Cẩm Nang Những điều Bạn Cần Biết Về Tình Trạng Trẻ Bị Nhiễm HIV
Có thể bạn quan tâm
Không phải ngẫu nhiên mà người ta ví HIV/AIDS như là một căn bệnh nguy hiểm – bệnh thế kỷ. Có những đứa trẻ vừa sinh ra đã mang trong mình căn bệnh tưởng chừng như “không có thuốc chữa” này. Liệu những đứa trẻ bị nhiễm HIV còn có hy vọng nào không?
Những đứa trẻ bị nhiễm HIV, thường phải lớn lên dưới cái nhìn dị nghị, xa lánh và gặp rất nhiều trở ngại trong cuộc sống.
Hưởng ứng Ngày Thế giới phòng chống AIDS, Hello Bacsi gửi đến bạn đọc cái nhìn tổng quan nhất về bệnh HIV ở trẻ em, cũng như hướng điều trị và cách phòng ngừa. Điều này giúp chúng ta nhận thức tốt hơn về vấn đề phòng chống HIV/AIDS cho trẻ em.
Cần phân biệt rõ trẻ bị nhiễm HIV và như thế nào là bệnh AIDS?
HIV là viết tắt của Human Immunodeficiency Virus, một loại siêu vi trùng gây suy giảm miễn dịch ở người, sau dần bùng phát thành bệnh dịch toàn cầu vào đầu năm 1980. Ban đầu, virus này được cho là lây truyền từ loài tinh tinh sang người. Ở Việt Nam, Bệnh viện Nhi Đồng 1 là đơn vị phát hiện và điều trị ca trẻ em bị nhiễm HIV đầu tiên vào năm 1997.
Có rất nhiều người nhầm lẫn giữa HIV và AIDS, tuy nhiên về bản chất thì lại hoàn toàn có sự khác biệt. Khi siêu vi trùng HIV xâm nhậm vào cơ thể, trường hợp này gọi là nhiễm HIV. Lúc này, virus tấn công tế bào CD4 – một loại tế bào miễn dịch của cơ thể. Những tế bào CD4 được virus sử dụng để nhân lên, từ đó khiến cho các tế bào miễn dịch suy giảm đi. Quá trình này có thể diễn ra trong vài năm và trong thời gian này trẻ không có biểu hiện triệu chứng ra ngoài.
Sau cùng, khi lượng các tế bào CD4 bị phá hủy đã đủ, cơ thể đã mất khả năng tự vệ khiến cho trẻ có thể mắc những bệnh cơ hội hơn. Thậm chí, ngay cả một cơn cảm lạnh thông thường cũng đã đủ gây chết người đối với những người nhiễm HIV. Khi người nhiễm HIV đã tiến triển đến giai đoạn cuối cùng này thì người ta gọi là bệnh AIDS.
Đâu là nguyên nhân khiến trẻ bị nhiễm HIV?
Dưới đây là một số con đường chủ yếu mà HIV có thể được truyền sang trẻ em bao gồm:
1. Từ mẹ truyền sang con
Đây được xem là nguyên nhân chính chiếm phần lớn trong các trường hợp nhiễm HIV ở trẻ em. Người mẹ bị nhiễm HIV khi mang thai thì nguy cơ rất cao trẻ sinh ra cũng bị mắc loại vi trùng này. Virus thông thường được truyền sang nhau thai, một số trường hợp sau khi sinh, nồng độ virus trong máu mẹ cao thì mầm bệnh cũng có nguy cơ được truyền sang con qua đường sữa mẹ.
Giai đoạn trong khi sinh, đứa trẻ tiếp xúc với dịch âm đạo khi đi qua đường sinh dục của mẹ để ra ngoài hoặc do sự trao đổi giữa máu mẹ và máu thai nhi khi chuyển dạ. Theo thống kê, có khoảng 50 – 60% trẻ bị nhiễm HIV trong giai đoạn này.
Với trường hợp sinh đôi, sinh ba… từ các bà mẹ bị nhiễm HIV cho thấy, đứa trẻ sinh ra trước thường có nguy cơ nhiễm HIV cao hơn đứa sinh sau (do trẻ ra trước tiếp xúc với dịch âm đạo có chứa HIV nhiều hơn).
2. Qua đường truyền máu
Nếu một đứa trẻ phải phẫu thuật và cần truyền máu, con có nguy cơ được truyền máu nhiễm HIV. Dù rằng hầu hết các bệnh viện đều tuân thủ nghiêm ngặt quy trình lấy máu và truyền máu nhưng sơ xuất trong khâu kiểm tra người hiến máu cũng có thể dẫn đến việc lây nhiễm bệnh.
