Chiếm Hữu Ngay Tình Theo Quy định Pháp Luật - AZLAW
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- 1 Chiếm hữu ngay tình là gì?
- 2 Chiếm hữu không ngay tình là gì?
- 3 Xác lập quyền sở hữu do chiếm hữu mà không có căn cứ pháp luật
- 4 So sánh chiếm hữu ngay tình và chiếm hữu không ngay tình
Theo quy định của bộ luật dân sự 2015 có quy định về chiếm hữu ngay tình, vậy chiếm hữu ngay tình là gì? Trường hợp nào được xem là chiếm hữu ngay tình. Chiếm hữu ngay tình khác biệt như thế nào với chiếm hữu không ngay tình?
Chiếm hữu ngay tình là gì?
Trong bộ luật dân sự 2015 có quy định về khái niệm chiếm hữu ngay tình tại điều 180 như sau:
Điều 180. Chiếm hữu ngay tìnhChiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu.
Ví dụ: A vay tiền B và bị khởi kiện sau đó thi hành án là một mảnh đất, sau khi thi hành án, mảnh đất được bán và sang tên cho C. Sau đó bản án bị hủy do A đã trả tiền cho B trước đó, trong trường hợp này C là người chiếm hữu ngay tình. Căn cứ về chiếm hữu ngay tình đó là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên B và bán cho C và đã sang tên do đó đây được hiểu là trường hợp chiếm hữu ngay tình.
Đặc điểm– Trong trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.(khoản 3 điều 131)– Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng đối tượng của giao dịch là tài sản không phải đăng ký đã được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch được xác lập, thực hiện với người thứ ba vẫn có hiệu lực trừ trường hợp giao dịch này thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản; trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu.– Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó không bị vô hiệu.Trường hợp tài sản phải đăng ký mà chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì giao dịch dân sự với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá tại tổ chức có thẩm quyền hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó chủ thể này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa.– Trong trường hợp trên chủ sở hữu có thể khởi kiện yêu cầu chủ thể có lỗi dẫn đến việc giao dịch được xác lập hoàn trả lại các chi phí và bồi thường thiệt hại– Đối với nguyên vật liệu chiếm hữu đã tạo ra sản phẩm khác thì chủ sơ hữu nguyên vật liệu là chủ sở hữu ngay tình của sản phẩm– Nếu sử dụng nguyên vật liệu của người khác và ngay tình trở thành chủ sở hữu thì phải bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu đó
Trường hợp người chế biến không ngay tình thì chủ sở hữu nguyên vật liệu có quyền yêu cầu giao lại vật mới; nếu có nhiều chủ sở hữu nguyên vật liệu thì những người này là đồng chủ sở hữu theo phần đối với vật mới được tạo thành, tương ứng với giá trị nguyên vật liệu của mỗi người. Chủ sở hữu nguyên vật liệu bị chế biến không ngay tình có quyền yêu cầu người chế biến bồi thường thiệt hại.
Chiếm hữu không ngay tình là gì?
Ngược lại với chiếm hữu ngay tình là chiếm hữu không ngay tình được quy định tại điều 181 Bộ luật dân sự 2015
Điều 181. Chiếm hữu không ngay tìnhChiếm hữu không ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu biết hoặc phải biết rằng mình không có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu.
Ví dụ: A lấy xe (bao gồm cả giấy tờ) của B sau đó bán cho C, C đem xe đi bán cho D (giấy viết tay); việc sở hữu của D được coi là không ngay tình do trong trường hợp này D phải biết rằng mình ko có quyền đối với tài sản chiếm hữu. Việc mua bán xe phải tiến hành sang tên đổi chủ.
