Lây Truyền HIV Từ Mẹ Sang Con - Bệnh Viện Phụ Sản Hà Nội
Có thể bạn quan tâm
Lây truyền HIV từ mẹ sang con là một trong ba con đường chính làm lây truyền HIV/AIDS, với nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con là 25-40%. Tuy nhiên, nếu bà mẹ được chẩn đoán sớm và điều trị hiệu quả thì tỉ lệ lây truyền từ mẹ sang con chỉ còn 2-6%, thậm chí là 0%.
Lây truyền HIV từ mẹ sang con là một trong ba con đường chính làm lây truyền HIV/AIDS, với nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con là 25-40%. Tuy nhiên, nếu bà mẹ được chẩn đoán sớm và điều trị hiệu quả thì tỉ lệ lây truyền từ mẹ sang con chỉ còn 2-6%, thậm chí là 0%. Do vậy, dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con là một trong những giải pháp quan trọng góp phần giảm đáng kể tỷ lệ trẻ sinh ra bị lây nhiễm HIV từ mẹ.
Quá trình lây truyền HIV từ mẹ sang con xảy ra theo 3 con đường sau:
Trong thời kỳ mang thai
Virus HIV từ máu của mẹ nhiễm HIV qua nhau thai để vào cơ thể thai nhi. Sự lây truyền HIV trong thời kỳ mang thai có thể xảy ra sớm ngay khi thai nhi mới được 8 tuần tuổi và có thể kéo dài trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên người ta nhận thấy tỷ lệ lây truyền HIV qua nhau thai tương đối cao vào thời kỳ tuổi thai được trên 18 tuần. Khoảng 20-30% số trẻ em bị lây truyền HIV từ mẹ được cho là lây truyền qua bánh nhau.
Trong khi sinh
Sự lây truyền HIV từ mẹ sang con có thể xảy ra muộn quanh thời kỳ chuyển dạ. Nguyên nhân khi đứa trẻ “đi qua” đường sinh dục của mẹ để ra ngoài đã tiếp xúc trực tiếp với dịch âm đạo (nuốt nước ối, virus trong máu và dịch âm đạo của mẹ có chứa HIV) hoặc do sự trao đổi máu mẹ - thai nhi khi chuyển dạ (ở giai đoạn này các cơn co tử cung của mẹ có thể “bơm mạnh” máu mẹ chứa HIV vào tuần hoàn của thai nhi làm cho trẻ dễ bị nhiễm HIV từ mẹ).
Có khoảng 50- 60% số trẻ em bị lây truyền HIV trong giai đoạn này. Tuy nhiên nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con trong khi sinh sẽ tăng lên trong trường hợp đẻ khó, chuyển dạ kéo dài, phần mềm của người mẹ bị dập nát, thai bị xây xước, sang chấn...
Thời gian từ khi vỡ ối đến khi sinh càng dài thì nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con càng cao, nhất là khi thời gian này trên 4 giờ. Các nghiên cứu cho thấy, cứ mỗi giờ sau khi vỡ ối, nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con tăng thêm 2%. Cũng vì lý do này mà một số chuyên gia cho rằng, việc rửa âm đạo khi chuyển dạ bằng các chất diệt virut vừa không gây nguy hại cho mẹ và thai nhi vừa làm giảm nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con khi sinh.
Khi cho con bú
Cho dù nồng độ virus HIV không cao trong sữa mẹ, nhưng vẫn gây nguy cơ lây nhiễm cho trẻ khi trẻ bú sữa mẹ nhiễm HIV.
Khi trẻ bú mẹ, HIV từ sữa mẹ có thể xâm nhập qua niêm mạc miệng, lưỡi, lợi của đứa trẻ và lây nhiễm cho trẻ này, nhất là trong trường hợp trẻ có các viêm nhiễm trong khoang miệng. Hoặc trong trường hợp vú mẹ có viêm nhiễm, có vết nứt hay khi trẻ mọc răng cắn gây chảy máu thì HIV còn có thể theo máu vào miệng trẻ, xâm nhập qua niêm mạc trong khoang miệng và gây nhiễm HIV cho trẻ. Khoảng 20-30% số trẻ em bị nhiễm HIV từ mẹ được cho là bị lây qua bú sữa mẹ, tùy thuộc vào thời gian và cách nuôi con bằng sữa mẹ.
