bị co thắt có nguy hiểm không?

Cơ hoành bị co thắt có nguy hiểm không?

Khi các bạn cảm thấy hơi khó chịu, đau tức ở vị trí xung quanh cơ hoành sẽ được chẩn đoán bị co thắt. Đồng thời, khi giải phẫu, bề mặt của bộ phận này thường có diện tích khoảng 250cm2. Ở thời điểm cơ hoành dịch chuyển xuống dưới khoảng 1cm, thì lượng khí lưu trong phổi sẽ tăng lên khoảng 250ml. Nếu dịch chuyển quá sâu, tầm 7 - 8 cm thì lượng khí lúc này có thể lên đến 2.000ml. Chính vì thế, sự tổn thương ở bộ phận này có ảnh hưởng rất nhiều lượng khí lưu ở phổi và thường gặp nhất là suy hô hấp.

2. Nguyên nhân gây ra tình trạng này

Cơ hoành bị co thắt là một căn bệnh khá phổ biến và để lại nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân. Tuy nhiên, một số bạn đọc vẫn chưa hiểu rõ về mức độ nguy hiểm và nguyên nhân gây ra căn bệnh này. Thực tế, mọi người có thể mắc bệnh vì nhiều nguyên căn khác nhau liên quan đến một vài bệnh lý. Cụ thể như:

2.1. Thương tích

Những hoạt động mạnh hoặc thủ thuật có thể tác động đến bộ phận này và gây tổn thương. Trong trường hợp này, bệnh nhân có thể cảm nhận những cơn đau một cách liên tục hoặc ngắt quãng. Bệnh cạnh đó, những chấn thương mạnh thường khiến cơ hoành bị rách và tình trạng này thường được chẩn đoán là bị vỡ.

Những người làm việc nặng nhọc thường dễ mắc bệnh

Những người làm việc nặng nhọc thường dễ mắc bệnh

Để xác định chính xác bệnh, người bệnh có thể được chỉ định soi lồng ngực hoặc tiến hành chụp cắt lớp vi tính. Triệu chứng phổ biến ở bệnh nhân là khó thở, đau vai, tức ngực, đau bụng, tim đập mạnh và nhanh, thường xuyên cảm thấy buồn nôn, ói, ho. Khi nhận thấy cơ thể có những biểu hiện như trên, các bạn nên đến bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán bệnh.

2.2. Bệnh về cơ xương

Một số trường hợp bệnh nhân mắc phải chấn thương khiến mọi cử động như vặn người, ho, tác động đến cơ thể. Điển hình như cơ liên sườn bị đau và cảm giác tương tự như đau ở vị trí cơ hoành. Để giảm bớt triệu chứng đau khi xương sườn bị gãy, bạn có thể thực hiện một số giải pháp như:

  • Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi.

  • Hạn chế hoạt động mạnh.

  • Chườm vị trí bị đau bằng đá lạnh.

  • Hít thở nhẹ nhàng, tham khảo thêm 1 số bài tập thở.

  • Dùng thuốc có tác dụng giảm đau, lưu ý: phải hỏi bác sĩ trước khi dùng.

  • Trường hợp nặng, có thể tiêm gây tê ở vị trí xung quanh các dây thần kinh nằm gần xương sườn.

2.3. Hoạt động cường độ cao

Khi hoạt động mạnh, nhất là những người làm việc nặng nhọc, thường cố gắng hít thở sẽ làm cho cơ hoành bị co thắt. Người bệnh sẽ nhận thấy triệu chứng đau tức dữ dội xuất hiện trên cơ thể. Sự vận động quá sức khiến quá trình hô hấp diễn ra khó khăn và nhiều bệnh nhân cảm thấy khó chịu hoặc dường như không thể hít thở được.

Hoạt động liên tục làm tăng khả năng mắc bệnh

Hoạt động liên tục làm tăng khả năng mắc bệnh

Nếu người bệnh vẫn tiếp tục hoạt động mạnh thì mức độ của các triệu chứng có thể tăng lên rõ rệt. Trường hợp bệnh nhân bị đau khi luyện tập thể dục, thể thao thì nên tạm ngừng và dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi để qua cơn co thắt. Để giảm nguy cơ mắc phải những triệu chứng này trong khi vận động, các bạn nên tập thói quen khởi động trước khi hoạt động mạnh.

