Căn Cứ Xác Lập Quyền Sở Hữu Là Gì? - Luật Hoàng Anh
Có thể bạn quan tâm
Quyền sở hữu là một quan hệ pháp luật dân sự về sở hữu tài sản. Cũng như các quan hệ dân sự khác, quyền sở hữu chỉ phát sinh khi có căn cứ theo quy định của pháp luật. Vậy căn cứ xác lập quyền sở hữu là gì? Bài viết này sẽ làm rõ vấn đề theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015.
1.Căn cứ pháp lý
Quyền sở hữu là quyền của chủ sở hữu đối với tài sản bao gồm: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt. Căn cứ xác lập quyền sở hữu là những sự kiện pháp lý được pháp luật công nhận, làm phát sinh quyền sở hữu của một hoặc nhiều chủ thể nhất định. Căn cứ xác lập quyền sở hữu đối với tài sản được quy định tại Điều 221 Bộ luật dân sự năm 2015 bao gồm 8 trường hợp, cụ thể:
“Điều 221. Căn cứ xác lập quyền sở hữu Quyền sở hữu được xác lập đối với tài sản trong trường hợp sau đây: 1. Do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, do hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ. 2. Được chuyển quyền sở hữu theo thỏa thuận hoặc theo bản án, quyết định của Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác. 3. Thu hoa lợi, lợi tức. 4. Tạo thành tài sản mới do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến. 5. Được thừa kế. 6. Chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu; tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy; tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên; gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên. 7. Chiếm hữu, được lợi về tài sản theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này. 8. Trường hợp khác do luật quy định”.
2.Các trường hợp xác lập quyền sở hữu
2.1.Do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, do hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ.
Tài sản được tại ra là kết quả của hoạt động lao động, sản xuất của cong người, đó là nguồn gốc phát sinh ra của cải, vật chất trong xã hội. Các chủ thể bỏ sức lao động để tạo ra của cải, vật chất thì có quyền sở hữu tài sản đó và được pháp luật công nhận bảo hộ. Tài sản được tạo ra có thể là sản phẩm của lao động như tiền lương hàng tháng, tiền công,…; có thể là của hoạt động đầu tư, kinh doanh như lợi nhuận từ việc bán hàng, lợi nhuận từ việc đầu tư chứng khoán,…; có thể là của hoạt động sáng tạo như các tác phẩm văn học, điện ảnh,..
2.2.Được chuyển quyền sở hữu theo thỏa thuận hoặc theo bản án, quyết định của Tòa án, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác.
Thỏa thuận có thể là được xác lập dưới hình thức là một hợp đồng có sự thống nhất về ý chí của các bên, làm căn cứ phát sinh dịch chuyển quyền sở hữu từ chủ thể này sang chủ thể khác. Các hợp đồng được xác lập, thực hiện phải đúng theo quy định của pháp luật, thì việc chuyển giao quyền sở hữu tài sản mới được pháp luật công nhận. Các hợp đồng có thể là hợp đồng mua, bán tài sản; hợp đồng cho vay tài sản;…Khi các bên có tranh chấp về quyền sở hữu đối với một tài sản nhất định, thì Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền sẽ quyết định quyền sở hữu đối với tài sản của các chủ sở hữu. Đó có thể là các tranh chấp trong chia tài sản chung, tranh chấp trong chia thừa kế, mua bán tài sản,…Ví dụ: A và B lý hôn có yêu cầu Tòa án chia tài sản chung của hai vợ chồng, vậy tài sản chung sau khi chia theo quyết định của Tòa án làm phát sinh quyền sở hữu riêng của mỗi người đối với phần tài sản được chia.
2.3.Thu hoa lợi, lợi tức.
Theo đó hoa lợi là sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại, lợi tức là khoản lợi thu được từ việc khai thác tài sản. Quyền sở hữu không chỉ được xác lập đối với tài sản mà còn được xác lập đối với cả hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản đó. Chủ sở hữu có quyền khai thác tài sản thuộc sở hữu của mình và thu lợi từ tài sản đó, quyền sở hữu phát sinh khi hoa lợi, lợi tức được tạo ra. Ví dụ: A có căn hộ cho thuê, tiền thuê thu được hàng tháng chính là lợi tức thu được từ việc khai thác công dụng của căn hộ, A có quyền sở hữu khoản tiền đó.