3. Đường dùng thuốc
Trẻ em tiếp cận nhiều với thuốc tiêm sẽ có nguy cơ nhiễm HIV cao hơn. Những sơ xuất như việc dùng chung kim tiêm sẽ khiến trẻ bị nhiễm HIV, mặc dù đây là trường hợp hy hữu hiếm khi xảy ra.
Triệu chứng của HIV ở trẻ em
Bệnh nhi nhiễm HIV thường có biểu hiện đa dạng, tùy thuộc vào nhóm tuổi. Do vậy, để dễ nắm bắt, Hello Bacsi đã phân thành hai đối tượng là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới đây:
1. Đối với trẻ sơ sinh
Khi nhiễm HIV, mỗi trẻ sơ sinh có thể biểu hiện các triệu chứng khác nhau hoặc tất cả những biểu hiện dưới đây:
- Sưng hạch bạch huyết
- Bụng có kích thước bất thường do sưng các cơ quan nội tạng
- Xuất hiện các mảng trắng trên má và lưỡi (là dấu hiệu của nhiễm nấm)
- Trẻ có các cơn tiêu chảy ngẫu nhiên
- Bệnh lý ở phổi như: viêm phổi, viêm phế quản, lao phổi, cảm cúm kéo dài…
2. Đối với trẻ nhỏ
Các triệu chứng cũng tương tự như trẻ sơ sinh nhưng kèm theo những biểu hiện khác như:
- Sự phát triển của các bệnh trong các cơ quan nội tạng như gan và thận
- Nhiễm trùng (không liên tục) ở tai và mũi
- Sốt dai dẳng kéo dài hơn bốn tuần
- Bệnh về da: viêm nang lông, ban sẩn ngứa, chàm…
- Trẻ sụt cân, chậm lớn (chậm đạt các mốc phát triển cơ bản), suy dinh dưỡng…
Phương pháp để chẩn đoán trẻ bị nhiễm HIV
Chính vì HIV có thể truyền từ mẹ sang con nên các xét nghiệm HIV cho tất cả phụ nữ mang thai là rất cần thiết. Ở một số quốc gia, xét nghiệm này là bắt buộc nhưng ở một số nước thì thai phụ có quyền tự chọn. Trường hợp những phụ nữ mang thai có kết quả dương tính với HIV sẽ được theo dõi kỹ lưỡng hơn.
1. Với trẻ mới sinh
Các xét nghiệm tiêu chuẩn được thực hiện trên người lớn không hoạt động trên trẻ sơ sinh. Điều này là do các kháng thể HIV thụ động có thể đã được truyền qua dòng máu mẹ.
Vì vậy, với đối tượng này cần phải thực hiện xét nghiệm PCR để phát hiện axit nucleic của HIV (ARN/ADN) nhằm khẳng định nhiễm HIV ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 18 tháng tuổi. Thời điểm tiến hành rơi vào lúc trẻ được 4 – 6 tuần tuổi.
2. Trẻ lớn hơn
Trẻ em lớn hơn có thể được kiểm tra bằng các phương pháp thử ở người lớn. Cụ thể là xét nghiệm ELISA để kiểm tra sự có mặt của kháng thể HIV.
Một thử nghiệm Western Blot sẽ được thực hiện tiếp theo để khẳng định lại kết quả và tránh trường hợp dương tính giả. Các xét nghiệm HIV nhanh được thực hiện cho các chương trình phát hiện HIV hàng loạt cũng rất đáng tin cậy. Tuy nhiên, kết quả thu được cũng cần được theo dõi lại với xét nghiệm Western Blot.
Hướng điều trị HIV cho trẻ em
Việc điều trị tập trung vào ngăn chặn sự lây lan của virus bằng cách sử dụng các thuốc kháng virus hay ART. Loại thuốc này ngăn chặn sự nhân lên của HIV, đồng thời giữ lượng tế bào CD4 trong cơ thể ở mức ổn định.
Dù rằng thuốc không loại bỏ được hoàn toàn virus nhưng chúng góp phần làm chậm đáng kể sự tiến triển của bệnh. Thuốc ART thường dùng kết hợp hơn hai loại để tránh tình trạng kháng thuốc xảy ra. Tùy theo tình trạng của mỗi cá nhân mà các bác sĩ sẽ đề ra phương án điều trị và chỉ định dùng thuốc riêng biệt.
Sẽ thế nào khi trẻ lớn lên cùng “căn bệnh thế kỷ’?
Trẻ nhỏ bình thường đã rất dễ bị tổn thuơng và trẻ lớn lên cùng với căn bệnh HIV/AIDS thì thực sự không phải điều dễ dàng.
- Nguy cơ mắc các bệnh cơ hội: Trẻ cần được bảo vệ và sống trong một môi trường an toàn để tránh nguy cơ mắc phải những căn bệnh tiềm ẩn. Hơn nữa, trẻ dưới 4 tuổi thường có nguy cơ tử vong cao do các biến chứng phức tạp của bệnh HIV/AIDS.