2.4. Thoát vị cơ hoành

Tình trạng này thường xuất hiện khi dạ dày bị đẩy ngược lên ngực nhờ những lỗ hở ở phần đáy của cơ hoành. Những lỗ hở này còn gọi là lỗ tâm vị, có chức năng nối với dạ dày. Căn bệnh này không quá nghiêm trọng nếu mức độ tiến triển của bệnh còn nhẹ, có thể kiểm soát được. Một số bệnh nhân bị thoát vị nhưng không thể phát hiện bệnh do cơ thể hoàn toàn không có bất kỳ triệu chứng nào.

Ở những người bị bệnh nặng, thường xuất hiện một số dấu hiệu như:

  • Dạ dày thực quản bị trào ngược.

  • Khi đi đại tiện thường ra phân màu đen hoặc có dính máu.

  • Thường xuyên đau bụng và tức ngực.

Vùng bụng thường bị đau kèm theo tức ngực

Vùng bụng thường bị đau kèm theo tức ngực

  • Có triệu chứng ợ nóng hoặc thức ăn bị trào ngược.

  • Cảm thấy buồn nôn hoặc ói.

  • Có thể nấc cụt.

2.5. Viêm màng phổi

Những bệnh nhân bị viêm màng phổi thường có triệu chứng co thắt cơ hoành. Vậy viêm màng phổi là bệnh gì? Thực tế, đó là tình trạng màng phổi hoặc những lớp mô phủ xung quanh phổi bên trong khoang ngực bị viêm. Ở trường hợp này, bệnh nhân có thể bị đau tức ở vùng ngực dữ dội kèm theo triệu chứng khó thở. Đồng thời, người bệnh cũng xuất hiện một số triệu chứng khác như ho, sốt, đau ở vai và sau lưng.

2.6. Viêm phế quản

Với bệnh này, bệnh nhân có thể bị viêm phế quản thể cấp tính hoặc mạn tính. Một số triệu chứng thường gặp ở người bệnh là ho, ớn lạnh, sốt, khó thở và thường có đờm (có màu, hơi đặc). Ở thể cấp tính, bệnh thường tiến triển từ triệu chứng cảm lạnh và sẽ tự hết sau vài ngày. Ngược lại, ở thể mạn tính, mức độ ảnh hưởng của các triệu chứng thường nghiêm trọng hơn và cần được theo dõi ở cơ quan y tế.

Bệnh nhân bị viêm phế quản thường dễ bị co thắt

Bệnh nhân bị viêm phế quản thường dễ bị co thắt

2.7. Viêm phổi

Đây là căn bệnh phát sinh do vi khuẩn tấn công gây viêm ở phế nang trong phổi. Bệnh nhân thường khởi phát với những triệu chứng như tức ngực, sốt cao, khó thở, khi ho thường kèm theo đờm hoặc có mủ. Tình trạng viêm phổi ở mức độ nặng có thể đe dọa đến tính mạng bệnh nhân, nhất là ở người lớn tuổi, trẻ em hoặc người có sức khỏe yếu.

Các nguyên nhân gây bệnh co thắt cơ hoành khá đa dạng và phức tạp. Do đó, mọi người nên tìm những biện pháp phòng ngừa để hạn chế khả năng mắc bệnh. Đối với trẻ em, phụ huynh cần quan tâm và theo dõi các triệu chứng cơ thể của con em để dễ dàng phát hiện bệnh kịp thời. Ở những người đã mắc bệnh, tốt nhất nên điều trị bệnh sớm theo chỉ dẫn của bác sĩ để kiểm soát mức độ tiến triển của bệnh. Đồng thời, hạn chế khả năng bệnh tiến triển nặng dẫn đến các biến chứng ảnh hưởng nhiều đến hô hấp.

Với những kiến thức bổ ích được chia sẻ ở bài viết này, chúng tôi luôn muốn nhắn nhủ đến các bạn rằng sức khỏe là điều quan trọng nhất đối với mỗi chúng ta. Mặc dù, cơ hoành không đảm nhận nhiệm vụ huyết mạch của cơ thể nhưng sự tổn thương của bộ phận này cũng khiến cho khả năng hô hấp bị suy giảm.

Từ khóa » Cơ Hoành Vùng Bụng