Như vậy một bà mẹ bị nhiễm HIV mang thai có thể làm lây truyền HIV từ mẹ sang con, nhưng không phải tất cả các bà mẹ nhiễm HIV mang thai khi sinh con thì con của họ đều bị nhiễm HIV. Chỉ có 1/3 trẻ sinh ra từ bà mẹ nhiễm HIV sẽ thực sự bị nhiễm HIV. Nếu 100 trẻ sinh ra từ bà mẹ nhiễm HIV không được chăm sóc điều trị thích hợp, không được dùng thuốc kháng HIV để phòng HIV lây truyền từ mẹ sang con thì trung bình có 30-35 trẻ sinh ra bị lây nhiễm HIV từ mẹ. Trong khi đó nếu được phát hiện sớm và điều trị thích hợp, tỷ lệ này giảm xuống còn dưới 5% (100 trẻ sinh ra có thể chỉ có 3-5 trẻ nhiễm HIV từ mẹ hoặc thậm chí còn ít hơn nữa).
Ở nước ta ước tính trung bình mỗi năm có từ 1,5-2 triệu phụ nữ mang thai, với tỷ lệ nhiễm HIV khoảng 0,25-0,3% trong nhóm này thì mỗi năm có khoảng từ 4.000-6.000 bà mẹ mang thai nhiễm HIV. Nếu không được can thiệp mỗi năm sẽ có 1.500-3.000 trẻ bị nhiễm HIV ra đời. Nếu được chăm sóc và điều trị dự phòng thích hợp, tỷ lệ này sẽ giảm xuống 5%( 2%), nghĩa là chỉ còn 150-200 cháu bị nhiễm HIV từ mẹ. Hàng ngàn cháu sẽ được cứu thoát khỏi HIV. Đây là con số hết sức có ý nghĩa về nhiều mặt.
Vì vậy, phụ nữ mang thai biết mình bị nhiễm HIV hoặc phụ nữ nhiễm HIV muốn mang thai và muốn sinh con đều cần được tư vấn và cần tuân thủ tốt việc dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Phụ nữ mang thai nhiễm HIV cần đến ngay các cơ sở y tế đăng ký càng sớm càng tốt để được điều trị dự phòng kịp thời. Nếu điều trị muộn hơn kết quả sẽ bị hạn chế.
(Theo cục PC HIV/AIDS)
Thu Linh - Tổ truyền thông
Từ khóa » Hiv Có Dễ Lây Cho Trẻ Em Không
-
Các đường Lây Nhiễm HIV ở Trẻ Em Và Diễn Biến Của HIV ở Trẻ | Vinmec
-
Bệnh HIV Có Dễ Lây Không? | Vinmec
-
Trẻ Em Nhiễm HIV - Những Vấn đề Cha Mẹ Cần Lưu ý
-
Trẻ Cắn Nhau Không Làm Lây HIV - Tuổi Trẻ Online
-
Nhiễm Virus Gây Suy Giảm Miễn Dịch ở Người (HIV) ở Trẻ Nhũ Nhi Và ...
-
HIV ở Trẻ Em - Cách Chống Lây Nhiễm HIV Từ Mẹ Sang Con
-
Nguy Cơ Lây Nhiễm HIV Trong độ Tuổi Vị Thành Niên
-
Có Nên để Trẻ Nhiễm HIV Học ở Trường Mẫu Giáo Bình Thường?
-
Các Giai đoạn Lây Truyền HIV Từ Mẹ Sang Con - HCDC
-
Số Trẻ Em Nhiễm HIV độ Tuổi 15-16 Ngày Càng Gia Tăng
-
Phòng, Chống Lây Truyền HIV/AIDS Từ Mẹ Sang Con
-
Cẩm Nang Những điều Bạn Cần Biết Về Tình Trạng Trẻ Bị Nhiễm HIV
-
GIẢI PHÁP QUAN TRỌNG GIẢM TỶ LỆ TRẺ SINH RA BỊ LÂY ...
-
Giải đáp Tất Tần Tật Những Vấn đề Liên Quan đến HIV/AIDS