- Vấn đề về học tập: Một nghiên cứu được thực hiện cho thấy hầu hết trẻ em nhiễm HIV vẫn sống đủ lâu để đến trường và hầu như các bé không gặp khó khăn khi tham gia các lớp học bình thường.
- Căng thẳng cảm xúc: Có nhiều trường hợp cha mẹ không muốn nói với con cái về tình trạng của chúng. Tuy nhiên, sau một độ tuổi nhất định, trẻ sẽ nhận thấy bản thân mình có vấn đề sức khỏe. Nhiều trẻ thường tỏ ra lo lắng hoặc trầm cảm và trẻ vị thành niên lại có phản ứng mạnh hơn như bộc lộ sự tức giận.
Những vấn đề tế nhị xoay quanh cuộc sống trẻ nhiễm HIV
Xã hội Việt Nam vẫn còn những định kiến về người mắc bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là HIV/AIDS. Chính vì vậy, là phụ huynh, bạn nên cân nhắc hơn về lựa chọn sẽ nói với ai về tình trạng của con mình. Lời khuyên là nên giới hạn trong phạm vi các thành viên trong nhà, bác sĩ và nha sĩ là đủ.
Bạn cần nhận thức rõ một điều rằng, những hành động như nói chuyện, ngồi cạnh, ăn uống chung hay những hành động thể hiện cảm xúc như ôm, nắm tay… không làm lây lan HIV sang người khác. Tuy vậy, bạn nên thiết lập một số nguyên tắc để giữ an toàn cho chính con bạn và những người xung quanh:
- Không để con dùng chung bàn chải với các thành viên trong gia đình cũng như bạn học
- Hướng dẫn con cách xử lý vết thương nếu chúng bị thương và xử lý băng bó vết thương đúng cách
- Giáo dục trẻ về những rủi ro và biện pháp an toàn trong khi quan hệ tình dục (đối với trẻ đã bước vào giai đoạn dậy thì)…
Phòng ngừa nhiễm HIV cho trẻ như thế nào?
Hầu hết các trường hợp trẻ nhiễm HIV là lây truyền từ người mẹ. Do đó, các phương pháp phòng ngừa sẽ được tập trung hoàn toàn vào vấn đề này:
- Tránh cho con bú và nuôi con bằng sữa mẹ vì virus có thể bị lây nhiễm qua đường sữa mẹ
- Phụ nữ mang thai nhiễm HIV nên được bắt đầu điều trị ARV ngay lập tức vì nó làm giảm nguy cơ lây truyền xuống dưới 2%
- Một số ca sinh được thực hiện bằng phương pháp sinh mổ để ngăn chặn sự lây truyền của virus.
Thực tế là vấn đề trẻ bị nhiễm HIV không thể hoàn toàn tránh khỏi. Tuy nhiên, bằng nỗ lực nâng cao hiểu biết của cộng đồng về việc phòng chống căn bệnh này mà tỷ lệ trẻ mắc bệnh ngày nay đã được giảm đi đáng kể.
Minh Phú/HELLO BACSI
[embed-health-tool-vaccination-tool]
Từ khóa » Hiv Có Dễ Lây Cho Trẻ Em Không
-
Các đường Lây Nhiễm HIV ở Trẻ Em Và Diễn Biến Của HIV ở Trẻ | Vinmec
-
Bệnh HIV Có Dễ Lây Không? | Vinmec
-
Trẻ Em Nhiễm HIV - Những Vấn đề Cha Mẹ Cần Lưu ý
-
Trẻ Cắn Nhau Không Làm Lây HIV - Tuổi Trẻ Online
-
Nhiễm Virus Gây Suy Giảm Miễn Dịch ở Người (HIV) ở Trẻ Nhũ Nhi Và ...
-
HIV ở Trẻ Em - Cách Chống Lây Nhiễm HIV Từ Mẹ Sang Con
-
Nguy Cơ Lây Nhiễm HIV Trong độ Tuổi Vị Thành Niên
-
Có Nên để Trẻ Nhiễm HIV Học ở Trường Mẫu Giáo Bình Thường?
-
Các Giai đoạn Lây Truyền HIV Từ Mẹ Sang Con - HCDC
-
Số Trẻ Em Nhiễm HIV độ Tuổi 15-16 Ngày Càng Gia Tăng
-
Phòng, Chống Lây Truyền HIV/AIDS Từ Mẹ Sang Con
-
Lây Truyền HIV Từ Mẹ Sang Con - Bệnh Viện Phụ Sản Hà Nội
-
GIẢI PHÁP QUAN TRỌNG GIẢM TỶ LỆ TRẺ SINH RA BỊ LÂY ...
-
Giải đáp Tất Tần Tật Những Vấn đề Liên Quan đến HIV/AIDS