2.4.Tạo thành sản phẩm mới do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến.
Sáp nhập, trộn lẫn là việc hợp nhất tài sản của các chủ sở hữu khác nhau tạo thành tài sản mới thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu, đó là căn cứ để xác lập quyền sở hữu chung của các chủ sở hữu. Việc sáp nhập, trộn lẫn tài sản làm chấm dứt quyền sở hữu riêng của các chủ sở hữu. Ví dụ: A và B kết hôn và quyết định hợp nhất toàn bộ tài sản riêng mà cả hai có trước thời kỳ hôn nhân vào khối tài sản chung của vợ chồng, khi đó quyền sở hữu riêng của A và B đối với tài sản thuộc sở hữu riêng của mình chấm dứt, làm phát sinh quyền sở hữu chung đối với tài sản chung đã được hợp nhất từ tài sản riêng. Chế biến là việc tài sản mới được tạo ra từ nhiều nguyên liệu khác. Quyền sở hữu phát sinh từ thời điểm tài sản sản mới được tạo ra. Ví dụ: nhà được tạo nên bởi các nguyên vật liệu là gạch, cát, sắt, thép,…sau khi nhà được xây dựng xong thì quyền sở hữu của chủ sở hữu đối với căn nhà được xác lập.
2.5.Được thừa kế.
Thông qua việc nhận thừa kế theo quy định của pháp luật, thì quyền sở hữu của một chủ thể được xác lập đối với tài sản được thừa kế đó.
2.6. Chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu; tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy; tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên; gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên.
Quyền sở hữu được xác lập thông qua các sự kiện trên, tuy nhiên tùy vào từng trường hợp nhất định và loại tài sản mà pháp luật có quy định về thời hạn chiếm hữu nhất định, để chủ thể chiếm hữu trở thành chủ sở hữu hợp pháp của tài sản. Ví dụ: đối với tài sản bị đánh rơi, bỏ quên người phát hiện phải thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã để tìm chủ sở hữu, sau 01 năm mà không tìm được chủ sở hữu thì: đối với tài sản nhỏ hơn hoặc bằng 10 phần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì người phát hiện sẽ xác lập quyền sở hữu đối với tài sản đó; nhưng nếu tài sản có giá trị lớn hơn thì sẽ được chia cho người phát hiện theo quy định và phần còn lại thuộc về Nhà nước.
2.7.Chiếm hữu, được lợi về tài sản.
Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp có quy định khác.
2.8.Các trường hợp khác do pháp luật quy định.
Trên đây là quy định của pháp luật về căn cứ xác lập quyền sở hữu. Căn cứ xác lập quyền sở hữu là cơ sở làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với tài sản.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết hỏi đáp Luật Dân sự
Luật Hoàng Anh
Từ khóa » Ví Dụ Về Quyền Sở Hữu Của Luật Dân Sự
-
Quyền Sở Hữu Là Gì? Quy định Của Bộ Luật Dân Sự Về Quyền Sở Hữu?
-
Quyền Sở Hữu Và Các Phương Thức Dân Sự Bảo Vệ Quyền Sở Hữu
-
Phân Tích Quyền Sở Hữu Và Quyền Khác đối Với Tài Sản ? Sự Giống Và ...
-
Quyền Sở Hữu Tài Sản Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Quyền Sở Hữu Tài Sản: Quyền Chiếm Hữu, Sử Dụng Và định đoạt
-
Vật Quyền Trong Pháp Luật Dân Sự Việt Nam - Tạp Chí Tòa án
-
Chế định Tài Sản Và Quyền Sở Hữu Trong Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
-
Quyền Sở Hữu Và Căn Cứ Xác Lập Quyền
-
[DOC] Chuyên đề 1 - Phổ Biến Giáo Dục Pháp Luật
-
Chế định Tài Sản Và Quyền Sở Hữu Trong Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
-
Xác Lập Quyền Sở Hữu đối Với Vật Vô Chủ, Vật Không Xác định Chủ Sở ...
-
Chiếm Hữu Ngay Tình Theo Quy định Pháp Luật - AZLAW
-
Chủ Thể Của Quan Hệ Sở Hữu Là Ai? Theo Quy định Của Pháp Luật Dân ...
-
[PDF] Bộ đề Câu Hỏi Thi Vấn đáp Dân Sự 1 (phần Câu Hỏi Lý Thuyết) - Sinh Viên