Xác lập quyền sở hữu do chiếm hữu mà không có căn cứ pháp luật
Theo quy định tại điều 236 bộ luật dân sự 2015 quy định về việc sở hữu tài sản chiếm hữu không có căn cứ pháp luật như sau:
Điều 236. Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu do chiếm hữu, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luậtNgười chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
So sánh chiếm hữu ngay tình và chiếm hữu không ngay tình
Việc so sánh chiếm hữu ngay tình và không ngay tình có thể thể hiện trong bảng sau
Đặc điểm | Chiếm hữu ngay tình | Chiếm hữu không ngay tình |
Khái niệm | Là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu. | Là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu biết hoặc phải biết rằng mình không có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu. |
Bản chất | Người chiếm hữu không biết hoặc không thể biết việc chiếm hữu tài sản đó là không có căn cứ pháp luật. | Người chiếm hữu biết rõ hoặc đáng ra phải biết tài sản mình đang chiếm hữu là không có căn cứ pháp luật. |
Chế độ pháp lý | Được pháp luật công nhận và bảo vệ trong một số trường hợp: + Có thể trở thànnh chủ sở hữu tài sản theo BLDS quy định; + Có quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức trong một số trường hợp. | Người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật, không ngay tình không được pháp luật bảo vệ trong mọi trường hợp. |
Căn cứ trở thành chủ sở hữu tài sản | Chiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai đối với: – Động sản: 10 năm; – Bất động sản: 30 năm. | Không thể trở thành chủ sở hữu tài sản và buộc phải chấm dứt việc chiếm hữu thực tế đối với tài sản. |
Hoàn trả hoa lợi, lợi tức | Phải hoàn trả khi biết hoặc phải biết việc chiếm hữu không có căn cứ pháp luật trừ trường hợp có căn cứ để trở thành chủ sở hữu tài sản nêu trên. | Hoàn trả lại tài sản và bồi thường thiệt hại nếu có do hành vi chiếm hữu bất hợp pháp gây ra khi biết hoặc phải biết việc chiếm hữu không có căn cứ pháp luật. |
Tình trạng suy đoán | Ngay tình là trường hợp mặc nhiên thừa nhận của người chiếm hữu theo tình trạng suy đoán. | Nếu người nào cho rằng người chiếm hữu là không ngay tình thì phải chứng minh. |
Cơ sở pháp lý | Điều 180 Bộ luật Dân sự 2015 | Điều 181 Bộ luật Dân sự 2015 |
Từ khóa » Ví Dụ Về Quyền Sở Hữu Của Luật Dân Sự
-
Quyền Sở Hữu Là Gì? Quy định Của Bộ Luật Dân Sự Về Quyền Sở Hữu?
-
Quyền Sở Hữu Và Các Phương Thức Dân Sự Bảo Vệ Quyền Sở Hữu
-
Phân Tích Quyền Sở Hữu Và Quyền Khác đối Với Tài Sản ? Sự Giống Và ...
-
Quyền Sở Hữu Tài Sản Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Quyền Sở Hữu Tài Sản: Quyền Chiếm Hữu, Sử Dụng Và định đoạt
-
Vật Quyền Trong Pháp Luật Dân Sự Việt Nam - Tạp Chí Tòa án
-
Chế định Tài Sản Và Quyền Sở Hữu Trong Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
-
Quyền Sở Hữu Và Căn Cứ Xác Lập Quyền
-
[DOC] Chuyên đề 1 - Phổ Biến Giáo Dục Pháp Luật
-
Căn Cứ Xác Lập Quyền Sở Hữu Là Gì? - Luật Hoàng Anh
-
Chế định Tài Sản Và Quyền Sở Hữu Trong Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
-
Xác Lập Quyền Sở Hữu đối Với Vật Vô Chủ, Vật Không Xác định Chủ Sở ...
-
Chủ Thể Của Quan Hệ Sở Hữu Là Ai? Theo Quy định Của Pháp Luật Dân ...
-
[PDF] Bộ đề Câu Hỏi Thi Vấn đáp Dân Sự 1 (phần Câu Hỏi Lý Thuyết) - Sinh Viên